Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối

Các cặp bố mẹ trẻ nào lần đầu tiên có con chắc hẳn cũng đều rất phấn khích với những cú “đạp” của bé. Vì đó không chỉ là một vận động thông thường, một sự báo hiệu của sự sống, mà còn là thông điệp, một cách thức giao tiếp con trẻ muốn gửi tới bố mẹ chúng. Và còn rất nhiều nữa, những bí mật về lý do bé hay “đạp” mẹ vào buổi tối. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Khi nào mẹ cảm nhận được thai nhi “đạp”?

Hoạt động “đạp” của thai nhi bắt đầu xuất hiện khoảng cuối tuần thứ 8, nhưng chỉ là động tác nhỏ, mẹ chưa cảm giác được. Mẹ hãy cùng Meiji tìm hiểu về hành động “đạp” trong bụng mẹ của thai nhi nhé!

Hầu hết các mẹ bầu có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi trong bụng từ tuần thứ 18-22 trở đi. Đặc biệt, đối với những thai phụ nhạy cảm hoặc đã từng mang thai thì có thể cảm nhận được trẻ “đạp” ngay từ khi thai được 16 tuần.

Những chuyển động thường xuyên, có quy luật, có nhịp điệu của thai nhi trong bụng chính là một dấu hiệu báo cho mẹ biết rằng trẻ đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Mẹ nên tìm hiểu các chỉ số thai nhi trong suốt thai kỳ để an tâm hơn mẹ nhé.

Cảm nhận thai nhi “đạp” như thế nào?

Với mỗi trẻ sơ sinh khác nhau sẽ có những hoạt động và tần suất hoạt động khác nhau.

Vào giai đoạn mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy, thai nhi thường có tư thế đầu ở dưới rốn, chân hướng lên trên. Vì thế, mẹ thường cảm nhận được trẻ chuyển động ở phía trên và phần giữa bụng nhiều hơn là phía dưới bụng.

Mới đầu, có thể mẹ sẽ chỉ cảm thấy có một chút rung động, cảm giác vung vẩy, cuộn tròn, lăn tăn hoặc một cú đá nhỏ. Dần dần, khi em bé của bạn trở nên lớn và khỏe hơn, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được những cú “đạp”, đấm, xoay, vặn, bàn chân hay khuỷu tay của trẻ. Thậm chí, thai nhi có thể đá vào vùng xương sườn và làm bạn khá đau và giật mình.

Thai nhi thường ngủ nhiều lần trong một ngày và những lúc này thì trẻ sẽ im lặng. Tuy nhiên, vào buổi tối thì đa số các trẻ thường thích hoạt động bằng cách “đạp” vào bụng mẹ. Ngoài ra, có một số trẻ lại thích vận động vào buổi sáng sớm.

Nếu mẹ bầu nằm nghỉ ngơi ở tư thế nghiêng sang một bên, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn từng cử động của thai nhi so với tư thế nằm ngửa, đứng, đi bộ hay làm việc.

Xem thêm: Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy

Những lý do khiến trẻ hay đạp liên tục vào mẹ

Trẻ có khả năng đáp trả lại các kích thích từ bên ngoài

Thai nhi đá để phản ứng lại sự thay đổi của môi trường xung quanh. Với bất kì hoạt động hay tiếng động nào từ môi trường bên ngoài, cũng đều có thể làm trẻ “đạp” mẹ. Đây chính là một cách thức giao tiếp của trẻ, phản ứng với thế giới bên ngoài.

Phản ứng với âm thanh

Ở tuần thứ 20, thai nhi đã có thể nghe thấy và phản ứng lại với âm thanh. Khi có tiếng động nào xảy ra, mà mẹ cảm nhận được trẻ đạp thì đó là sự phát triển hoàn toàn bình thường của bé.

Phản ứng với thực phẩm

Thông qua nước ối, những hương vị thức ăn mà mẹ ăn vào cũng sẽ được truyền đến thai nhi. Điều này, khiến trẻ cũng cảm nhận được hương vị món ăn. Việc đạp bụng mẹ là sự thể hiện thái độ thích thú hoặc không thích thú của trẻ về mùi hương đó.

Xem thêm: Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ

Trẻ đạp mạnh và liên tục do không gian chật chội

Ban đầu, các chuyển động của trẻ chỉ dừng lại ở những cú nháy rất khẽ, nhưng khi thai ngày càng lớn dần, trẻ sẽ “đạp” mạnh hơn với tần suất cao hơn. Một phần cũng do khi thai lớn, không gian trở nên chật hẹp và trẻ cảm thấy khó chịu, muốn duỗi chân và “đạp” mẹ nhiều hơn.

Tre Dap Lien Tuc Vao Bung Me
Không gian chật chội cũng là lý do khiến bé đạp

Mẹ nằm nghiêng tạo điều kiện cho trẻ đạp nhiều hơn

Khi nằm nghiêng, các mẹ bầu thường cảm thấy trẻ đạp nhiều hơn. Là bởi vì, sự lưu thông máu của mẹ đã tốt hơn giúp đưa dinh dưỡng và oxy đến cơ thể bé nhiều hơn, trẻ chuyển động sẽ dễ dàng hơn so với lúc mẹ nằm ngửa.

Trẻ đạp để cố tránh ánh sáng

Trong bụng mẹ là một không gian ấm áp, mềm mại và không có ánh sáng. Việc ánh sáng chiếu vào làm cho không gian sống của trẻ bị thay đổi đột ngột. Thêm nữa, mắt trẻ vẫn còn yếu và chưa phát triển toàn diện, nên trẻ đạp bụng mẹ để nhắc nhở mẹ đừng để ánh sáng chiếu vào bụng và trẻ.

Trẻ đạp tức là trẻ đang thức

Khi thai ở tuần thứ 30, thai nhi bắt đầu biết nhận biết và phân biệt hơn về giấc ngủ và những lúc thức giấc. Trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày, trong khi mẹ vẫn đang bận rộn với công việc. Còn ban đêm thì lại thức và đạp nhiều hơn khi mẹ đang nghỉ ngơi. Điều này có thể giải thích lý do tại sao trẻ thường thức dậy chủ yếu vào buổi tối và ban đêm, ngủ nhiều hơn vào ban ngày.

Xem thêm: Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh

Thai nhi trên 36 tuần “đạp” ít đi có sao không?

Từ 32 tuần trở đi, thai nhi lớn dần chiếm gần hết không gian của tử cung, sau đó, thai hạ thấp xuống xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Không gian hoạt động bị hạn chế, do đó số lần vận động của trẻ sẽ giảm đi. Dù thai nhi đạp bao nhiêu lần, chỉ cần có quy luật, có nhịp điệu, không thay đổi quá đột ngột và không kèm theo những triệu chứng khó chịu khác thì mẹ có thể yên tâm rằng trẻ vẫn phát triển bình thường trong bụng mẹ.

Thai nhi đạp như thế nào là bất thường

Về việc thai nhi đạp ít hay nhiều còn tuỳ thuộc vào cảm nhận của mẹ. Nếu mẹ có thời gian đếm cử động thai thường xuyên hoặc những mẹ có thành bụng mỏng thì việc cảm nhận được việc đạp của thai nhi sẽ nhiều hơn.

Việc thai nhi cử động nhiều cũng là 1 tín hiệu tốt chứng tỏ thai nhi đang phát triển khá tốt. Trong thời gian 4 tiếng đồng hồ, nếu mẹ cảm nhận được trên 10 cử động của thai nhi thì mẹ hoàn toàn yên tâm mẹ nhé.

Sau tuần 28 của thai kỳ mẹ nên sắp xếp theo dõi cử động thai 2 lần/ngày để theo dõi thai nhi. Nếu thấy bé giảm hoạt động một cách đột ngột thì mẹ nên tìm đến bác sĩ.

Mẹ cần biết

Những khoảnh khắc trên rất thú vị phải không nào! Chúc các mẹ bầu có thật nhiều những phút giây hạnh phúc, sẵn sàng chào đón con yêu sắp chào đời!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Bỏ túi ngay cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vừa sạch vừa an toàn

Có cần bổ sung men vi sinh khi trẻ biếng ăn?

Có thể bạn muốn xem

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ có sao không? Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc khi chăm sóc trẻ do có nhiều trẻ không chịu nằm ngửa khi ngủ. Và dù bố mẹ có lật trẻ lại thì chỉ một lúc sau trẻ vẫn chuyển từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp xuống giường.

Xem chi tiết

Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Xem chi tiết

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

4 quy tắc “vàng” chăm trẻ bị sốt tại nhà

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.

Xem chi tiết

4 Bí Quyết Trị Táo Bón Cho Trẻ Bằng Hạt Chia Cực Đơn Giản

Hạt Chia là loại hạt nhỏ màu đen chỉ nhỉnh hơn hạt mè chút xíu, đó là hạt của cây Salvia Hispanica thuộc họ bạc hà (mint) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy rất nhỏ nhưng hạt Chia được biết đến như là loại siêu thực phẩm với nhiều lợi ích dinh dưỡng như rất giàu chất xơ, sắt, protein, Omega 3 và vitamin E.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji