Bí quyết giúp mẹ giảm chứng phù chân khi mang thai

Phù chân là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, có thể gây ra những bất tiện trong việc đi đứng và sinh hoạt hàng ngày cho mẹ bầu.

Phù chân khi mang thai– hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng thường gặp nhất vẫn là giai đoạn 3 tháng cuối do trọng lượng thai nhi ngày càng lớn, chiếm thể tích lớn trong khoang bụng của mẹ bầu, tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề. Cùng Meiji theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về chứng phù chân khi mang thai.

Bi Quyet Giup Me Giam Chung Phu Chan Khi Mang Thai 01 1200x798

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân khi mang thai

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết vì sao lại bị phù chân ở giai đoạn cuối thai kỳ. Để lý giải về hiện tượng sinh lý này, mời mẹ bầu cùng tìm hiểu một số nguyên nhân dưới đây:

  • Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sản xuất thêm một lượng máu và chất lỏng khá lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này.
  • Sự thay đổi các hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormon trong cơ thể mẹ bầu thay đổi khiến thành mạch trở nên mềm hơn, gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim. Do đó mà rất nhiều mẹ bầu đã gặp phải tình trạng này.
  • Những tháng cuối, thai nhi phát triển nhanh, tử cung to dần lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch, gây ảnh hưởng tới dòng máu theo tĩnh mạch trở về tim, khiến lượng máu lưu thông gặp trở ngại dẫn đến phù.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân phổ biến khác có thể dẫn đến phù chân khi mang thai như: đứng liên tục trong thời gian dài khiến lượng máu dồn về chân nhiều hơn bình thường, chế độ dinh dưỡng không cân đối (ăn nhiều Natri, thiếu Kali)…

Xem thêm: 3 phương pháp điều trị dứt điểm cảm cúm khi mang thai mẹ bầu không cần dùng thuốc

Phù chân khi mang thai xuất hiện vào tháng thứ mấy thai kỳ

Tình trạng mẹ bầu bị phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ. Thời điểm này, thai nhi tăng trưởng nhanh về cân nặng tạo sức ép lên tĩnh mạch làm cho các tĩnh mạch khó lưu thông, chèn ép xuống chân làm chân sưng phù. Tuỳ vào cơ địa mỗi người, có mẹ bầu bị phù rất nặng có mẹ lại không xảy ra tình trạng trên.

Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ bầu không?

Phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Hiện tượng này sẽ biến mất sau khi sinh. Nên mẹ hãy yên tâm chăm sóc sức khoẻ đừng quá kiêng khem ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Mẹ lưu ý chế độ dinh dưỡng để tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai.

Xem thêm: Mẹo trị ốm nghén cho mẹ bầu khỏe mạnh trong chớp mắt

Cách giúp mẹ giảm phù chân khi mang thai hiệu quả

  • Giảm tiêu thụ muối
    Muối và những đồ ăn mặn gây tích nước trong cơ thể. Vì thế, nếu như mẹ đang có thói quen ăn mặn thì hãy hạn chế trong thời gian mang thai để tránh phù nề. Trong thai kỳ, mẹ chỉ nên nạp vào khoảng 5g muối/ngày (tương đương 8g bột canh, 11g hạt nêm, 25g nước mắm hoặc 35g nước tương). Do đó, mẹ nên tránh sử dụng những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, các loại dưa cà muối…
    Đồng thời, mẹ có thể sử dụng những loại thảo mộc thơm như hương thảo, húng, …giúp tạo mùi hương cho món ăn nhằm hạn chế việc sử dụng nhiều muối.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali
    Trường hợp thiếu kali cũng có thể khiến cơ thể phù nặng hơn do kali giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
    Nếu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù chân khi mang thai là do thiếu Kali thì mẹ bầu có thể bổ sung thêm từ các nguồn thực phẩm giàu Kali vào chế độ ăn uống hàng ngày như chuối, táo, rau xanh, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành….
  • Uống đủ nước
    Việc uống đủ nước sẽ giúp hệ tiêu hóa, hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, làm giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể.
    Nếu mẹ bầu uống không đủ nước, thận sẽ nhận được tín hiệu rằng cơ thể đang cần giữ lại nước, từ đó làm tăng thêm tình trạng phù của mẹ.
  • Mát xa chân
    Thực hiện các động tác mát xa đơn giản cho đôi chân. Xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn, sau đó gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ và cuối cùng là đổi sang chân còn lại. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần trong 10 phút.
  • Chú ý khi lựa chọn trang phục
    Khi mang thai, mẹ bầu nên chọn quần áo và giày dép rộng rãi, thoải mái, tránh đồ quá chật, bó sát.
  • Tập thể dục đều đặn
Bi Quyet Giup Me Giam Chung Phu Chan Khi Mang Thai 02 1200x917
Mẹ nên tập luyện nhẹ nhàng khi mang thai

Mẹ bầu tập thể dục đều đặn cũng là một trong những biện pháp giúp giảm phù chân hiệu quả cho mẹ bầu. Mẹ nên tập những bài vận động nhẹ nhàng, vừa phải với các môn như yoga, đi bộ, bơi lội… sẽ giúp máu lưu thông một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút cũng là một cách giúp chân thư giãn, có khả năng làm giảm bớt phù chân hữu hiệu.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh ngồi hoặc đứng quá lâu mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân được nghỉ ngơi; có chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học giúp tăng cân hợp lý; khi ngủ có thể kê cao chân bằng gối giúp máu lưu thông tốt hơn, nên tắm nước nóng và ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 -15 phút vào cuối mỗi ngày.

Các bài viết được xem nhiều nhất:

Hi vọng những chia sẻ hữu ích về cách phòng tránh phù khi mang thai trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm gợi ý nếu gặp phải tình huống này trong thai kỳ của mình. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh để chào đón con yêu chào đời.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Việc cần làm khi biết mình mang thai

Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết

Việc cần làm khi biết mình mang thai

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ cũng có những quan tâm và thắc mắc về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu mang thai là khoảng […]

Xem chi tiết

9 cách đơn giản giúp giảm ốm nghén khi mang thai

Tình trạng ốm nghén khi mang thai Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu […]

Xem chi tiết

Phương pháp thai giáo giúp phát triển trí não thai nhi

Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.

Xem chi tiết

Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu?

Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu thường phàn nàn rằng mình rất khó ngủ và lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy biểu hiện của chứng mất ngủ như thế nào? Tại sao khi mang thai mẹ bầu lại khó ngủ? Có cách gì để cải thiện giấc ngủ không? Xin mời mẹ bầu cùng đọc bài viết dưới đây và lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji