Bỏ túi ngay cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vừa sạch vừa an toàn

Đối với trẻ nhỏ, việc bú sữa mẹ sẽ khiến miệng dễ có các nấm miệng hay tình trạng đẹn mà trẻ em thường gặp. Nên việc rơ lưỡi là điều vô cùng cần thiết. Giúp các bé vệ sinh sạch khoang miệng và còn giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Nhiều mẹ hay thắc mắc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì?Cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là đúng nhất? Cùng Meiji theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về các bước rơ lưỡi cho bé yêu và có nên rơ lưỡi thường xuyên cho bé hay không và việc rơ lưỡi liệu có an toàn cho vị giác của bé không?

Vì sao ba mẹ nên thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ 

Bề mặt miệng, đặc biệt là lưỡi của trẻ sơ sinh chứa rất nhiều sinh vật gây hôi miệng. Nếu trong một thời gian dài mà trẻ không được rơ lưỡi, sẽ tạo điều kiện cho các nấm miệng hình thành và các tưa lưỡi phủ kín, gây khó khăn trong việc cảm nhận hương vị của sữa mẹ khi bú. Điều này làm trẻ xuất hiện tình trạng chán ăn và bỏ bú. Thậm chí việc này còn gây ảnh hưởng tới việc mọc răng. Vì vậy việc rơ lưỡi cho trẻ là hết sức cần thiết, ngăn chặn các vi khuẩn có hại giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Cach Ro Luoi Cho Tre So Sinh 01
Bố mẹ nên thường xuyên rơ lưỡi cho bé

Những cách rơ lưỡi vừa sạch và cực kỳ an toàn hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi đúng chuẩn khoa học cho trẻ dưới 1 tuổi

Cần thực hiện theo thứ tự các bước khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, và nên rơ lưỡi cho trẻ sớ sinh bằng gì. Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lí thường được áp dụng cho các trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi. Tuyệt đối, khi thấy các nấm miệng hoặc cặn sữa không được dùng vật cứng để nạo sạch vì điều này sẽ làm trẻ dễ nhiễm trùng và gây chảy máu. Thay vào đó bố mẹ nên sử dụng băng gạc vô trùng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay thật sạch trước khi rơ lưỡi cho bé. Tránh tình trạng nôn, ói khi đang rơ lưỡi, thì nên rơ lưỡi khi các bé chưa ăn gì.
  • Bước 2: Cuộn miếng bông gạc vô trùng vào ngón trỏ, rồi thấm một ít nước muối sinh lý.
  • Bước 3: Bế bé vào lòng sao cho đầu bé hướng lên trên. Đặt ngón tay lên môi của bé để tách miệng con ra. Từ từ dùng ngón trỏ đã cuộn khăn rơ xung quanh miệng của bé.
  • Bước 4: Nên rơ theo thứ tự từ vòm miệng tới phần lợi và cuối cùng lưỡi để vệ sinh sạch sẽ. Xoay ngón tay vệ sinh 2 bên trong má, lợi và răng một cách nhẹ nhàng, sau đó chà xát nhẹ nhàng trên mặt lưỡi. Mẹ nhớ thực hiện chuyển động nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh tay sẽ khiến bé nôn khan.

Xem thêm: Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Với phương pháp này, mẹ có thể thực hiện 1 lần/ngày, khi trẻ chưa bú để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Gac Ro Luoi 1
Rơ lưỡi đúng cách cho bé

Rơ lưỡi cho bé theo phương pháp dân gian bằng rau ngót

Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót chỉ nên áp dụng cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên, đây là mẹo dân gian chữa trắng lưỡi cho trẻ nhỏ. Cách thực hiện cũng đơn giản mà nguyên liệu cũng dễ kiếm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chọn lá rau ngót tươi trong vườn hoặc mua những nơi không có thuốc trừ sâu sau đó rửa sạch, ngâm kỹ với nước muối để diệt khuẩn.
  • Bước 2: Sau khi đun sôi giã nhuyễn. Tiến hành vắt lấy nước cốt để nguội.
  • Bước 3: Dùng bông gạc quấn quanh ngón tay trỏ. Rồi thấm đều nước rau ngót, thực hiện theo từng bước giống như làm với nước muối sinh lý.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Mẹ có nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong?

Mật ong có công dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt nhưng đồng thời trong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn có thể làm nguy hiểm hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi rất nhạy cảm với độc tố này và có khả năng ngộ độc cao, có thể dẫn đến tử vong.
Do vậy, trẻ dưới 1 tuổi thường không được khuyến khích sử dụng mật ong. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều mật ong pha tạp hợp chất hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh chế biến. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ.

Xem thêm: 3 dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần lưu ý

Nên rơ lưỡi cho trẻ bao nhiêu lần là tốt nhất

Rơ lưỡi là việc mà bố mẹ nên quan tâm để chăm sóc răng miệng cho bé tốt nhất. Việc rơ lưỡi bao nhiều lần tuỳ thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với trẻ bú sữa công thức

Trẻ bú sữa công thức mẹ nên rơ lưỡi cho bé nhiều hơn so với các dạng bú khác. Sữa công thức dễ đóng cặn dẫn đến viêm lưỡi, tưa lưỡi, viêm họng và lười bú. Bố mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bú sữa công thức sau 2 tiếng khi bú, rơ lưỡi 2 lần/ngày, tránh sau khi bú nó mà rơ lưỡi dẫn đến tình trạng nôn trớ.

Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Khi trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì lưỡi bé tiếp xúc trực tiếp với núm ti mẹ, sữa sẽ không bị đóng cặn nhiều. Như vây, mẹ chỉ cần 2-3 ngày thì rơ lưỡi cho bé 1 lần mẹ nhé.

Các bài viết được xem nhiều nhất:

Đối với trẻ vừa bú sữa mẹ vừa bú sữa công thức

Với trường hợp bé bú sữa mẹ kết hợp với sữa công thức thì mẹ lưu ý rơ lưỡi cho bé 1 lần/ngày, lưu ý tránh rơ lưỡi sau khi bé vừa bú nó mẹ nhé.

Hy vọng thông qua bài viết, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trong việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Những điều bố mẹ cần biết để tăng sức đề kháng cho trẻ khi chuyển mùa

Những lưu ý khi cho bé bú mẹ giúp bé phát triển tối ưu

Có thể bạn muốn xem

Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối

Các cặp bố mẹ trẻ nào lần đầu tiên có con chắc hẳn cũng đều rất phấn khích với những cú “đạp” của bé. Vì đó không chỉ là một vận động thông thường, một sự báo hiệu của sự sống, mà còn là thông điệp, một cách thức giao tiếp con trẻ muốn gửi tới bố mẹ chúng. Và còn rất nhiều nữa, những bí mật về lý do bé hay “đạp” mẹ vào buổi tối. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ có sao không? Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc khi chăm sóc trẻ do có nhiều trẻ không chịu nằm ngửa khi ngủ. Và dù bố mẹ có lật trẻ lại thì chỉ một lúc sau trẻ vẫn chuyển từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp xuống giường.

Xem chi tiết

Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Xem chi tiết

4 quy tắc “vàng” chăm trẻ bị sốt tại nhà

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.

Xem chi tiết

4 Bí Quyết Trị Táo Bón Cho Trẻ Bằng Hạt Chia Cực Đơn Giản

Hạt Chia là loại hạt nhỏ màu đen chỉ nhỉnh hơn hạt mè chút xíu, đó là hạt của cây Salvia Hispanica thuộc họ bạc hà (mint) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy rất nhỏ nhưng hạt Chia được biết đến như là loại siêu thực phẩm với nhiều lợi ích dinh dưỡng như rất giàu chất xơ, sắt, protein, Omega 3 và vitamin E.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji