Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ khi chào đời đến 6 tháng tuổi

Để chăm sóc trẻ sơ sinh một cách toàn diện và tốt nhất, các bà mẹ cần trang bị kiến thức đầy đủ về cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh phù hợp theo từng tháng tuổi. Vậy đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi, từ 2-6 tháng tuổi và kể cả trẻ sơ sinh thiếu tháng phải được chăm sóc như thế nào? Hãy cùng Meiji tham khảo toàn bộ bài viết cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ khi chào đời đến 6 tháng tuổi ngay nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ khi chào đời đến 6 tháng tuổi để trẻ khỏe mạnh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ khi chào đời đến 6 tháng tuổi để trẻ khỏe mạnh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Cách bế trẻ

Trẻ sơ sinh với hệ thống cơ xương còn rất mềm, nên các bà mẹ nên lưu ý cách bế trẻ đúng cách và hết sức cẩn thận nhé. 

Đầu tiên, bạn sẽ dùng một tay đỡ đầu và cổ của trẻ, tay còn lại đỡ mông và ôm sát trẻ vào lòng. Nếu đặt trẻ lên giường, bạn không nên dùng gối đầu quá cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến xương của trẻ. 

Bế trẻ nên dùng một tay đỡ đầu và cổ của trẻ và ôm sát trẻ vào lòng
Bế trẻ nên dùng một tay đỡ đầu và cổ của trẻ và ôm sát trẻ vào lòng

Lưu ý: Khi bế trẻ sơ sinh, bạn không nên bế xốc, rung lắc hoặc đung đưa nôi quá mạnh. 

Cách cho trẻ bú

Dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, nên lượng sữa được nạp vào mỗi lần bú chỉ từ 30-90ml. Trong 24h khi trẻ mới chào đời, bạn nên cho trẻ bú khoảng 2-3 tiếng một lần và tùy thuộc thể trạng của mỗi trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một số dấu hiệu của trẻ như mút tay, khóc to, chép môi và quay đầu để tìm ti mẹ. 

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không nên cho trẻ vừa nằm vừa bú, điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc. Bạn nên để trẻ ở tư thế thẳng và dựa vào người bạn khi bú nhé.

Khi trẻ bú nên để trẻ thẳng người và dựa vào người bạn
Khi trẻ bú nên để trẻ thẳng người và dựa vào người bạn

Cách tắm cho trẻ

Trước khi tắm cho trẻ, bạn nên chuẩn bị đầy đủ như quần áo, khăn lau, áo choàng tắm, thuốc nhỏ mắt, mũi và bông ngoáy tai, để sau khi tắm sử dụng ngay, tránh để trẻ bị lạnh hay cảm gió. 

Tắm kỹ cho trẻ các vùng nếp gấp như bẹn, cổ và vùng sinh dục
Tắm kỹ cho trẻ các vùng nếp gấp như bẹn, cổ và vùng sinh dục

Khi tắm bạn nên sử dụng xà phòng có độ kiềm thấp dùng cho trẻ sơ sinh, nhẹ nhàng gội đầu và tắm kỹ vùng có nếp gấp như vùng cổ, bẹn và vùng sinh dục. Sau đó lau khô cơ thể và đầu cho trẻ, mặc quần áo, sử dụng nhỏ mắt, mũi và lau tai. 

Xem thêm: “Tummy time” cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những gì

Cách vệ sinh rốn cho trẻ

Đối với việc chăm sóc trẻ sơ sinh, các phụ huynh không nên lơ là vệ sinh rốn cho trẻ vì rốn là cửa ngõ thường dễ gây ra nhiễm trùng sơ sinh. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch làm sạch chuyên sâu, dùng bông gòn lau khô và tăm bông vô trùng. 

Lưu ý: Sau khi vệ sinh rốn, bạn không nên bôi chất gì lên rốn của trẻ mà nên để hở rốn cho mau khô và dễ rụng. 

Cách chăm sóc da, miệng, lưỡi, tai, mũi

Da, miệng, lưỡi, tai và mũi là vùng bạn cần lưu ý và kiểm tra thường xuyên để tránh vi khuẩn có hại. Da của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương, bạn nên chọn sản phẩm chăm sóc da có độ dịu nhẹ, độ kiềm thấp và không gây cay mắt. Nên sử dụng thêm kem dưỡng da và phấn rôm chuyên dụng cho vùng dễ bị hăm da. 

Miệng, lưỡi, tai và mũi, bạn nên thường xuyên nhỏ thuốc mắt, mũi và lau miệng sau khi trẻ bú bình để tránh tích tụ vi khuẩn gây bệnh và ảnh hưởng sức khỏe cho trẻ. 

Xem thêm: Kỹ năng theo từng tháng tuổi của trẻ khiến mẹ thích thú

Cách quấn khăn cho trẻ

Bạn nên sử dụng chiếc khăn mềm mại, sạch sẽ có kích thước ít nhất khoảng 70 x 70cm. 

  • Đầu tiên, bạn trải khăn theo dạng hình thoi trên măt phẳng, gập góc khăn cao nhất của hình thoi vào tầm 20cm giữa tấm khăn. 
  • Sau đó, bạn đặt trẻ vào giữa khăn sao cho lưng và cổ trẻ đè lên nếp gấp của khăn. 
Các bước quấn khăn cho bé
Các bước quấn khăn cho trẻ
  • Đặt tay phải của bé xuôi theo cơ thể, khuỷu tay hơi cong. Tiếp đến, kéo góc trái khăn phủ chéo lên trên, nhớ nâng tay trái của bé rồi vòng khăn qua tay, xuống đến lưng và gài lại.
  • Cuối cùng, gập phần khăn còn lại lên trên bao bọc người bé và cố định khăn. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 2-6 tháng tuổi

Tập cho trẻ ngủ

Bạn có thể cho trẻ bú vừa đủ rồi để cho trẻ ngủ một mình trong nôi, có thể khác hoặc chung phòng với bạn. Lúc này, bạn sẽ tập thói quen cho trẻ tự vô giấc ngủ. Bên cạnh đó, bạn có thể hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông để giúp trẻ dễ ngủ. 

Hướng dẫn trẻ vận động

Các bậc cha mẹ nên cho bé nằm trong phạm vi cho phép để mọi hoạt động quơ tay hay đạp chân của bé được tự do và thoải mái hơn.

Cho trẻ nằm trong phạm vi có thể cho phép hoạt động quơ tay và đạp chân thoải mái hơn
Cho trẻ nằm trong phạm vi có thể cho phép hoạt động quơ tay và đạp chân thoải mái hơn

Điều này giúp bé vận động nhiều hơn, máu huyết lưu thông tốt hơn, đồng thời giúp cơ xương phát triển và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Xem thêm: Quá trình mọc răng sữa của trẻ

Nói chuyện nhiều với trẻ

Các bạn nên nói chuyện nhiều với trẻ để giúp trẻ phát triển cảm xúc và trí tuệ. Bạn có thể hát, chơi ú òa với bé, bi bô những nguyên âm đơn giản như a-a, o-o. Tập cho trẻ làm quen với đồ vật xung quanh, chỉ tay vào đồ vật và mô tả đồ vật đó. Bạn có thể sử dụng sách, báo có nhiều tranh ảnh để mô tả và khen ngợi khi con bi bô theo. 

Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng

Ở tháng thứ 6, bé có thể bắt đầu ăn dặm, để có thực đơn ăn dặm dinh dưỡng bạn cần bổ sung các nhóm thực phẩm như: 

  • Ngũ cốc: có thể sử dụng ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn hoặc tự chế biến bằng bột gạo hoặc các loại đậu
  • Chất đạm: Có thể luộc nước thịt nấu cùng với cháo hoặc xay nhuyễn thịt nấu với cháo như các loại thịt bò, gà, tôm, cá, lòng đỏ trứng,…
  • Chất béo: Cho 1 thìa cafe dầu ăn vào bột hoặc cháo. Chất béo cũng được bổ sung từ thực phẩm như thịt, tôm, trứng gà.
  • Trái cây: Có thể cho bé ăn thử ít trái cây mềm như quýt, chuối hoặc nước ép táo, lê
  • Rau củ quả: rau ngót, cà rốt, bí ngô,…
  • Sữa: sữa mẹ hoặc có thể sử dụng sữa ngoài

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng

Dinh dưỡng từ sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp đầy đủ các yếu tố về miễn dịch giúp trẻ có thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Lượng sữa cần thiết cho trẻ sinh non:

  • Ngày thứ nhất 60ml/kg/ngày
  • Ngày thứ hai 90ml/kg/ngày
  • Ngày thứ ba 120ml/kg/ngày
  • Ngày thứ tư 150ml/kg/ngày

Vì lượng bú của trẻ chưa được nhiều nên mẹ có thể chia nhỏ số lần bú thành 8-12 lần/ngày.
Ngoài ra, bạn có thể vắt sữa và bảo quản đúng cách để người khác vẫn có thể cho trẻ bú.

Giấc ngủ của trẻ

Trẻ sơ sinh thiếu tháng cần ngủ nhiều để điều chỉnh lại năng lượng cơ thể. Để trẻ nằm ngửa khi ngủ, không được để trẻ nằm sấp, cho bé nằm trên nệm cứng, không cần gối đầu. Trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ ngắn, do đó bạn cần thường xuyên bên cạnh để chăm trẻ ngủ. 

Bổ sung thêm vitamin cho trẻ

Khi trẻ sinh non bú sữa mẹ, bác sĩ có thể bổ sung thêm vitamin cho trẻ:

  • Vitamin D: 400-800 đơn vị/ngày
  • Sắt: 2-4mg/kg/ngày từ sau tuần thứ 2

Lưu ý: Những loại bổ sung này chỉ được dùng cho trẻ khi có sự cho phép từ bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Hướng dẫn tắm nắng đúng cách giúp bổ sung vitamin D cho trẻ

Giúp trẻ vận động

Đối với trẻ sơ sinh sẽ vận động nhẹ nhàng để giúp cơ xương phát triển, di chuyển cánh tay của trẻ lên xuống dọc cơ thể, di chuyển tay sang ngang hai bên và sau đó bắt chéo trước ngực, co duỗi chân cho trẻ, …

Các bài viết được quan tâm nhiều nhất:

Qua bài viết đã cung cấp toàn bộ cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ khi chào đời đến 6 tháng tuổi từ cách bế trẻ, vệ sinh cho trẻ, trẻ cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào và một số kiến thức quan trọng khác. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thực đơn ăn dặm ngon miệng kiểu Nhật cho trẻ 6-7 tháng

Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Có thể bạn muốn xem

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.

Xem chi tiết

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

Giải đáp ý nghĩa tiếng khóc của trẻ nhỏ

Trong những năm tháng đầu đời, tiếng khóc được coi là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi chưa biết nói. Thế nhưng để đoán ý trẻ qua tiếng khóc thì không phải bố mẹ nào cũng biết, đặc biệt là với các cặp bố mẹ lần đầu.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Theo dõi và nhận biết phân khi trẻ đi ngoài để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh

Phân của trẻ sẽ nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khoẻ của trẻ nói chung, và hệ tiêu hoá nói riêng. Bằng cách theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ, mẹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của phân như trẻ đi ngoài quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc, độ đặc… để có những xử trí tiếp theo một cách phù hợp nhất.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji