Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất mẹ nên áp dụng

Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết trên người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công việc dễ dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi lần tắm cho bé như một cuộc chiến vậy.

Hãy cùng Meiji theo dõi bài viết Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất mẹ nên áp dụng dưới đây để có thể biết cách tắm cho trẻ đúng cách và đơn giản mà không làm bé khó chịu nhé!

Thời gian tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Tắm vào buổi sáng: theo các chuyên gia khung giờ tốt nhất để tắm cho bé yêu là khoảng 10-11 giờ. Vào thời gian này, thân nhiệt bé dường như đã ổn định. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên cân nhắc theo mùa để cân đối thời gian phù hợp cho bé.

Tắm vào buổi chiều: nên tắm cho bé vào khoảng 15-16 giờ, lúc này nhiệt độ trong ngày cũng khá ổn định, là khoảng thời gian bé sẽ cảm thấy thoải mái nhất.

Bố mẹ cũng nên thận trọng không tắm cho bé lúc bé đang buồn ngủ, mệt mỏi, bé đang đói hoặc thân nhiệt không ổn định. Chỉ cần đảm bảo các điều kiện này, bé yêu sẽ thích thú với việc được bố mẹ tắm gội và sức đề kháng của bé cũng tốt hơn.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng nhất

Việc mẹ cần làm đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ vật dụng để tắm cho trẻ, dưới đây là những vật dụng mẹ cần chuẩn bị:

  • Chậu tắm, chậu rửa mặt: đây là đồ dùng quan trọng nhất trong việc tắm cho trẻ. Mẹ nên chọn mua một chậu tắm vững chắc và thăng bằng, nên đặt một tấm lót cao su để cho trẻ không bị trượt. Mẹ nên mua loại chậu lớn vì trẻ sẽ lớn rất nhanh nên loại chậu này có thể dùng đến khi trẻ 3 tuổi.
  • Khăn tắm, khăn xô nhỏ, khăn lau người: gồm có khăn rửa mặt và khăn tắm cho trẻ, khăn xô 4 lớp có độ thấm hút tốt để quấn cho trẻ sau khi tắm và khăn choàng để quấn phía bên ngoài.
  • Xà phòng (dầu gội dành cho trẻ em): mẹ nên chọn loại sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh có độ pH trung tính, công thức dịu nhẹ để không gây kích ứng da trẻ. Tuy nhiên, làn da trẻ rất mong manh nên mẹ không cần dùng dầu gội và sữa tắm thường xuyên chỉ cần tắm gội cho trẻ bằng nước sạch là được rồi.

Cach Tam Dung Cho Tre 02 1200x800
Những vật dụng tắm mẹ cần chuẩn bị khi tắm cho trẻ
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ nước: nhiệt độ nước tắm cho trẻ vô cùng quan trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da mỏng manh của trẻ. Vì thế, cần chuẩn bị nhiệt kế đo nhiệt độ nước các mẹ nhé. Nhiệt độ nước phù hợp để tắm cho trẻ trong khoảng 38 – 40°C kể cả khi tắm cho trẻ vào mùa hè hay mùa đông.
  • Đồ thay (quần áo lót, quần áo thường đã lộn đúng chiều mặc, đặt sẵn bỉm): về chất liệu, mẹ nên chọn quần áo được làm từ 100% chất cotton, mềm mại, thoáng mát và thấm hút tốt. Mẹ nên để ý đến đường may, chỉ thừa, phần tay áo hay chân quần.. để đảm bảo trẻ của mẹ có thể mặc thoải mái nhất.

Mẹ có thể bế trẻ hoặc đặt trẻ nằm trên chiếc lưới tắm dành riêng cho trẻ để tắm dễ dàng hơn.

Tắm cho trẻ sơ sinh giúp da được sạch sẽ và kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, có lợi cho các cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng tắm thế nào cho đúng các mẹ hãy tham khảo các bước tắm cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây:

Bước 1: Lau mặt

Dùng 1 chiếc khăn xô ẩm và ấm lau mặt cho trẻ theo thứ tự từ đầu mắt đến đuôi mắt, mũi, má, tai và cằm. Phần xung quanh miệng và dưới cằm là nơi sữa và nước bọt của trẻ thường xuyên chảy ra cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.

Bước 2: Gội đầu

Sau khi làm ướt đầu trẻ bằng nước ấm, gội cho trẻ bằng bọt xà phòng hoặc dầu gội đầu dành cho trẻ em. Sau đó, dùng nước ấm để xả sạch bọt xà phòng. Đừng quên che một tay lên trán của trẻ để tránh bọt xà phòng chảy hoặc bắn vào mắt trẻ.

Cach Tam Dung Cho Tre 03 1200x800
Nên gội đầu cho trẻ bằng bọt xà phòng hoặc dầu gội đầu dành cho trẻ em

Bước 3: Tắm

Sau khi gội đầu cho trẻ xong mẹ nên tắm theo thứ tự ngực, tay, bụng, chân, lưng, mông, bẹn. Xòe bàn tay trẻ ra rồi rửa sạch. Đặc biệt, rửa kĩ những bộ phận có nếp gấp như cổ, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân…

Để làm sạch cơ thể trẻ, mẹ có thể sử dụng nước thường hoặc xà phòng dưỡng ẩm nhẹ dành cho trẻ sơ sinh, chú ý làm sạch vùng da dưới cánh tay, sau tai, các kẽ quanh cổ và trong khu vực quấn tã. Và không quên làm sạch vị trí giữa các ngón tay và ngón chân của trẻ. Để vệ sinh lưng và mông của trẻ, mẹ hãy nắm lấy nách trẻ, đồng thời cho trẻ nằm trên cánh tay và cẩn thận ngả người trẻ về phía trước. Đối với vùng nhạy cảm thì mẹ nên sử dụng một miếng vải mềm và sạch, thêm một ít xà phòng dịu nhẹ thấm nước ấm để làm sạch bộ phận sinh dục của trẻ rồi lau xuống phần hậu môn.

Bước 4: Rửa sạch xà phòng

Dùng nước ấm để rửa sạch bọt xà phòng trên người trẻ 1 lần nữa nhé.

Bước 5: Lau người

Nhẹ nhàng đặt trẻ lên khăn tắm đã chuẩn bị sẵn, xoa nhẹ để lau sạch nước trên da. Chú ý lau kỹ vị trí có nếp gấp vì vị trí này dễ đọng nước.

Nhiệt độ pha nước tắm cho trẻ sơ sinh

Chú ý:

Nhiệt độ nước để tắm thích hợp là khoảng 38-40 độ C. Dù sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ nước rồi thì cũng vẫn nên thử nước bằng mặt trong khuỷu tay để chắc chắn hơn. Mẹ cũng nên chuẩn bị nước nóng để thêm vào khi nước bị nguội bớt. Khi thêm nước, chú ý để không gây bỏng cho trẻ và rót từng chút một.

Không nên tắm cho trẻ quá lâu, khoảng 5-10 phút là được. Khi rốn chưa rụng và chưa liền sẹo (trong vòng 2 tuần sau sinh), nên tắm cho trẻ từng phần, không nhúng toàn thân trẻ vào nước.

Nếu trẻ không ra mồ hôi nhiều hoặc khi trời lạnh thì không cần tắm hàng ngày, tránh làm mất lớp bã nhờn trên da.

Tránh tắm khi trẻ đói bụng hoặc ngay sau khi bú, nên đợi khoảng 30 phút sau bữa bú; nên tắm trong khung giờ giống nhau mỗi ngày.

Đối với trẻ chưa rụng rốn

Đây là giai đoạn bé mới được 1-2 tuần tuổi vì vậy các mẹ lưu ý không nên tắm cho bé quá sớm.

Bước 1: Các mẹ bế bé nhẹ nhàng trên tay, lấy tay giữ đầu bé. Dùng khăn mền nhúng nước ấm và lau mắt cho bé.

Lưu ý: Tránh nước vào tai, mắt và rốn của bé.

Bước 2: Từ từ vốc nước lên và gội đầu cho bé

Bước 3: Làm ướt người bé nhẹ nhàng, dùng khăn mền hoặc tay lau người bé. Chú ý lau sạch vùng bẹn, cổ, nách, cổ tay cho bé để tránh bị hăm.

Bước 4: Thoa sữa tắm (nếu có) và xả nước hết bọt và bế bé lên dùng khăn mền bao lấy bé.

Bước 5: Lau sạch người bé sau đó bôi kem chống hăm và mặc tã cho bé.

Đối với trẻ đã rụng rốn

Khi này bé đã cứng cáp hơn. Các mẹ có thể tự tin hơn về việc tắm cho bé.

Bước 1: Cởi đồ của bé vào ôm bé

Bước 2: Mẹ dùng khăn mền lau mắt, tai cho bé. Dùng tay hoặc khăn lấy nước gội đầu cho bé.

Bước 3: Từ từ thả bé bào chậu nhưng vẫn giữ cổ bé, xoa xà phòng lên cơ thể bé.

Bước 4: Nhấc bé qua chậu nước khác và rửa sạch xa phông và vết bẩn. Chú ý vùng cổ, tay, bẹng, nạch.

Bước 5: Bế bé lên và lấu khăn lau sạch cho bé.

Cần làm gì sau khi tắm cho trẻ sơ sinh

Cach Tam Dung Cho Tre 04 1200x800
Sau khi tắm xong, bố mẹ hãy nhẹ nhàng chăm sóc trẻ
  • Sau khi tắm xong, có thể trẻ sẽ khát nước, mẹ hãy cho trẻ bú nếu trẻ muốn để làm dịu cơn khát.
  • Rốn: khi tắm xong, mẹ dùng tăm bông hoặc miếng cotton lau xung quanh rốn trẻ bằng cồn 70° để tránh viêm nhiễm.
  • Tai: ráy tai trẻ có thể tự rơi ra ngoài một cách tự nhiên nên không cần dùng tăm bông cho vào tai trẻ. Mẹ chỉ cần giữ đầu trẻ để đề phòng trẻ cử động gây nguy hiểm rồi dùng tăm bông lau nước ở phần tai ngoài của trẻ.
  • Mũi: dùng tăm bông lau lỗ mũi. Không cho tăm bông vào sâu bên trong.
  • Tóc: mẹ có thể chải tóc nhẹ nhàng bằng lược dành cho trẻ.

Lợi ích khi tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Việc tắm cho bé đúng cách giúp cơ thể bé sạch sẽ, không bị hăm tả. Ngoài ra, tắm đúng cách có thể khiến bé thư giản khi tắm, không khiến bé khóc nháo và sợ mỗi lần đi tắm.

Trên đây là bài viết Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất mẹ nên áp dụng Meiji đã gửi đến các bạn. Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách tắm đúng cho trẻ để biến thời gian tắm trở thành niềm vui thích, sự thoải mái cho cả bố mẹ và trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo để tự tin hơn trong việc chăm sóc con yêu của mình nhé!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Mách mẹ cách tắm trẻ sơ sinh bằng lá diếp cá trị rôm sảy nhanh chóng

Có cần bổ sung men vi sinh khi trẻ biếng ăn?

Có thể bạn muốn xem

Dấu hiệu mang thai sớm cho các mẹ tập đầu

Nếu tinh ý mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mẹ phát ra những tín hiệu đầu tiên gợi ý cho việc mang thai, tuy nhiên để chắc chắn mẹ vẫn nên đi siêu âm và xét nghiệm ở các cơ sở uy tín. Hãy cùng Meiji tìm hiểu các dấu hiệu mang thai sớm nhé!

Xem chi tiết

Lý giải về việc siêu âm thai nhiều có thật sự tốt không?

Từ khi biết tin đang mang một thiên thần nhỏ chắc hẳn các mẹ rất muốn được thấy mặt mũi tay chân con mình như thế nào? Đã thành hình hay chưa? Để biết được điều đó thì các bác sỹ thường giúp mẹ bầu thaeo dõi bằng phương pháp siêu âm để có thể quan sát những cử chỉ và hành động của trẻ.

Xem chi tiết

Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Đây hẳn là câu hỏi nhiều cặp vợ chồng băn khoăn nhất. Thực ra, hiện nay chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây sảy thai. Nếu bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh, việc quan hệ tình dục về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem chi tiết

Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ sơ sinh nên là bao lâu?

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của bất cứ người phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm hạnh phúc thì cũng có không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có rất nhiều mẹ băn khoăn về việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách (bú mẹ, sản phẩm dinh dưỡng công thức), không biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng cách giữa các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Xem chi tiết

Phương pháp thai giáo giúp phát triển trí não thai nhi

Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.

Xem chi tiết

Trẻ ho liên tục không ngừng! Bố mẹ cần phải làm gì?

Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để bảo vệ đường thở được thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nhiều phụ huynh thường xem nhẹ dấu hiệu này.

Xem chi tiết

Vai trò của vitamin D trong thời gian mang thai

Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là với mẹ bầu. Việc thiếu hụt vitamin D ở mẹ bầu sẽ khiến mẹ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật hay sinh non…. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng, còi xương, tiểu đường cấp độ 1…. cũng là do thiếu vitamin D.

Xem chi tiết

Bí quyết trị mất sữa cho mẹ sau sinh cực kỳ hiệu quả

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ khi mới sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi dào. Mà có thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa hoặc ít sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa phải làm thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.

Xem chi tiết

Hiệu quả bất ngờ của nước đậu đen rang với mẹ sau sinh

Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh, ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da sau sinh. Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Vậy nước đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều gì, mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem chi tiết

Mách mẹ thực phẩm giúp nước ối trong và dồi dào

Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.

Xem chi tiết

Mẹo giúp hạn chế ngứa da khi mang thai

Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang thai cũng là một triệu chứng mà thai phụ hay gặp phải. Tình trạng này thường do các biến đổi của cơ thể trong thai kỳ, cũng có thể do bệnh lý ngoài da hay tình trạng ứ mật thai kỳ gây ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn tác động không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết

Mẹ sinh mổ bao lâu có thai là an toàn nhất?

Sau phẫu thuật sinh mổ, mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức khá dài mới có thể hồi phục lại sức khỏe. Vậy sinh mổ bao lâu thì mới nên có thai lại? Việc mang bầu sớm sau sinh mổ có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ như thế nào?

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji