Chăm sóc “đặc biệt” cho mẹ mang song thai

Mang song thai niềm vui nhân lên nhưng lo lắng cũng thêm nhiều, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu.

Mang song thai được xếp vào nhóm mang thai có nguy cơ cao, cần phải được chú ý và có chế độ chăm sóc tốt hơn so với việc mang thai đơn. Vậy mẹ mang song thai cần được chăm sóc như thế nào để thai nhi phát triển tốt nhất. Bài viết dưới đây của Meiji sẽ giúp các mẹ mang song thai hiểu rõ hơn về dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc trong thai kỳ của mình.

Mang thai đôi và những khác biệt so với đơn thai

Với các mẹ mang thai đôi thì cảm nhận thay đổi trong cơ thể sẽ khác khá nhiều so với thai đơn:

  • Mẹ song thai tăng cân nhiều hơn
  • Quá trình thai máy diễn ra sớm hơn so với thai đơn
  • Mẹ song thai bị nghén nhiều hơn
  • Dễ xảy ra xuất huyết thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cần thiết khi mẹ bầu song thai

Tăng lượng kcal nạp vào mỗi ngày

Giống như mang thai đơn, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời đảm bảo mẹ bầu tăng cân đủ để thai nhi phát triển tốt. Mẹ mang song thai nên tăng từ 16-20,5kg.

Nên ăn theo nhu cầu và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu có thể. Mỗi ngày, mẹ bầu cần ăn tăng thêm khoảng 600 kcal so với trước khi mang thai. Tuy nhiên, lượng kcal của mẹ còn phụ thuộc vào chỉ số cơ thể và mức độ hoạt động hàng ngày. Thông thường, trung bình phụ nữ không mang thai cần khoảng 1800-2000kcal/ngày. Như vậy, mẹ bầu mang thai đôi sẽ cần khoảng 2400-2600kcal/ngày. Mẹ hãy chú ý bổ sung đủ nhu cầu của mình để có một thai kỳ thuận lợi nhé.

Dinh Duong Cho Me Mang Song Thai 1200x818
Mang thai đôi mẹ cần nạp đủ calo mỗi ngày

Làm sao để nạp đủ lượng calo vào trong cơ thể mới là điều đáng quan tâm, mẹ nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng được lượng protein, carbs (carbohydrates), chất béo. Khoảng 25% lượng calo nạp vào cơ thể sẽ từ protein, 40-45% là từ carbs và 30% là từ chất béo.

Xem thêm: Mẹ bầu không uống được sữa bầu, thai nhi có thiếu chất?

Việc làm thế nào để có thể cung cấp đủ lượng kcal vào trong cơ thể là một vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng được lượng protein, đường bột (carbohydrates), chất béo.

Tránh ăn quá nhiều và vượt quá lượng kcal khuyến nghị. Bởi vì, việc tăng cân quá nhanh cũng có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm, dẫn tới những vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Bổ sung sắt đầy đủ

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 30-60mg sắt mỗi ngày vào cơ thể, nhưng đối với mẹ mang song thai sẽ cần nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, ngoài việc bổ sung theo đơn kê từ bác sĩ, mẹ nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn để có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu hàng ngày. Cũng cần lưu ý rằng, việc bổ sung sắt có thể gây ra tình trạng táo bón hoặc buồn nôn. Bởi vậy hãy cố gắng uống kèm với bữa ăn hoặc chọn loại phù hợp với cơ thể mẹ nhé.

Bổ sung axit folic, canxi trong từng giai đoạn

Ngoài viên uống bổ sung, mẹ mang song thai có thể bổ sung axít folic và canxi thông qua các loại thực phẩm có màu xanh đậm, tăng cường ăn cá, tôm đồng, cá hồi, cá tầm, trứng luộc, chim bồ câu, lườn gà, sữa bầu và các chế phẩm từ sữa…

Việc bổ sung đầy đủ axít folic sẽ giúp tránh nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Bổ sung đầy đủ axit folic mỗi ngày để hiểu thêm những ảnh hưởng đến thai nhi nếu không bổ sung đủ axit folic trong giai đoạn mang thai nhé.

Me Bau Bo Sung Axit Folic Moi Ngay 1200x801
Mẹ mang thai đôi cần bổ sung 600mg axit folic mỗi ngày

Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 600mg axit folic mỗi ngày. Hầu hết các vitamin tổng hợp dùng cho phụ nữ mang thai đều có chứa axit folic (hay folate). Bạn cũng có thể tìm thấy nó trong rau cải, măng tây hoặc các loại trái cây như cam và bưởi.

Mẹ bầu cũng cần bổ sung đủ lượng canxi, ít nhất là 1200mg canxi mỗi ngày. Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ là cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi và đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Những thực phẩm giàu canxi mẹ bầu có thể bổ sung vào bữa ăn như: sữa và các chế phẩm từ sữa, rau màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu (đậu hũ), cá nhỏ ăn cả xương.

Xem thêm: Lưu ý 6 loại rau mà mẹ bầu nên hạn chế ăn khi mang thai

Không để cơ thể bị mất nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, nhất là với những mẹ bầu mang thai đôi. Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày trong suốt thai kỳ sẽ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai, giúp mẹ bầu đi tiểu đều từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi người mẹ đổ mồ hôi quá nhiều. Cách uống hiệu quả nhất là cách 2 giờ uống 1 ly nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, mỗi ngày nên uống từ 7-8 lần. Đồng thời có thể uống thêm nước canh, nước ép trái cây, sữa bầu….

Mẹ cần làm gì trong thời gian mang thai đôi?

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Mang song thai có nghĩa là cơ thể mẹ cần làm việc gấp đôi bình thường để nuôi dưỡng và giúp thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn so với những thai phụ khác, vì vậy hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất khi có thể. Mẹ có thể nằm gác đầu trên gối, nhắm mắt thư giãn và nghe nhạc thật nhẹ nhàng. Đừng cố gắng làm việc quá sức vì sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến bản thân mà còn với các trẻ trong bụng. Nếu mệt thì nhanh chóng nghỉ ngơi, không được làm việc quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và trẻ.

Theo dõi thai kỳ cẩn thận

Mẹ bầu mang song thai cần được theo dõi thai kỳ một cách cẩn thận tại các bệnh viện hoặc phòng khám sản uy tín. Do đó, mẹ hãy nhớ khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sỹ chuyên khoa để có thể theo dõi được sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và các chỉ số thai nhi. Khi mang song thai mẹ phải chịu nhiều áp lực hơn, nhất là từ tuần 32 trở đi khi 2 em trẻ phát triển với kích thước lớn hơn. Đặc biệt, mẹ cần đến bệnh viện bất cứ khi nào nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ của mình vì việc mang thai đôi sẽ có nhiều nguy cơ, rủi ro hơn so với mang thai đơn (nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao hơn).

Xem thêm: Mẹ bầu nên bổ sung DHA như thế nào trong thai kỳ?

Chăm sóc tốt bản thân

Trong thời gian mang thai đôi, mẹ bầu cần phải chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày của mình. Mẹ hãy lên kế hoạch cụ thể cho mình ngay từ khi biết mang thai đôi.

Việc tự chăm sóc tốt bản thân, có chế độ ăn cân đối, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ lành mạnh đều rất quan trọng trong quá trình mang thai đặc biệt khi mang đa thai.

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Việc mang thai đôi sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi nhiều hơn. Mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi không làm việc nhiều.

Do đó, việc luôn giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp mẹ tránh được căng thẳng, stress…khiến cho mẹ có động lực để chăm sóc mình và con thật tốt. Mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để thư giãn, chăm sóc bản thân.

Xem thêm: Lợi ích của việc bổ sung kẽm cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

4 nguy cơ mà mẹ mang thai đôi phải đối mặt

Ở mẹ song thai thì mẹ phải đối mặt với những điều sau:

  • Tỷ lệ sinh mổ cao
  • Dễ mắc tiểu đường thai kỳ
  • Dễ gặp hội chứng tiền sản giật
  • Tình trạng sinh non cao

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Việc mang thai đôi cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn uống cho mẹ bầu và thai nhi đầy đủ chất và phát triển toàn diện. Bởi vậy hãy chú ý chăm sóc bản thân thật tốt để chờ tới ngày 2 trẻ chào đời mẹ nhé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và thai nhi?

Lo lắng thai nhi không đủ chất khi mẹ bầu ốm nghén

Có thể bạn muốn xem

Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu?

Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu thường phàn nàn rằng mình rất khó ngủ và lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy biểu hiện của chứng mất ngủ như thế nào? Tại sao khi mang thai mẹ bầu lại khó ngủ? Có cách gì để cải thiện giấc ngủ không? Xin mời mẹ bầu cùng đọc bài viết dưới đây và lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất.

Xem chi tiết

Phương pháp thai giáo giúp phát triển trí não thai nhi

Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.

Xem chi tiết

9 cách đơn giản giúp giảm ốm nghén khi mang thai

Tình trạng ốm nghén khi mang thai Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu […]

Xem chi tiết

Việc cần làm khi biết mình mang thai

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ cũng có những quan tâm và thắc mắc về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu mang thai là khoảng […]

Xem chi tiết

Những loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai không nên bỏ qua

Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó tiêm phòng đầy đủ là bước đệm vô cùng quan trọng giúp mẹ và thai nhi có thêm kháng thể để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong suốt thai kỳ. Đồng thời, giúp bé khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời khi chưa kịp tiêm phòng các mũi quan trọng.

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 2)

Một số cách phòng ngừa bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh thần Bản thân mẹ nên giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì […]

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)

Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao và cần phòng tránh như thế nào?

Xem chi tiết

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10

Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji