Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Những thực phẩm nào tốt cho sự phát triển của trẻ, nên ăn như thế nào và ăn với lượng bao nhiêu thì đủ……Đó là một trong số vô vàn những mối quan tâm của các ông bố, bà mẹ có con nhỏ hiện nay. Hãy cùng Meiji tham khảo bài viết Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não dưới đây để có thêm những kiến thức về dinh dưỡng giúp hỗ trợ mẹ trong quá trình nuôi con, mẹ nhé.

Dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ nhỏ?

Thông thường, khi được 1 tuổi trẻ sẽ có cân nặng gấp 3 lần (khoảng 9-10kg) và chiều dài gấp 1.5 lần (khoảng 75cm) so với lúc mới chào đời. Hơn nữa, 1 tuổi là giai đoạn trẻ chập chững bước đi, trẻ vận động nhiều hơn nên nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ cần cung cấp năng lượng đầy đủ và kịp thời cho trẻ.

Giai đoạn từ 1-3 tuổi có một số chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ như là sắt, canxi và DHA. Sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin – loại protein trong hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô.

Còn canxi là thành phần cơ bản để cấu tạo nên xương và răng, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, đồng thời tham gia vào tất cả các chức năng khác của cơ thể trẻ. DHA là chất quan trọng tham gia cấu tạo nên các tế bào não và võng mạc.

Việc cung cấp không đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày đặc biệt là các chất dinh dưỡng kể trên sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe cho trẻ như: suy dinh dưỡng, thấp còi, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến chỉ số thông minh, trí tuệ cũng như sự tập trung khiến cho trẻ trở nên ủ rũ, lầm lì, không thích vận động và dễ bị cô lập trong cộng đồng. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ một nguồn dinh dưỡng thật tốt để trẻ có thể phát triển một cách tối ưu nhé.

Lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé 1 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này sẽ cần khoảng 900 – 1000kcal mỗi ngày. Thức ăn của trẻ nên có độ cứng để có thể nhai bằng lợi và cắt thành từng miếng nhỏ giúp trẻ dễ ăn hơn.

Số bữa ăn trong 1 ngày của trẻ là khoảng 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ). Các bữa chính thường sẽ là cháo đặc, các đồ ăn mềm như bún, mỳ, bánh mỳ mềm… cùng thức ăn có độ cứng phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

5 nhóm dưỡng chất thiết yếu và quan trọng cho trẻ 1 tuổi bao gồm:

  • Chất đường bột: gạo, mỳ, khoai củ….
  • Chất đạm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa….
  • Chất trẻo: dầu thực vật, mỡ động vật, các loại hạt…
  • Vitamin: các loại trái cây, rau củ quả
  • Khoáng chất: các loại khoáng chất quan trọng như kẽm, canxi, selen, ma-giê, kali có nhiều trong sữa, trứng, cá, tôm và các loại rau quả…

Bảng tham khảo lượng thực phẩm trong ngày:

Bảng tham khảo lượng thực phẩm cần thiết trong ngày
Bảng tham khảo lượng thực phẩm trong ngày

Thực đơn 7 món ăn đủ chất cho bé 1 tuổi

Vào giai đoạn này, các mẹ đã có thể cho bé ăn 3 bữa chính/ ngày sáng, trưa, chiều tối. Vì thế, hãy xây dựng cho trẻ những thực đơn hấp dẫn để bé thích thú mỗi khi đến bữa nhé!

Các bậc phụ huynh có thể tùy thích sáng tạo những thực đơn khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý lượng thực phẩm mà bé cần cho 1 ngày như:

  • Tinh bột: 100-150g
  • Đạm (thịt, cá): 100-150g
  • Trứng: 3-4 quả/tuần
  • Rau xanh: 50-100g
  • Trái cây: 150-200g
  • Sữa: 600-800 ml/ngày

Sau đây Meiji xin gửi đến một số thực đơn để các mẹ có thể tham khảo làm cho bé:

Thực đơn cho bé-Tuần 1
Thực đơn cho bé-Tuần 1
Thực đơn cho bé-Tuần 2
Thực đơn cho bé-Tuần 2
Thực đơn cho bé-Tuần 3
Thực đơn cho bé-Tuần 3
Thực đơn cho bé-Tuần 4
Thực đơn cho bé-Tuần 4

Ngoài những bữa chính như trên, mẹ có thể cho bé ăn những bữa bụ với đồ ăn vặt như bánh ăn dặm, sữa chua, sinh tố,…. để giúp bé tập nhai và bổ sung những vitamin có trong trái cây và vi sinh có lợi trong sữa chua.

Những lưu ý khi cho bé 1 tuổi ăn

  • Khi cho trẻ ăn bất cứ thức ăn gì lần đầu tiên, hãy cho trẻ ăn từng chút một và tăng dần lượng ăn lên khi trẻ đã quen.
  • Khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ, mẹ nên chế biến đa dạng các nhóm thực phẩm để tránh nhàm chán và thiếu chất dinh dưỡng.
  • Cho trẻ làm quen với lối sống hàng ngày của gia đình và tôn trọng thời gian ăn 3 bữa của gia đình.
  • Khi trẻ muốn tự ăn, hãy để cho trẻ làm. Điều này giúp trẻ hứng thú hơn với bữa ăn.
  • Thời gian ăn của trẻ chỉ nên kéo dài trong 30-40 phút mỗi bữa.
  • Không nên cho trẻ dùng đồ có chất kích thích, đồ ăn quá ngọt hay quá mặn và các đồ ăn vặt trước mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, vì lượng ăn của con thất thường, mẹ có thể bổ sung thêm sữa và chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…) vào thực đơn để tăng cường dinh dưỡng.

Bé 1 tuổi nên ăn mấy lần trong ngày

Các chuyên gia về dinh dưỡng trẻ em cho rằng, khi trẻ được 1 tuổi, các bậc cha mẹ nên cho bé ăn 3 bữa/ngày là bữa chính và có thể bổ sung các bữa phụ nếu bé có nhu cầu ăn thêm. Tuy nhiên, các mẹ không nên bỏ cho bé uống sữa mà xem kẽ bữa ăn và cử uống.

Nên cho bé 1 tuổi ăn cháo hay ăn cơm

Khi tập cho bé ăn, ở 9-12 tháng tuổi, các mẹ từ đầu nên cho bé ăn những thức ăn mềm và nhuyễn như cháo, bột, súp,.. để dễ tiêu hóa và hấp thụ bởi khi này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn thô. Sau đó khoảng đến tháng tuổi 12-13, các mẹ đã có thể dần dần tập cho bé ăn đồ cứng và đặc hơn như cơm, phở, bún,.. để khuyến khích bé tập nhai.

Trên đây là bài viết chia sẻ về Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não Meiji đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này có thể giúp các mẹ bỉm có thể tạo được những thực đơn bổ dưỡng cho bé con nhà mình. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có nguy hiểm không?

Có thể bạn muốn xem

Giải đáp ý nghĩa tiếng khóc của trẻ nhỏ

Trong những năm tháng đầu đời, tiếng khóc được coi là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi chưa biết nói. Thế nhưng để đoán ý trẻ qua tiếng khóc thì không phải bố mẹ nào cũng biết, đặc biệt là với các cặp bố mẹ lần đầu.

Xem chi tiết

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Theo dõi và nhận biết phân khi trẻ đi ngoài để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh

Phân của trẻ sẽ nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khoẻ của trẻ nói chung, và hệ tiêu hoá nói riêng. Bằng cách theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ, mẹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của phân như trẻ đi ngoài quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc, độ đặc… để có những xử trí tiếp theo một cách phù hợp nhất.

Xem chi tiết

Nhật Ký Nuôi Con

Chào mừng bạn đến với Nhật ký nuôi con của Meijimom.vn – Ngôi nhà chung của các mẹ thông thái. Chúng tôi biết rằng khi bạn tìm hiểu và tham khảo những thông tin ở Nhật ký nuôi con thì có thể bạn đã có ít nhất một đứa con bé bỏng hay cũng có thể bạn là một người giữ trẻ hoặc một thành viên của gia đình rất quan tâm đến cháu yêu của mình. Nhật ký nuôi con là nơi chúng tôi chia sẻ những kiến thức và những kinh nghiệm trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy con trẻ của bố và mẹ. Mong rằng thông qua những câu chuyện mà chúng tôi chia sẻ trong Nhật ký nuôi con, bạn sẽ có thêm hành trang kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Xem chi tiết

Q&A Về Nuôi Con

Con là tất cả của mẹ và mẹ chỉ mong muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên nhiều mẹ trẻ lần đầu có con nhỏ sẽ khá bỡ ngỡ và lo lắng khi chăm sóc trẻ. Làm thế nào để mẹ có thể hiểu và chăm sóc trẻ thật tốt từ lúc lọt lòng mẹ? Mẹ hãy tham khảo những tình huống xử lý sau đây nhé!

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji