Mức chuẩn tăng cân khi mang thai

Để biết được mức chuẩn tăng cân khi mang thai, cần biết cách tính chỉ số BMI

Một trong những điều cần chú ý khi mang thai là kiểm soát cân nặng. Thai nhi trong bụng phát triển khiến mẹ tăng cân là chuyện đương nhiên, nhưng nếu tăng cân quá mức cần thiết thì sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ…Ngược lại, nếu mẹ tăng cân ít sẽ gây tâm lý  lo lắng về sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Quản lý cân nặng một cách khoa học

Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể, giúp thai phụ biết được mức chuẩn tăng cân trong thời gian mang thai.

Công thức tính chỉ số BMI

BMI = [trọng lượng (kg) / chiều cao x chiều cao (m)]

Mẹ hãy cùng thử tính BMI của mình nhé!
Ví dụ: mẹ có cân nặng trước khi mang thai là 55kg, chiều cao 158cm thì BMI = 55/ (1.58 x 1.58) = 22.03
Đối chiếu với bảng mức chuẩn tăng cân theo BMI, mẹ nên tăng 10-12 kg trong suốt thai kỳ.

Mức chuẩn tăng cân theo BMI

Thể trạng khi chưa mang thaiMức chuẩn tăng cân trong suốt quá trình mang thai
Nhẹ cân (gầy)BMI < 18,5Nên đạt 25% cân nặng trước khi có thai
Bình thườngBMI 18,5 – 24,910 – 12 kg
BéoBMI > 25Nên đạt 15% cân nặng trước khi có thai

“Hướng dẫn quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú 2017”

Những lý do khiến mẹ dễ tăng cân khi mang thai

  • Thói quen ăn uống không điều độ
  • Lượng thức ăn quá nhiều
  • Ăn quá nhiều đồ ăn giàu calo (Ví dụ dầu mỡ, kẹo ngọt, snack…)
  • Thiếu vận động

Mẹ cần biết

Để kiểm soát cân nặng, ngoài việc chú ý cân bằng dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của mình. Không tập quá sức, phải nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt.

Đặc biệt, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia bất cứ bài tập nào.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Bí quyết giúp phòng tránh táo bón thai kỳ hiệu quả

5 điều mẹ bầu cần chú ý trong thời gian mang thai

Có thể bạn muốn xem

Để tiền sản giật không còn là nỗi lo của mẹ

Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, protein niệu và phù. Các triệu chứng này sẽ mất dần sau 6 tuần […]

Xem chi tiết

Tuyệt chiêu vàng giúp ăn “vào con không vào mẹ”

Chế độ ăn cho mẹ bầu trong quá trình mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, làm sao để vừa ăn đủ chất dinh dưỡng lại vừa không bị tăng cân quá nhiều luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết các mẹ bầu.

Xem chi tiết

Bí quyết giúp phòng tránh táo bón thai kỳ hiệu quả

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, nhất là thời kỳ mang thai do thay đổi hoóc môn, chế độ ăn uống và sự phát triển của thai nhi. Táo bón tuy không quá nguy hiểm, nhưng rõ ràng khi bị mắc táo bón mẹ bầu sẽ chẳng dễ chịu chút nào.

Xem chi tiết

Cảnh báo thiếu máu cho mẹ khi mang thai!

Khi mang thai tổng lượng máu trong cơ thể tăng lên nhưng lượng hồng cầu không tăng nhiều đến vậy dẫn đến trạng thái máu bị loãng. Ngoài ra, thai nhi hấp thụ sắt từ cơ thể mẹ thông qua nhau thai để tạo máu cho chính mình. Bởi vậy khi mang thai, mẹ dễ gặp tình trạng thiếu máu.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji