Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 2
Đến tháng thứ 2 của thai kỳ, bào thai đã phân hóa rõ đầu, mình, tay, chân. Thêm vào đó, cơ thể mẹ cũng xuất hiện một số thay đổi như không thấy kinh, bầu ngực căng lên, bắt đầu ốm nghén. Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường các mẹ nhé.
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 3
Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Khi này, mẹ cần chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4
Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 5
Tháng thứ 5 của thai kỳ là thời điểm đã xác định được giới tính của thai nhi. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy thoải mái khi các triệu chứng khó chịu của việc mang thai mang lại đều biến mất. Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để không bị thừa cân nhé.
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6
Thai nhi ở tháng thứ 6 sẽ mọc lông mày, lông mi và bộ xương dần trở nên cứng cáp. Mẹ chỉ cần không gây áp lực lên bụng thì có thể nhẹ nhàng trải qua giai đoạn ổn định này. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mẹ dễ mắc phải các triệu chứng như phù chân, táo bón…
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7
Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng và lúc này đã có thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 8
Sang tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi trong bụng đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh do dạ dày và tim bị chèn ép, đồng thời tâm trạng dễ rơi vào trạng thái bất an.
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 9
Đến tháng thứ 9, thai nhi đã to lên rất nhiều. Trong cơ thể mẹ cũng diễn ra rất nhiều sự thay đổi, xuất hiện tình trạng ợ nóng và dạ dày bị chèn ép gây cho mẹ cảm giác chán ăn, tim đập nhanh, hụt hơi. Những mẹ đang đi làm thì chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ thai sản.
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10
Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có lại cảm giác thèm ăn. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.
Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh
Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.
Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)
Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao và cần phòng tránh như thế nào?
Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 2)
Một số cách phòng ngừa bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh thần Bản thân mẹ nên giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì […]
Mẹo trị ốm nghén cho mẹ bầu khỏe mạnh trong chớp mắt
Ốm nghén là triệu chứng hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải trong giai đoạn đầu thai kỳ. Các triệu chứng ốm nghén có thể bao gồm: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, dị ứng với một số loại thức ăn, hoặc có cảm giác thèm một số loại thức ăn.
Lo lắng trẻ không đủ chất khi mẹ bầu ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc hơn, bao gồm nhiều triệu chứng như : buồn nôn, nôn, mất ngủ, mệt mỏi... Các triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu?
Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu thường phàn nàn rằng mình rất khó ngủ và lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy biểu hiện của chứng mất ngủ như thế nào? Tại sao khi mang thai mẹ bầu lại khó ngủ? Có cách gì để cải thiện giấc ngủ không? Xin mời mẹ bầu cùng đọc bài viết dưới đây và lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất.
Phương pháp thai giáo giúp phát triển trí não thai nhi
Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.