Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn

Trong cuối thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần luôn giữ vững tinh thần thoải mái để chuẩn bị cho việc chuyển dạ sắp sinh có thể đến bất kỳ lúc nào. Nhưng làm thế nào để mẹ bầu biết về các dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị tốt, hãy cùng Meiji theo dõi bài viết dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn nhé! 

Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn

Chuyển dạ là gì? 

Chuyển dạ là xuất hiện hiện tượng đau co thắt cổ tử cung trong giai đoạn cuối thai kỳ của mẹ bầu, lúc này làm cho thai nhi, phần phụ của thai như là bánh nhau, dây rốn và màng ối được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.

Chuyển dạ là dấu hiệu xuất hiện co thắt cổ tử cung
Chuyển dạ là dấu hiệu xuất hiện co thắt cổ tử cung

Tuy theo từng người và phụ thuộc vào yếu tố khác nhau, do đó thời gian của chuyển dạ sẽ thay đổi khác nhau với một số dấu hiệu như sự co bóp của cơn gò, ống sinh dục và tiểu khung chậu. 

Đối với sản phụ sinh con so, thời gian chuyển thường kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ với thời gian là 16 – 24 giờ vì cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn rắn chắc hơn trong khi con rạ với thời gian chỉ 8 – 16 giờ. 

Xem thêm: Mách mẹ thực phẩm giúp nước ối trong và dồi dào

Thai bao nhiêu tuần bắt đầu chuyển dạ?

Khi thai kỳ từ 38 – 42 tuần tuổi (trung bình là 40 tuần tuổi) thường xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ sinh, lúc này thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khỏe mạnh ngoài tử cung của mẹ bầu. 

Thai kỳ từ 38 – 42 tuần tuổi thường xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ
Thai kỳ từ 38 – 42 tuần tuổi thường xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ sinh non tháng khi tuổi thai nhi từ 22 – 37 tuần, lúc này thai nhi vẫn có thể sống được. Chuyển dạ sinh già tháng khi tuổi thai lớn hơn 42 tuần.

Tuy nhiên, sự chuyển dạ ở mẹ bầu phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe của thai, yếu tố tâm lý và tác động, kích thích bên ngoài, cơ địa của mẹ bầu. Do đó, sự chuyển dạ sẽ không có một con số ấn định thai đủ bao nhiêu tuần đồng đều với mọi thai phụ khác. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách rặn và thở cho mẹ sinh thường an toàn

Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu chuyển dạ sắp sinh

Trong thời kỳ cuối của thai phụ, chuyển dạ sắp sinh sẽ đến bất kỳ lúc nào mà mẹ bầu có thể không hề hay biết nhưng mẹ bầu có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết sau đây: 

  • Sa bụng dưới: Giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi bắt đầu chuyển dần xuống về xương chậu để chuẩn bị quá trình chuyển dạ. Thai nhi ở tư thế: đầu trẻ sẽ quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp. Lúc này, mẹ bầu cảm giác di chuyển khó và nặng nề hơn. 
  • Cơn gò cổ tử cung: Cơn gò tử cung chuyển dạ sẽ co thắt với cường độ và tần suất tăng dần. Mẹ bầu sẽ cảm giác bụng gò cứng lên, các cơn gò cũng diễn ra liên tục và đều đặn hơn. Khoảng 5-10 phút sẽ xuất hiện cơn gò kéo dài từ 30-60 giây và tăng dần 2-3 phút có một cơn gò tiếp theo.
  • Vỡ ối: Vỡ ối là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất đối với mẹ bầu, dấu hiệu của vỡ ối là sẽ thấy dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo mà mẹ bầu không hề cảm thấy đau đớn. 
Vỡ ối là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất
Vỡ ối là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất
  • Cổ tử cung giãn nở: Lúc này, cổ tử cung bắt đầu giãn ra và mỏng dần để chuẩn bị cho bé chào đời dễ dàng hơn. Mẹ bầu sẽ khám thai định kỳ và bác sĩ sẽ đánh giá độ xóa mở của cổ tử cung, thông thường cổ tử cung phải mở đến 10cm sẽ thuận lợi khi sinh. 
  • Mất nút nhầy: Khoảng từ tuần 37-40, mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hơi đỏ hoặc hồng, lúc này là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho em bé chào đời. 
  • Chuột rút, đau thắt lưng: Mẹ bầu sắp sinh bắt đầu có cảm giác chuột rút, tình trạng đau mỏi hai bên háng hay vùng lưng trở nên mạnh hơn vì lúc này xương chậu và tử cung bị giãn, kéo căng. 
  • Giãn khớp: Trong thai kỳ, hormone relaxin sẽ giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Vì vậy, các khớp xương trở nên linh hoạt giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh em bé. 

Xem thêm: Làm thế nào để phòng ngừa bị rỉ ối ở mẹ bầu?

Cần làm gì khi bắt đầu chuyển dạ?

Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ bầu cảm thấy khó chịu và thậm chí đau đớn, vậy mẹ bầu cần làm gì khi bắt đầu chuyển dạ? Mẹ bầu nên đi khám thai và nhập viện để đảm bảo tối ưu sức khỏe cho mẹ và bé để chuẩn bị tốt cho quá trình “vượt cạn” nhé. 

Phân biệt cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý

Cơn gò chuyển dạ

Cơn gò chuyển dạ được chia làm 2 loại cơn gò, cơn gò chuyển dạ đủ tháng (chuyển dạ sau 37 tuần) và cơn gò chuyển dạ sinh non (chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37). Khi có cơn gò chuyển dạ, mẹ bầu cảm thấy các cơn đau tăng dần lên, dồn dập và kéo dài và sẽ chuẩn bị sinh con trong một vài giờ đồng hồ.

Cơn gò sinh lý

Cơn gò sinh lý thường được biết đến là là cơn gò chuyển dạ giả thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4. Những cơn gò sinh lý này là bước đệm để tử cung làm quen cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của mẹ bầu. Lúc này, mẹ bầu nên uống nhiều nước, thay đổi tư thế nằm, nằm nghiêng sang bên trái để giảm bớt cơn gò sinh lý. 

Một số câu hỏi khác

Vì sao đến ngày dự sinh vẫn chưa chuyển dạ? 

Đến ngày dự sinh vẫn chưa chuyển dạ có thể bắt nguồn từ nhiều lý do và vấn đề khác nhau nhưng vấn đề chính thường là phương pháp tính ngày dự sinh hiện nay. Nếu như đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ là hoàn toàn bình thường nhé. 

Sinh mổ có cần đợi chuyển dạ không? 

Sinh mổ có cần đợi chuyển dạ không? Có thể đợi chuyển dạ nhưng việc đợi chuyển dạ hay chủ động mổ trước khi chuyển dạ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra độ dày mỏng của thành tử cung và số tuần của thai kỳ, sức khỏe của thai phụ. 

Cách giảm cơn đau bụng khi chuyển dạ

  • Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể: Điều này giúp mẹ bầu giảm bớt lo âu và đau đớn cũng trở nên dịu nhẹ đi. Mẹ bầu sẽ hít vào từ từ qua mũi thở chầm chậm hoặc thở nhẹ nhàng, chậm rãi qua miệng. 
Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể để giảm cơn đau khi chuyển dạ
Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể để giảm cơn đau khi chuyển dạ
  • Thay đổi tư thế khi chuyển dạ: Đi lại nhẹ nhàng hoặc đứng dựa vào tường và lắc nhẹ ở vùng chậu. Mẹ bầu có thể ngồi trên ghế và hơi ngả người ra trước, hai chân dang rộng ra, thoải mái. Nếu đi và ngồi cảm thấy mỏi, mẹ bầu có thể nằm nghiêng, xuôi 2 tay thả lỏng, 2 chân dang ra, kê gối ở đầu và phần đùi trên, hít thở nhẹ nhàng. 
  • Nghe nhạc: Nghe nhạc là giúp mẹ bầu bớt lo lắng, thoải mái về tâm lý hơn. Mẹ bầu nên nghe những bản nhạc du dương, trầm bổng để giảm đau các cơn co thắt mạnh.  

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Qua bài viết trên là toàn bộ dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn giúp mẹ bầu có thể nắm toàn bộ kiến thức và chuẩn bị tâm lý thật tốt, sẵn sàng cho hành trình “vượt cạn” nhé. Hy vọng bài viết này hữu ích với các mẹ bầu.


Cảm ơn bạn đã đọc bài viết

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Nhận biết trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 và cách xử lý giúp bé vượt qua giai đoạn này

Cách nhận biết có thai ngay tuần đầu tiên chính xác nhất

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết

Việc cần làm khi biết mình mang thai

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ cũng có những quan tâm và thắc mắc về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu mang thai là khoảng […]

Xem chi tiết

9 cách đơn giản giúp giảm ốm nghén khi mang thai

Tình trạng ốm nghén khi mang thai Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu […]

Xem chi tiết

Phương pháp thai giáo giúp phát triển trí não thai nhi

Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.

Xem chi tiết

Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu?

Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu thường phàn nàn rằng mình rất khó ngủ và lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy biểu hiện của chứng mất ngủ như thế nào? Tại sao khi mang thai mẹ bầu lại khó ngủ? Có cách gì để cải thiện giấc ngủ không? Xin mời mẹ bầu cùng đọc bài viết dưới đây và lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji