Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai giúp thai nhi phát triển tốt nhất

Tháp dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.

Các mẹ bầu thường băn khoăn, lo lắng không biết nên ăn loại thực phẩm nào, lượng bao nhiêu là đủ? Hiểu rõ tháp dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp mẹ “gỡ rối” những lo lắng cho sức khoẻ của mình trong thời kỳ mang thai.

Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn lượng thực phẩm nên bổ sung trong 1 ngày ứng với từng giai đoạn của thai kì.

Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ mang thai theo từng giai đoạn

  • Ba tháng đầu: thai nhi trong giai đoạn hình thành các cơ quan, chưa tăng nhiều về cân nặng, nhu cầu dinh dưỡng chưa tăng nhiều, mẹ bầu chỉ cần duy trì ăn uống tương tự như trước khi có thai, đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và bổ sung thêm sữa dành cho mẹ bầu.
  • Ba tháng giữa: là lúc thai nhi bắt đầu ổn định các cơ quan, tăng nhanh về trọng lượng, mẹ bầu cần ăn nhiều hơn cả về lượng và chất, nên ăn tăng thêm miệng bát cơm với lượng thức ăn phù hợp so với trước đây.
  • Ba tháng cuối: là giai đoạn thai tăng trưởng rất nhanh, mẹ chuẩn bị sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ, nhu cầu dinh dưỡng vì thế cũng tăng cao, mẹ nên ăn thêm 2 bát cơm với thức ăn phù hợp cho sức khoẻ
Nutrition Pyramid 04 1024x241

Tháp dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng dành cho mẹ đang mang thai

Mẹ bầu nên chú ý ăn đa dạng các nhóm thực phẩm: ngũ cốc, thịt cá trứng, rau xanh và hoa quả, chất béo, đồng thời bổ sung đủ lượng sữa và chế phẩm từ sữa được khuyến cáo trong thời gian mang thai. Các mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng dưới đây để hiểu rõ hơn cách chăm sóc sức khoẻ mang thai.

Tầng ngũ cốc: Nhiều mẹ chú ý đến cân nặng nên giảm ngũ cốc, nhưng nếu giảm quá mức sẽ dẫn đến không đủ năng lượng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu mẹ ăn một lượng tiêu chuẩn ghi trên tháp thì không sao, nên đặc biệt chú ý ăn nhiều vào buổi sáng.

Tầng Rau và Quả: Tiếp theo là đến nhóm rau xanh và trái cây. Nhóm này chứa nhiều vitamin, chất khoáng tốt cho cơ thể và chất xơ cần thiết giúp đề phòng táo bón trong thai kỳ.

Tầng chất đạm từ các loại thịt cá, trứng, đậu đỗ:
Chất đạm là thành phần cấu tạo da, cơ và tóc của cơ thể chúng ta. Điều này cũng tương tự như ở thai nhi. Để thai nhi trong bụng phát triển thuận lợi, hàng ngày nhất thiết các mẹ cần ăn bổ sung chất đạm.

Nutrition Pyramid 03 1024x962

Tầng sữa: Ngoài việc lựa chọn ngũ cốc, rau xanh, trái cây và chất đạm, chúng ta nên ăn thêm sữa và chế phẩm từ sữa cũng rất quan trọng. Chế phẩm từ sữa chứa nhiều Canxi cần thiết cho sự hình thành xương ở bé và phòng ngừa loãng xương cho mẹ.

Mẹ cần biết

Và cuối cùng là đường, muối và dầu mỡ ở đỉnh tháp: Cần nhớ không ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này. Ăn nhiều đường và dầu mỡ sẽ dễ bị tăng cân, gây ra nhiều rủi ro cho sự phát triển của thai nhi và khi sinh. Nên ăn giảm lượng muối để tránh các triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ.

Hoạt động thể lực phù hợp, cường độ vừa. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Dinh dưỡng vì sao lại cần thiết trong thời gian mang thai?

Hãy cảnh giác với nồng độ đường trong máu của bạn!

Có thể bạn muốn xem

Tuyệt chiêu vàng giúp ăn “vào con không vào mẹ”

Chế độ ăn cho mẹ bầu trong quá trình mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, làm sao để vừa ăn đủ chất dinh dưỡng lại vừa không bị tăng cân quá nhiều luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết các mẹ bầu.

Xem chi tiết

Uống sữa bầu khi nào là đúng và tốt cho thai nhi?

Với nhịp sống hối hả ngày nay, các mẹ bầu thường không có nhiều thời gian để chăm chút cho bữa ăn của mình. Tình trạng chung trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu Việt đó là thiếu hoặc thừa một dưỡng chất nào đó dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Xem chi tiết

Tác dụng của rau diếp cá khi nuôi con bằng sữa mẹ?

Hiện nay, các mẹ đang khá thắc mắc về việc ăn rau diếp cá khi cho con bú có lợi gì không? Nhiều người biết là nó tốt nhưng lại lo ngại có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ bú, vậy chuyện thực hư thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua giải đáp của các chuyên gia.

Xem chi tiết

Thực đơn ăn uống khi mang thai tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ các quá trình sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ khó chịu, không thể ăn uống. Vậy ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu để có thể cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt mà vẫn không gây ngán cho mẹ?

Xem chi tiết

Thực phẩm ăn uống khi mang thai ở 3 tháng cuối cần chú ý!!!

Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian đặc biệt quan trọng khi mà thai nhi phát triển nhanh nhất cả về cân nặng và trí não. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu ở giai đoạn này sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu. Đồng thời, mẹ bầu cũng có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

Xem chi tiết

Bổ sung thừa sắt khi mang thai mẹ bầu gặp hậu quả khôn lường

Sắt là thành phần cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi không chỉ trong thời kỳ mang thai mà cả giai đoạn sau sinh. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, chán ăn, tăng nguy cơ sinh non… Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt quá mức sẽ dẫn tới thừa sắt, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu và cả thai nhi.

Xem chi tiết

Để tiền sản giật không còn là nỗi lo của mẹ

Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, protein niệu và phù. Các triệu chứng này sẽ mất dần sau 6 tuần […]

Xem chi tiết

Bí quyết giúp phòng tránh táo bón thai kỳ hiệu quả

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, nhất là thời kỳ mang thai do thay đổi hoóc môn, chế độ ăn uống và sự phát triển của thai nhi. Táo bón tuy không quá nguy hiểm, nhưng rõ ràng khi bị mắc táo bón mẹ bầu sẽ chẳng dễ chịu chút nào.

Xem chi tiết

Cảnh báo thiếu máu cho mẹ khi mang thai!

Khi mang thai tổng lượng máu trong cơ thể tăng lên nhưng lượng hồng cầu không tăng nhiều đến vậy dẫn đến trạng thái máu bị loãng. Ngoài ra, thai nhi hấp thụ sắt từ cơ thể mẹ thông qua nhau thai để tạo máu cho chính mình. Bởi vậy khi mang thai, mẹ dễ gặp tình trạng thiếu máu.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji