Giai đoạn thai 32 tuần mẹ bầu và bé sẽ phát triển ra sao?

Khi bước vào tuần 32 của thai kỳ, thai nhi sẽ có bước phát triển vượt trội, điều này dẫn đến những thay đổi về mọi mặt trong cơ thể mẹ. Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy khó khăn hơn trong sinh hoạt thường ngày, sẽ cảm thấy khó thở nhiều hơn, cùng một số biểu hiện khác. Vậy thai 32 tuần sẽ có khác biệt gì, cùng tìm hiểu xem qua bài viết sau nhé.

me-bau-tuan-32
Thai 32 tuần

Sự phát triển và lưu ý của thai 32 tuần tuổi

Trọng lượng và kích thước khi thai 32 tuần

Bước vào tuần thứ 32 lúc này cơ thể bé đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện (trừ phổi sẽ trưởng thành ở tầm 34 tuần). Cân nặng chuẩn khi ở tuần 32 là 1.7kg, chiều dài đo khoảng 43cm. Lúc này với không gian chật hơn, bé không còn cử động mạnh như trước nữa, nhưng mẹ vẫn sẽ cảm nhận được những chuyển động của cơ thể bé.

Thai nhi ở tuần 32 đã có thể mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Nếu có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé có thể tự tránh đi, nhắm mắt lại, đồng tử điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.

Hình ảnh thai 32 tuần

thai-nhi-tuan-32
Hình ảnh thai nhi ở tuần tuổi 32

Lưu ý dành cho mẹ khi thai ở tuần thứ 32

Lúc này cơ thể bé đã đạt mức độ khá toàn diện, nếu như bé ra đời sớm cũng có khả năng tự phản xạ điều khiển cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sinh non luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại về sức khỏe và dinh dưỡng nên mẹ cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non dưới đây:

  • Đau bụng và có cảm giác khu vực bụng trước căng thành cơn. Nếu bắt đầu từ 6 cơn co thắt trong khoảng 60 phút và mỗi cơn diễn ra khoảng 30 đến 45 giây cần liên lạc ngay với bác sĩ và đến bệnh viện nhanh chóng.
  • Âm đạo tiết ra nhiều dịch bất thường như máu, dịch lỏng có thể là nước ối. Biểu hiện này là cảnh báo cho nguy cơ cao bé sẽ sanh non.
  • Bên cạnh đó, bạn có biểu hiện đau đầu, sốt, mệt mỏi, cảm giác khó thở hay tức ngực, ngất xỉu cũng là dấu hiệu bất thường cần phải đến ngay bệnh viện.

Xem thêm: Mang thai 33 tuần – những điều lưu ý mẹ bầu cần phải biết

Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

Sau tuần thứ 32, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến khám thai tuần 1 lần để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Bạn có thể được kiểm tra những điều sau, cụ thể phụ thuộc vào nhu cầu của bạn:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Đo lượng đạm và đường trong nước tiểu
  • Đo nhịp tim thai nhi
  • Đo kích thước và vị trí của bào thai bằng cách sờ nắn bên ngoài
  • Đo chiều cao từ đáy tử cung
  • Kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và chân
  • Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
  • Xem xét các triệu chứng bạn đã trải qua, đặc biệt là triệu chứng không bình thường
iStock-921973826_4x3
Ở tuần 32 bạn cần kiểm tra thường xuyên để biết rõ tình trạng mẹ và bé

Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai 32 tuần

Thai nhi ở tuần tuổi thứ 32, thai lúc này đã lớn và chiếm nhiều không gian trong bụng mẹ. Bụng của mẹ to hơn, mọi sinh hoạt, di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. Lúc này mẹ sẽ thay đổi dáng đi lắc lư, lạch bạch, tư thế ngồi và ngủ gặp nhiều trở ngại. Thêm vào đó, mẹ sẽ thường xuất hiện cảm giác tê ở các ngón tay, cổ tay, tê cả bàn tay hoặc chân và nhiều vị trí khác nữa. Núm vú lúc này cũng to hơn và có màu sẫm hơn.

Ở tuần thứ 32 mẹ sẽ thường cảm thấy khó thở. Do thai đã lớn và đè lên dạ dày khiến cho cơ hoành và phổi bị ép. Không những vậy, cơ thể của mẹ cũng sẽ tiết ra nhiều dịch âm đạo. Vì thế hãy thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Nếu phát hiện dịch âm đạo có mùi hoặc ngứa thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và can thiệp kịp thời.

Xem thêm: Hé lộ về thai 34 tuần – Sự phát triển của bé và mẹ ra sao

Mẹ cũng rơi vào trường hợp thiếu máu và thiếu dinh dưỡng vì đáp ứng cho nhu cầu lớn lên của thai nhi trong bụng. Vậy nên khi mang thai ở tuần tuổi này, mẹ cần phải bổ sung thật nhiều chất để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

thay-doi-me-bau
Thay đổi của mẹ bầu khi bước vào tuần thứ 32

Chăm sóc mẹ và thai nhi 32 tuần tuổi

Bên cạnh những kiến thức cần biết về sự thay đổi trong cơ thể mẹ và bé thì dinh dưỡng cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ mang lại sức khỏe tốt để mẹ có thể vượt cạn an toàn, thành công.

Một số chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ:

  • Chất đạm: Là 1 trong 3 chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bé tăng cân nhanh chóng. Mẹ cần bổ sung nguồn đạm bằng các loại thức ăn như cá, trứng, sữa, bơ đậu,..
  • Chất béo: Axit béo như omega 3 có trong cá thu, cá hồi sẽ tốt cho sự phát triển nhanh chóng não bộ của bé và giúp bé thông minh hơn.
  • Chất xơ: Nếu mẹ muốn phòng tránh các bệnh táo bón trong giai đoạn cuối thì hãy ăn thật nhiều rau củ quả giàu chất xơ như đậu, bắp, bông cải xanh,..
  • Vitamin C: Vitamin là chất dinh dưỡng không thể bỏ qua đối với thai tuần 32. Mỗi ngày mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng việc ăn hoặc uống các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt,..
che-do-dinh-duong-me-bau
Chế độ dinh dưỡng cho bầu tuần thứ 32
  • Sắt: Nếu cơ thể thiếu sắt, mẹ sẽ có nguy cơ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân sau khi sinh nên bổ sung sắt là điều vô cùng cần thiết. Các thực phẩm cung cấp chất sắt tốt như trứng, rau muống, gan, thịt nạc,..
  • Canxi: Giúp trẻ phát triển hệ xương toàn diện, hạn chế các bệnh về xương khớp. Mẹ có thể bổ sung canxi ăn bằng các loại thực phẩm như hải sản, phô mai, sữa,..
  • Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày mẹ nhé.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Mong rằng thông tin Meiji vừa gửi đến sẽ giúp mẹ hiểu hơn về giai đoạn thai 32 tuần và những điều cần lưu ý. Cám ơn mẹ đã quan tâm theo dõi bài viết.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thai 31 tuần: Những điều cần biết mẹ và bé đều khỏe mạnh trong giai đoạn này

Mang thai 33 tuần – những điều lưu ý mẹ bầu cần phải biết

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji