Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10

Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.

Hành trình đã sắp kết thúc, tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, phần tử cung của mẹ đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị tinh thần thật kỹ cho quá trình sinh nở thật tốt nhé. Mẹ cũng đừng quên chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn tháng cuối này mẹ nhé.

Mang thai tháng thứ 10 – Giai đoạn cuối thai kỳ

Tháng thứ 10 thai kỳ bắt đầu từ tuần 37 và kết thúc ở tuần 40. Mẹ hãy chú ý ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn ổn định để sẵn sàng chào đón bé yêu. Việc tham khảo cách lấy hơi rặn đẻ dễ dàng có lẽ cũng cần thiết mẹ nhỉ.

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 10

Thai nhi 37 tuần tuổi

Lúc này, có nhiều bé đã mọc tóc và dài khoảng 1.2cm đến 2.8cm, não và phổi bé tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo sẵn sàng cho việc chào đời.

Thai nhi 38 tuần tuổi

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, bé đã nắm tay rất chắc, mẹ có thể kiểm chứng được điều đó khi thử nắm tay bé lần đầu tiên khi chào đời. Các cơ quan trong cơ thể đã trưởng thành và sẵn sàng thích nghi với cuộc sống bên ngoài.

Thai nhi 39 tuần tuổi

Thai nhi 39 tuần, thông thường có sự khác nhau về cân nặng đối với giới tính, các bé trai thường nặng hơn bé gái và bé đã đủ ngày đủ tháng để chào đời bất cứ lúc nào.

Cơ thể bé trong tử cung vẫn tiếp tục tích mỡ dưới da giúp kiểm soát thân nhiệt tốt khi ra ngoài, những lớp biểu bì bên ngoài đang dần biến mất và thay vào đó là lớp da non.

Thai nhi ở tuần 40

Cân nặng của bé thường trong khoảng 3000 – 3200gr, chiều dài khoảng 48 -50 cm, xương sọ vẫn chưa khít lại mà có thể vẫn có khe hở. Ở tuần thứ 40 mà bé vẫn “gan lì” chưa chịu ra, mẹ cũng không hề có dấu hiệu nào chuyển dạ thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được thăm khám và tư vấn, mẹ nhé!

Week36373839 01 988x1024

Sự thay đổi của mẹ trong giai đoạn thai kỳ tháng thứ 10

  • Mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn co thắt, chúng tới nhanh và dữ dội khi chuyển dạ thực sự, kéo dài đến một phút hoặc thậm chí là lâu hơn mỗi lần. Một số mẹ bị ra máu ở tháng thứ 10, nên theo dõi thật kỹ và đến bệnh viện khi thật sự cần thiết.
  • Mẹ sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội này tỏa ra từ dạ dày, lưng dưới và đùi trên.
  • Mặc dù mỗi người phụ nữ đối mặt với những cơn chuyển dạ khác nhau, nhưng chúng đều rất đặc trưng và không hề giống với bất cứ cảm giác đau nào mẹ đã từng gặp trước đây. Thai phụ có thể hỏi bác sĩ sản khoa về những loại thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau trong thời điểm này để được sử dụng nếu cần thiết.
  • Khi được đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra độ giãn ở cổ tử cung của mẹ bầu tuần thứ 40. Nếu tử cung giãn từ 3 – 4cm, mẹ có thể sẽ được tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng để giúp kiểm soát cơn đau.
  • Sau bao nhiêu ngày mong chờ, ngày dự sinh của mẹ sắp tới đó là những giây phút thiêng liêng mà không phải ai cũng được trải qua, đón bé yêu vào lòng, cho con bú những giọt sữa ngọt ngào đầu tiên. Thiên chức làm mẹ của bạn sẽ giúp bạn chăm sóc bé thật tốt.

Chặng đường đi từ giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 2, cho tới giai đoạn tháng thứ 10 của mẹ với bao nhiêu cảm xúc. Tất cả được đền đáp bằng việc bé yêu trên tay mẹ khỏe mạnh thì còn hạnh phúc gì bằng? Hãy chuẩn bị dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, chuẩn bị tinh thần thật tốt để nuôi dưỡng bé khỏe mạnh, mẹ nhé!

Mẹ cần biết

Điều bố có thể làm: Cần xác nhận với mẹ về việc chuẩn bị vào viện, phương tiện đi lại, địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Vì khi em bé ra đời sẽ rất bận rộn nên lúc này 2 vợ chồng nên đi ra ngoài thư giãn, bố nên gội đầu cho mẹ. Thêm vào đó, bố cũng nên tích cực làm việc nhà.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Giai Đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 9, Những Thay Đổi Mẹ Cần Nắm Rõ

Bài tập thể dục dành cho Mẹ bầu

Có thể bạn muốn xem

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)

Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao và cần phòng tránh như thế nào?

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 2)

Một số cách phòng ngừa bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh thần Bản thân mẹ nên giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì […]

Xem chi tiết

Những loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai không nên bỏ qua

Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó tiêm phòng đầy đủ là bước đệm vô cùng quan trọng giúp mẹ và thai nhi có thêm kháng thể để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong suốt thai kỳ. Đồng thời, giúp bé khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời khi chưa kịp tiêm phòng các mũi quan trọng.

Xem chi tiết

Sự thay đổi đặc biệt của mẹ bầu giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7

Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.

Xem chi tiết

Giai Đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 3, Những Thay Đổi Mẹ Cần Nắm Rõ

Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji