Giai Đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 3, Những Thay Đổi Mẹ Cần Nắm Rõ

Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.

Giai đoạn mẹ bầu tháng thứ 3, đây là thời điểm mà hầu như mẹ bầu nào cũng cảm thấy khó chịu hơn với các hiện tượng phổ biến như táo bón, đầy hơi, đau đầu. Nhưng cũng ở thời điểm này mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt hơn rằng thai nhi đang lớn lên với những thay đổi về kích thước và hình dạng của cơ thể. Mẹ hãy cùng tìm hiểu, ở tháng thứ 3 thai nhi có thay đổi gì về chiều dài, cân nặng, cũng như những sự thay đổi trong cơ thể mẹ.

Tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ có thể ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Vậy trọng lượng, chiều dài của thai nhi thay đổi như thế nào và mẹ có những thay đổi gì? Có giống giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 2 không? Hãy cùng Meiji theo dõi bài viết sau nhé!

Mang thai tháng thứ 3 – Giai đoạn đầu thai kỳ

Tháng thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12. Mẹ cũng có thể nhận ra bụng mình đã nhô lên một chút, hơn hẳn so với tháng trước. Điều này cho thấy sự phát triển đáng kể của thai nhi trong bụng mẹ.

Ở tháng thứ 3, thai nhi có những sự thay đổi đáng kể như: đuôi biến mất, xương bắt đầu cứng lại, mắt lớn hơn và linh hoạt hơn, đôi tai đã hình thành.

Xem thêm: Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất

Sự thay đổi và phát triển của thai nhi tháng thứ 3

Sự phát triển của thai nhi tuần 9

Vào tuần thứ 9, hệ thống thần kinh của thai nhi đang trải qua quá trình tăng trưởng chóng mặt, với các tế bào nhân lên với tốc độ hàng trăm ngàn lần mỗi phút. Trong khi đó, nhiều cơ quan trên cơ thể thai nhi cũng đang phát triển nhanh chóng.

Sự phát triển của thai nhi tuần 10

Hai bán cầu đại não của thai nhi và các tế bào thần kinh phát triển để trở thành tế bào thần kinh của não. Ngoài ra, hệ thống thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, tim mạch, phổi và hệ tiết niệu của thai nhi cũng đã hình thành, sẽ tiếp tục phát triển nhanh vào tuần tiếp theo.

Sự phát triển của thai nhi tuần 11

Đây là tuần thai cảm ứng khi cánh tay và chân thai nhi đã được hình thành, các ngón tay, ngón chân đã được xác định. Hệ thống thần kinh cảm giác và vận động cũng bắt đầu phát triển.

Xem thêm: Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy

Sự phát triển của thai nhi tuần 12

Ở tuần này, thai nhi dài 8 – 9 cm và nặng khoảng 30gr, khuôn mặt bé đã hình thành rõ rệt mắt, mũi, miệng và tai được xác định rõ ràng. Tay và chân dài ra, đầu dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Có thể bắt đầu nghe được nhịp tim.

Week891011 01 988x1024

Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở thai kỳ tháng thứ 3

Mẹ bầu tháng thứ 3 cần chú ý những thay đổi trên cơ thể và chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp với bản thân. Mẹ có thể bổ sung thêm sữa bầu để tăng cường chất dinh dưỡng, hỗ trợ sức khoẻ của mẹ trong suốt thai kỳ ổn định mẹ nhé!

Tuần 9: Do tử cung to lên ép vào bàng quang nên mẹ đi tiểu thường xuyên hơn.

Tuần 10: Mẹ sẽ thấy hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo, do quá trình lưu lượng máu trong cơ thể, mẹ cũng có thể gặp triệu chứng chảy máu nướu do sự thay đổi nội tiết.

Tuần 11: Bụng mẹ đã bắt đầu to hơn. Mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo cơ thể mẹ được thoải mái, dễ chịu nhất nhé.

Tuần 12: Mẹ sẽ thấy núm ti của mình sẫm màu, xuất hiện các tĩnh mạch bên dưới da, tử cung có kích thước bằng khoảng nắm tay người lớn. Lúc này, thân nhiệt mẹ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.

Do vẫn ốm nghén, nên việc mẹ mất cảm giác thèm ăn vẫn tiếp tục, vì vậy mẹ nên ăn khi muốn ăn và giữ gìn thể lực của mình. Thời kỳ này, mẹ cần chú ý tránh làm việc quá sức, đồng thời, khi bụng dưới đau và xuất huyết thì lập tức đi viện ngay. Nếu vượt qua giai đoạn này, mẹ sẽ bước vào giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4.

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Điều bố có thể làm: Khi biết vợ đã mang thai, người chồng cần bắt đầu chuẩn bị tâm lý làm bố. Vai trò của người chồng lúc này là động viên, hỗ trợ một cách nhẹ nhàng, ấm áp cho vợ đang cảm thấy bất an.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thay đổi của mẹ bầu và thai nhi ở giai đoạn thai kỳ tháng thứ 2

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Có thể bạn muốn xem

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.

Xem chi tiết

Sự thay đổi đặc biệt của mẹ bầu giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7

Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10

Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji