Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 5 và những thay đổi mẹ bầu cần biết

Giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để tăng cân hợp lý nhé.

Khi mang thai ở tháng thứ 5 mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt về sắc vóc, ngoại hình. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh chóng, bé tiếp tục lớn lên mỗi ngày với các bộ phận quan trọng đang dần hình thành và hoàn thiện.

Các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Ở tháng này mẹ cần có những chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!

Mang thai tháng thứ 5 – Giai đoạn giữa thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi trong từng tuần tháng thứ 5

Tuần 17

Các hệ cơ quan đang dần hoạt động. Lớp mỡ dưới da của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển.

Tuần 18

Những cử động của bé trong bụng mẹ cũng rõ ràng hơn và tần suất nhiều hơn. Hình dạng bộ phận sinh dục của bé đang phát triển ở tuần 18, lúc này bé cũng có thể nghe được âm thanh bên ngoài nên bố mẹ có thể thường xuyên trò chuyện với con.

Tuần 19

Tay và chân của thai nhi 5 tháng tuổi đã cân đối, đã bắt đầu kiểm soát được nhiều hành động của mình.

Tuần 20

Ở tuần 20, tính tới thời điểm này, thai nhi có trọng lượng khoảng 300gr và chiều dài 25 cm. Các cơ quan phát triển, có thể nghe được nhịp tim bằng ống nghe. Thai nhi vận động linh hoạt nên có thai máy. Bắt đầu hình thành tóc, móng.

Week16171819 01 988x1024
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 5 trong bụng mẹ

Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5

Trong giai đoạn này, ngoại hình bên ngoài và nội tiết tố của mẹ bầu có sự thay đổi lớn, mẹ có thể cảm nhận sự khác biệt này thông qua các biểu hiện như:

  • Ngực mẹ to hơn, da mặt, quầng vú, âm hộ trở nên sẫm màu hơn. Có một số mẹ bầu tháng thứ 5 ngực bắt đầu tiết sữa non. Mẹ yên tâm, đây là thay đổi hết sức bình thường mẹ nhé, chỉ nên vệ sinh sạch sẽ, da bụng xuất hiện các vết rạn nhỏ.
  • Chảy máu chân răng khi đánh răng vào buổi sáng. Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau căng cứng bụng.
  • Mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều, từ giai đoạn này trở đi cơ thể mẹ sẽ tăng cân nặng nhanh chóng.
  • Bà bầu tháng thứ 5 gặp phải một số vấn đề sức khoẻ, khó chịu về tiêu hóa như ợ chua trào ngược thực quản, đầy bụng, táo bón, do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu và có thể mẹ bầu cũng bị chuột rút Nội tiết tố này cũng làm giãn cơ thành ruột nên hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn.
  • Chiều dài tử cung lúc này khoảng 14-18cm, nhiều mẹ thắc mắc bầu 5 tháng thai máy như thế nào, đây cũng là mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy mẹ nhé.
  • Mẹ cũng bắt đầu cảm thấy hơi khó thở vì dung tích phổi thu lại.
  • Chân và mắt cá chân của mẹ đã bắt đầu sưng lên, cơ thể cũng tích nhiều nước hơn bình thường, sẽ xuất hiện phù nề khi mẹ đứng lâu.

Mẹ cần cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ đạm, vitamin, sắt, canxi,… chuẩn bị tiếp tục cho sự phát triển của bé trong giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6.

Mẹ cần biết

Điều bố có thể làm: Trong giai đoạn thai kỳ ổn định này, bố có thể chuẩn bị một số việc nếu cần, ví dụ như chuyển nhà hoặc thay đổi bài trí trong phòng…

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6 mẹ cần lưu ý những gì để tốt cho thai nhi

Có thể bạn muốn xem

Sự thay đổi đặc biệt của mẹ bầu giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7

Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10

Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.

Xem chi tiết

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)

Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao và cần phòng tránh như thế nào?

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.

Xem chi tiết

Giai Đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 3, Những Thay Đổi Mẹ Cần Nắm Rõ

Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji