Cẩm nang quan trọng cho mẹ bầu giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 8

Sang tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi trong bụng đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh do dạ dày và tim bị chèn ép, đồng thời tâm trạng dễ rơi vào trạng thái bất an.

Sang tháng thứ 8, thai nhi trong bụng đã có phản ứng với âm thanh bên ngoài, bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian mẹ cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, bị chèn ép, tâm trạng dễ rơi vào trạng thái bất an.

Mang thai tháng thứ 8 – Giai đoạn cuối thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8

Giai đoạn tháng thứ 8 sẽ bắt đầu từ tuần 29 đến tuần thứ 32, sự phát triển của thai nhi trong thời gian này khá mạnh mẽ. Bé có kích thước khoảng từ 38 tới 40cm,trọng lượng khoảng 1700gr.

Ở giai đoạn này, não bộ của thai nhi phát triển một cách đáng kinh ngạc đồng thời con cũng bắt đầu phát triển hệ thống miễn dịch của mình. Da đã bớt nhăn nheo và đang dần lớn hơn, bụ bẫm hơn để sẵn sàng chuẩn bị cho ngày chào đời.

Nhờ có lượng chất béo màu trắng hình thành bên dưới lớp da nên làn da của bé cũng ít đỏ hơn so với những tháng trước. Ở giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu thay đổi vị trí (quay đầu) để chuẩn bị cho việc chào đời. Nhưng sau đó có nhiều trường hợp thai nhi sẽ tiếp tục thay đổi vị trí.

Tháng này, cũng là lúc bé biết ngáp ngủ, xuất hiện biểu hiện của sự buồn ngủ. Mí mắt đã mở và có phản ứng trước ánh sáng, đồng thời có những phản xạ từ con ngươi. Và em bé ở tháng thứ 8 sẽ đạp mẹ nhiều hơn. Thời điểm này mẹ cũng nên tìm hiểu thêm về cách lấy hơi rặn đẻ dễ dàng hơn mẹ nhé.

Week28293031 01 988x1024

Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở thai kỳ tháng thứ 8

  • Khi bé 32 tuần, mẹ sẽ cảm thấy khó khăn hơn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Lúc này, thai to lên sẽ đẩy căng lồng ngực, làm cho mẹ khó thở hơn. Mẹ bầu cần tránh những hoạt động quá sức để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ có thể thư giãn bằng cách đi mua sắm vật dụng cần thiết cho bé yêu của mình nha mẹ.
  • Giai đoạn này, bụng mẹ lớn dần lên, làm thay đổi trọng tâm của cơ thể và gây áp lực lên lưng khiến mẹ bị đau lưng. Trong khi đó, sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai sẽ khiến các khớp, dây chằng giữa xương chậu và cột sống giãn ra đáng kể. Điều này sẽ khiến mẹ bị đau khi đi bộ, đứng, ngồi trong thời gian dài.
  • Chân mẹ vẫn sẽ xuất hiện dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch, dễ bị chuột rút.
  • Nhiệt độ cơ thể luôn cao, cảm thấy nóng ngay cả khi người xung quanh cảm thấy lạnh.
  • Để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mẹ và cơ thể bé đang ngày một lớn trong bụng, lượng máu trong người mẹ đã tăng khoảng 40-50% tính từ thời điểm bắt đầu mang thai. Việc tử cung lớn lên theo sự phát triển của em bé đã tác động tới hoạt động của dạ dày, để lại chứng ợ nóng. Mẹ có thể sử dụng gối khi ngủ và chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để giảm bớt sự khó chịu.
  • Trong khoảng thời gian này mẹ cũng có thể bị đau lưng dưới, nếu có hãy báo ngay cho bác sĩ, nhất là khi mẹ chưa từng gặp phải triệu chứng tương tự trước đó, bởi đây có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ sinh non.
  • Trong giai đoạn thai kỳ này, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mờ mắt, cân nặng tăng từ 500 gr trở lên trong một tuần, thì có khả năng mẹ mắc chứng tiền sản giật. Lúc này mẹ đi khám bác sĩ ngay, để hạn chế mẹ cần ăn uống cân bằng và hạn chế ăn muối.

Mang thai tháng thứ 8 cũng là lúc thai kỳ sắp kết thúc, mẹ bầu hãy lên kế hoạch để hoàn thành và bàn giao các công việc của mình. Mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và sẵn sàng tinh thần để bước sang giai đoạn thai kỳ tháng thứ 9.

Mẹ cần biết

Tháng thứ 8, nếu tất cả đều bình thường, tốt đẹp, bé đạp, ngoan ngoãn trong bụng, thì mẹ chuẩn bị tinh thần bước sang giai đoạn thai kỳ tháng thứ 9.

Điều bố có thể làm: Nên bắt đầu sắm những vật dụng cần thiết cho em bé sắp chào đời. Những đồ cần thuê nên đặt thuê trước cho yên tâm. Bố nên trò chuyện với em bé trong bụng, massage giúp mẹ đỡ đau hông và lưng, đồng thời cùng mẹ tận hưởng thời gian thư giãn. Ngoài ra, bố cũng nên tích cực tham gia các lớp học làm cha mẹ.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Sự thay đổi đặc biệt của mẹ bầu giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7

Giai Đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 9, Những Thay Đổi Mẹ Cần Nắm Rõ

Có thể bạn muốn xem

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10

Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.

Xem chi tiết

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)

Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao và cần phòng tránh như thế nào?

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 2)

Một số cách phòng ngừa bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh thần Bản thân mẹ nên giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì […]

Xem chi tiết

Những loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai không nên bỏ qua

Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó tiêm phòng đầy đủ là bước đệm vô cùng quan trọng giúp mẹ và thai nhi có thêm kháng thể để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong suốt thai kỳ. Đồng thời, giúp bé khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời khi chưa kịp tiêm phòng các mũi quan trọng.

Xem chi tiết

Sự thay đổi đặc biệt của mẹ bầu giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7

Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.

Xem chi tiết

Giai Đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 3, Những Thay Đổi Mẹ Cần Nắm Rõ

Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji