Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)

Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao và cần phòng tránh như thế nào?

Bệnh hậu sản là gì?

Trước khi sinh mẹ bầu lo lắng với tiền sản giật và sau đó bệnh hậu sản là những bệnh lý mà mẹ có thể mắc phải trong giai đoạn 4 – 6 tuần sau sinh.

Một số bệnh thường gặp trong thời kỳ hậu sản mẹ cần biết

Băng huyết sau sinh

Đây là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất và là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Nguy cơ băng huyết cao nhất trong 24 giờ sau sinh, triệu chứng có thể gặp phải như là chảy nhiều máu sau khi sinh và sổ rau, mẹ bị choáng, hạ huyết áp đột ngột, mạch đập nhanh, da xanh nhợt, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi… Khi xuất hiện những triệu chứng này, mẹ cần được cấp cứu kịp thời để tránh dẫn tới tử vong do mất máu. Do đó mẹ sau sinh cần có chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp để có sức khoẻ chăm bé yêu mẹ nhé.

Trầm cảm sau sinh

Khoảng 15-20% mẹ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt đối với sức khỏe. Khi bị bệnh, người mẹ có thể rơi vào trạng thái vui, buồn lẫn lộn, dễ xúc động, dễ cáu giận, hay có cảm giác bồn chồn, ăn uống không thấy ngon miệng. Nếu tình trạng trên kéo dài trên 2 tuần, mẹ cần đến gặp bác sĩ tâm lý để có biện pháp điều trị thích hợp.

Viêm nhiễm sau sinh

Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường sinh dục như âm đạo, cổ tử cung… Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, hay các thủ thuật mổ lấy thai…của bác sĩ. Triệu chứng ban đầu có thể mẹ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, mưng mủ chỗ viêm nhưng nếu nặng sẽ bị sốt rất cao, rét run, hạ huyết áp…

Sản giật sau sinh

Sản giật sau sinh thường xảy ra trong vòng 48 giờ sau sinh nhưng đôi khi cũng xảy ra muộn đến 6 tuần sau sinh. Dấu hiệu nhận biết của biến chứng này là tăng huyết áp, protein niệu dương tính, mất thị lực tạm thời hoặc nhìn mờ, mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, đau đầu nghiêm trọng, đau bụng (dưới xương sườn bên phải), tiểu ít, tăng cân đột ngột (tăng khoảng 1kg/ tuần), phù nề…

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 2)

Có thể bạn muốn xem

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 2)

Một số cách phòng ngừa bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh thần Bản thân mẹ nên giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì […]

Xem chi tiết

Những loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai không nên bỏ qua

Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó tiêm phòng đầy đủ là bước đệm vô cùng quan trọng giúp mẹ và thai nhi có thêm kháng thể để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong suốt thai kỳ. Đồng thời, giúp bé khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời khi chưa kịp tiêm phòng các mũi quan trọng.

Xem chi tiết

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10

Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.

Xem chi tiết

Sự thay đổi đặc biệt của mẹ bầu giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7

Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.

Xem chi tiết

Giai Đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 3, Những Thay Đổi Mẹ Cần Nắm Rõ

Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji