Hãy cảnh giác với nồng độ đường trong máu của bạn!

Hiện nay, đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một vấn đề phổ biến và dễ mắc phải. Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kì mức độ nào và chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai.

 Ai có nguy cơ cao mắc Đái Tháo Đường (ĐTĐ) thai kỳ?

  • Đã từng mắc ĐTĐ thai kỳ trong những lần sinh trước.
  • Có tiền sử sinh con to.
  • Trong gia đình có người mắc ĐTĐ.
  • Béo phì, mang thai khi trên 35 tuổi
  • Hội chứng tăng huyết áp thai kỳ

Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số thể hiện tốc độ giải phóng đường vào trong máu. Thực phẩm có GI cao sẽ làm đường huyết trong máu tăng nhanh hơn so với thực phẩm có GI thấp.

Chỉ số đường huyết được phân loại thành 4 nhóm như sau:
Rất thấp (thực phẩm có GI<40): đậu tương, rau muống, cải bắp, súp lơ, bưởi, lê…
Thấp (thực phẩm có GI từ 40-55): cam, táo, đào, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt….
Trung bình (thực phẩm có GI từ 56-69): bột yến mạch, gạo lứt, củ cải, nho
Cao (là những thực phẩm có GI từ 70): bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây, bí đỏ, bánh quy….

Cần am hiểu và kiểm soát đường huyết tốt, nếu không kiểm soát tốt đường huyết, thai phụ sẽ gặp một số các biến chứng sau đây:

  • Thai quá to
  • Sinh non và hội chứng suy hô hấp
  • Đa ối
  • Sảy thai hoặc thai chết lưu
  • Hạ đường huyết trẻ nhỏ ngay sau sinh
  • Tăng huyết áp và tiền sản giật

Làm sao để kiểm soát tốt đường huyết?

Để kiểm soát tốt đường huyết, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu nên:

• Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 – 4 bữa phụ. Các bữa ăn nên cố đinh vào một thời gian và khối lượng tương tự nhau giữa các ngày
• Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình
• Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường)

Mẹ bầu không nên:

• Ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao đường máu sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy…
• Ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu: Da, lòng đỏ trứng, phủ tạng (gan, tim, thận…) thức ăn chiên xào…
• Ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: mì gói, chả lụa, mắm, khô, tương, chao…
• Uống rượu, bia, nước ngọt

Xem thêm: 5 chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thời kỳ mang thai

Mẹ cần biết

Vận động hợp lý

  • Mẹ bầu vẫn có thể tham gia các lớp tập thể dục trong thời gian mang thai, nhưng chỉ nên tập với cường độ thấp hơn so với mức đã từng tập trước kia (thiền, yoga bầu, đi bộ…)
  • Trong khi tập nếu cảm thấy mệt mỏi nên ngừng tập và nghỉ ngơi, tránh tập luyện quá sức.
  • Đặc biệt, trước khi tập bất kỳ bài thể dục nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn bài tập phù hợp nhất với thể trạng của mình.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai giúp thai nhi phát triển tốt nhất

Tuyệt chiêu vàng giúp ăn “vào con không vào mẹ”

Có thể bạn muốn xem

Tuyệt chiêu vàng giúp ăn “vào con không vào mẹ”

Chế độ ăn cho mẹ bầu trong quá trình mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, làm sao để vừa ăn đủ chất dinh dưỡng lại vừa không bị tăng cân quá nhiều luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết các mẹ bầu.

Xem chi tiết

Uống sữa bầu khi nào là đúng và tốt cho thai nhi?

Với nhịp sống hối hả ngày nay, các mẹ bầu thường không có nhiều thời gian để chăm chút cho bữa ăn của mình. Tình trạng chung trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu Việt đó là thiếu hoặc thừa một dưỡng chất nào đó dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji