“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ sơ sinh nên là bao lâu?
Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của bất cứ người phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm hạnh phúc thì cũng có không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có rất nhiều mẹ băn khoăn về việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách (bú mẹ, sản phẩm dinh dưỡng công thức), không biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng cách giữa các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!
Với trẻ sơ sinh thì ăn và ngủ là hai hoạt động chính trong thời gian này. Mỗi trẻ có một thể trạng và nhu cầu khác nhau nên lượng bú và cữ bú cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Tại sao khoảng cách cho bú lại quan trọng
Có thể mẹ chưa biết, khoảng cách cho bú hợp lý sẽ giúp
Cung cấp đủ cho trẻ nhu cầu về dinh dưỡng
Quyết định chế độ ăn thường ngày, đảm bảo cho mẹ và trẻ việc bổ sung nguồn năng lượng làm khỏe xương (bà mẹ thông qua ăn uống, con thông qua bú)
Tuy nhiên, làm tiêu hao năng lượng của trẻ khi bú mút (nếu tăng số lần bú)
Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ sơ sinh bao lâu là tốt nhất
Khoảng cách giữa các cữ bú được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau.
Cho tới 1 tháng sau sinh thì trẻ thường không có quy tắc nào cả. Khoảng cách giữa các cữ bú nên là 2-3 giờ và càng đói càng tốt. Nếu trẻ khóc, đừng cho trẻ ăn ngay lập tức. Thay vào đó, hãy ôm chúng một lúc, cho trẻ một chút nước, kiểm tra nhiệt độ phòng và quần áo. Điều này sẽ tạo cho trẻ môi trường thoải mái hơn khi bú. Tùy theo lượng sữa cần thiết của 1 ngày, lực bú của trẻ và nhịp sinh hoạt để chia ra cho trẻ bú. Hơn nữa, lượng sữa mẹ tiết ra mỗi ngày cũng không hoàn toàn cố định như nhau nên số lần bú mỗi ngày cũng không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy kể cả khi trẻ có không theo quy tắc nhưng trẻ vẫn phát triển tốt thì không cần quan tâm quá mức về số lần. Tuy nhiên nếu trẻ có nhịp sinh hoạt tương đối thì cũng tốt cho trẻ, nên có thể điều chỉnh nhịp tiêu chuẩn là 3~4 tiếng.
Khoảng cách giữa 2 lần bú chuẩn nhất
Một số yếu tố khiến thời gian bú mẹ của trẻ dài hơn cần thiết
Cách ngậm bắt vú của trẻ không đúng
Trẻ ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ
Trẻ bú chơi, nếu động
tác này của con làm đau núm vú, mẹ có thể chọn cách ngừng cữ bú
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang muốn bú
Vừa há miệng vừa di chuyển khuôn mặt như đang
tìm kiếm ti mẹ
Mút tay, ngón tay, đệm….
Phát ra âm thanh như nói thầm nhẹ nhàng
Cách để trẻ bú tốt nhất
Thời gian cho bú là lúc hai mẹ con da kề da với nhau. Đối với trẻ thời gian giao tiếp với người mẹ yêu quý là khoảng thời gian rất quan trọng. Các cơ ở cổ họng vẫn chưa phát triển tốt, vì vậy hãy chọn tư thế bú phù hợp để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách cho bé bú tốt nhất
Khi cho con bú có một số quy tắc mẹ cần lưu ý như: Vị trí của mẹ: Người mẹ có thể nằm hoặc ngồi khi cho bú, miễn sao mẹ chọn được vị trí thuận tiện và thoải mái nhất khi ôm trẻ. Vị trí của con: con có thể được ôm ở nhiều tư thế nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc như
Đầu và mình của trẻ cần nằm trên một đường thẳng (cụ thể tai, vai và hông trẻ cùng trên một đường thẳng)
Mặt của bé đối diện với ngực của mẹ, mũi của trẻ ngay trước núm vú (môi trên phải nằm dưới múm vú)
Cơ thể của con nằm sát Đối với trẻ mới sinh, bà mẹ cần đỡ cả đầu vai và mông trẻ
Cách cho bé bú tốt nhất
Vừa nói chuyện vừa thư giãn: giao tiếp bằng mắt với trẻ, vừa cười nói chuyện để trẻ bú trong tâm trạng thoải mái. Nghiêng bình để sữa ở núm ti luôn được lấp đầy. Đừng bỏ núm ti ngay sau khi trẻ uống xong và hãy bế trẻ thêm một chút.
Hãy chắc chắn cho trẻ ợ hơi: Khi trẻ bú sẽ rất dễ nuốt không khí cùng với sữa, vì vậy hãy đảm bảo cho trẻ ợ hơi sau khi bú. Khi trẻ khó ợ hơi thì hãy đặt trẻ nằm nghiêng khi ngủ.
Cuối cùng mẹ hãy để trẻ được bú theo nhu cầu của mình mẹ nhé.
Thông qua bài viết này chắc hẳn các mẹ đã biết được cách tính cữ bú của bé rồi đúng không? Chúc mẹ và trẻ luôn có những niềm vui trên hành trình đầy yêu thương này.
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji
Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.
Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để bảo vệ đường thở được thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nhiều phụ huynh thường xem nhẹ dấu hiệu này.
Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là với mẹ bầu. Việc thiếu hụt vitamin D ở mẹ bầu sẽ khiến mẹ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật hay sinh non…. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng, còi xương, tiểu đường cấp độ 1…. cũng là do thiếu vitamin D.
Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.
Tình trạng ốm nghén khi mang thai Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu […]
Việc chăm sóc ngực khi mang thai và sau sinh là việc làm cực kỳ cần thiết để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào, đủ chất và liên tục cho trẻ. Mời mẹ bầu cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích về cách chăm sóc bầu ngực của mình.
Vai trò của axit folic khi mang thai Axit folic là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, có liên quan đến việc giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung axit folic từ khi nào? Bắt đầu dùng từ giai đoạn […]
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ thấy một vài biểu hiện lạ ở trẻ, đặc biệt là đối với những bố mẹ tập đầu. Hãy cùng điểm qua một vài biểu hiện để tránh bỡ ngỡ bố mẹ nhé!
Đây hẳn là câu hỏi nhiều cặp vợ chồng băn khoăn nhất. Thực ra, hiện nay chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây sảy thai. Nếu bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh, việc quan hệ tình dục về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Từ khi biết tin đang mang một thiên thần nhỏ chắc hẳn các mẹ rất muốn được thấy mặt mũi tay chân con mình như thế nào? Đã thành hình hay chưa? Để biết được điều đó thì các bác sỹ thường giúp mẹ bầu thaeo dõi bằng phương pháp siêu âm để có thể quan sát những cử chỉ và hành động của trẻ.
Nếu tinh ý mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mẹ phát ra những tín hiệu đầu tiên gợi ý cho việc mang thai, tuy nhiên để chắc chắn mẹ vẫn nên đi siêu âm và xét nghiệm ở các cơ sở uy tín. Hãy cùng Meiji tìm hiểu các dấu hiệu mang thai sớm nhé!
Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết trên người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công việc dễ dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi lần tắm cho bé như một cuộc chiến vậy.
Giảm cân khi đang cho trẻ bú là điều tưởng chừng rất khó đối với phụ nữ sau sinh, vì phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt nhất qua sữa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ khi mới sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi dào. Mà có thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa hoặc ít sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa phải làm thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.
Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh, ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da sau sinh. Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Vậy nước đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều gì, mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các mẹ sau sinh đều mong muốn có nhiều sữa cho bé bú, nhưng đôi khi sữa không được dồi dào, dặc biệt sau 6 tháng sữa mẹ ít dần. Do vậy, nhiều mẹ băn khoăn, không biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ, sữa mẹ có đủ chất cho bé không và […]
Cho con bú là bản năng của người mẹ, nhưng nó không phải tới một cách tự nhiên, nếu thiếu kinh nghiệm dẽ dẫn tới việc cho con bú sai, có thể mẹ sẽ phải gánh chịu những hậu quả đau đớn khi nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần “bỏ túi” những […]
Sau khi sinh về, mẹ thường phải kiêng khem rất nhiều thứ để bảo vệ cơ thể vẫn còn yếu ớt của mình. Theo quan niệm dân gian của ta, thai phụ sau sinh phải kiêng tất cả các hoạt động nặng nhọc, tránh gió, tránh nước và phải ở trong phòng kín.