Lưu ý 6 loại rau mà mẹ bầu nên hạn chế ăn khi mang thai

Việc có một chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học, hợp lý sẽ giúp cho cả mẹ và thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và khỏe mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thực phẩm tốt cho thai kỳ vẫn có những thực phẩm không nên ăn mà theo kinh nghiệm dân gian mẹ cần hạn chế. Hãy theo dõi bài viết sau để tìm hiểu, đó là những loại thực phẩm nào? Và lý giải tại sao mẹ bầu nên hạn chế ăn loại thực phẩm đó.

Top 6 loại rau mẹ bầu nên hạn chế ăn

Rau xanh nói chung cung cấp một lượng lớn chất xơ cho mẹ bầu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và suôn sẻ. Tuy nhiên, có một số loại rau theo quan niệm dân gian có thể có những ảnh hưởng không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Để tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại rau dưới đây:

Rau sam

Luu Y 6 Loai Rau Ma Me Bau Nen Han Che An Khi Mang Thai 01 1200x800
Rau sam ngon và tốt cho sức khoẻ nhưng mẹ bầu nên hạn chế

Rau sam có tính hàn, vị chua nhẹ dễ ăn, có tính giải nhiệt tốt. Do đó, nhiều mẹ bầu trong thai kỳ đã sử dụng rau sam như một món ăn để thanh nhiệt, đặc biệt là vào mùa hè. Có nhiều cách chế biến khác nhau như: luộc, nấu canh đều rất ngon và tốt.
Tuy nhiên, vì rau sam có tính hàn nên với những mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ được khuyến cáo là nên hạn chế ăn.

Rau răm

Rau răm là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt như: cháo, các loại thủy hải sản, trứng vịt lộn để tạo độ thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn đồng thời tạo sự cân bằng âm dương cho các món ăn có tính hàn.

Luu Y 6 Loai Rau Ma Me Bau Nen Han Che An Khi Mang Thai 02 1200x990
Rau răm là món ăn quen thuộc trong mọi gia đình Việt

Rau răm có vị cay nồng, tính ấm và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài vai trò làm gia vị trong các món ăn, chúng còn có nhiều tác dụng chữa bệnh khác như: chữa cảm cúm, đau bụng, lạnh bụng, đầy hơi…
Khi mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng rau răm với lượng ít, khoảng 1-2 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên sử dụng nhiều và liên tục vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Để tốt nhất với tình trạng sức khỏe của mình, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi đi khám thai.

Xem thêm: Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung sắt khi mang thai

Rau chùm ngây

Luu Y 6 Loai Rau Ma Me Bau Nen Han Che An Khi Mang Thai 03

Rau chùm ngây được đánh giá là một loại rau rất tốt cho sức khỏe bởi các giá trị dinh dưỡng của chúng. Chùm ngây chứa nhiều dưỡng chất, giúp bổ sung sắt, kali và nhiều loại vitamin cho cơ thể.
Tuy nhiên, trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, là chất có cấu trúc tương tự estrogen có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho mẹ bầu. Do đó, mẹ nên hạn chế ăn đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Rau ngót

Luu Y 6 Loai Rau Ma Me Bau Nen Han Che An Khi Mang Thai 04

Trong dân gian mọi người thường truyền tai nhau rằng rau ngót không tốt cho phụ nữ mang thai. Thật ra, cho tới hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào kết luận về vấn đề này.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng không nên ăn rau ngót sống hoặc ép rau ngót sống lấy nước để uống. Hãy nấu chín để tránh vi sinh vật, dư lượng thuốc trừ sâu giúp đảm bảo an toàn cho mẹ bầu. Hơn nữa, rau ngót sống có thể gây trở ngại cho sự hấp thu canxi và phốt pho của cơ thể hoặc dẫn đến một số triệu chứng như mất ngủ, khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu hãy lưu ý những điều này để có một thai kỳ thật khỏe mạnh và an tâm.

Rau ngải cứu

Luu Y 6 Loai Rau Ma Me Bau Nen Han Che An Khi Mang Thai 05

Ngải cứu là một loại thảo dược được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Loại thảo dược này được biết đến là một vị thuốc nam với rất nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt trong nền y học cổ truyền ở các quốc gia châu Á như Việt Nam và Trung Quốc.
Ngải cứu được coi là loại rau có tác dụng xoa dịu cơn đau cơ, đau bụng, giúp tuần hoàn máu, điều trị các vấn đề tiêu hóa như chán ăn, trào ngược dạ dày….

Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng nếu dùng quá mức sẽ gây ra những tác dụng phụ cho người sử dụng. Hơn nữa, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính an toàn của ngải cứu đối với phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế dùng loại thảo dược này.
Nếu muốn sử dụng, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng để an tâm hơn.Một số thông tin mẹ bầu nên biết trong thai kỳ:

Một số thông tin mẹ cần biết trong quá trình mang thai:

Trên đây là top 6 loại thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế ăn trong thời gian mang thai theo quan niệm dân gian. Để tốt nhất thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi đi khám thai để được tư vấn kĩ càng và phù hợp với bản thân.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec
Bệnh viện Medlatec

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Lợi ích của việc bổ sung kẽm cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Quan trọng: Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng mang thai

Có thể bạn muốn xem

Đặc biệt lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao, do đó mẹ bầu cần phải chú ý bổ sung đầy đủ, đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh. Một số lưu ý đặc biệt khi bổ sung sắt cho bà bầu có thể kể đến như […]

Xem chi tiết

Tại sao khi mang thai phải bổ sung axit folic?

Vai trò của axit folic khi mang thai Axit folic là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, có liên quan đến việc giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung axit folic từ khi nào? Bắt đầu dùng từ giai đoạn […]

Xem chi tiết

Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung sắt khi mang thai

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ có thể tăng lên đến 50% để vừa nuôi dưỡng cơ thể, vừa cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Do đó, nhu cầu sắt của mẹ cũng tăng lên để tạo đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể và thai nhi.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji