Những lưu ý khi cho bé bú mẹ giúp bé phát triển tối ưu

Cho con bú là bản năng của người mẹ, nhưng nó không phải tới một cách tự nhiên, nếu thiếu kinh nghiệm dẽ dẫn tới việc cho con bú sai, có thể mẹ sẽ phải gánh chịu những hậu quả đau đớn khi nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần “bỏ túi” những lưu ý khi cho bé bú dưới đây để chuẩn bị thật tốt khi làm mẹ nhé.

Việc cho con bú tuy đơn giản, nhưng cũng cần phải trang bị hiểu biết đầy đủ và có chút thời gian để làm quen, cảm thấy thật tự nhiên khi cho con bú. Kiến thức, sự tự tin cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn từ các chuyên gia y tế và các bà mẹ đã có kinh nghiệm sẽ khiến cho việc cho con bú trở thành một trong những trải nghiệm tuyệt vời của việc làm mẹ. Hãy cùng Meiji theo dõi bài viết sau nhé!

Lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ

  • Khi người mẹ cho con bú, các dây thần kinh ở núm vú được kích thích và sản sinh ra 2 loại hooc-môn là prolactin (thúc đẩy quá trình hình thành sữa) và oxytocin (tương tác với các dây thần kinh xung quanh tuyến sữa để đưa sữa vào các ống dẫn).
  • Với phụ nữ mới sinh, hooc-môn prolactin còn giúp tử cung của sản phụ trở về trạng thái bình thường.
  • Ngoài ra khi cho con bú còn giúp phụ nữ mới sinh giảm được số cân bị tăng trong quá trình mang thai, mà không gây ảnh hưởng nhiều đến kích thước cũng như hình dáng của bầu vú. Hơn nữa, nhờ cho con bú mà nguy cơ ung thư vú sau này của người mẹ cũng được giảm thiểu.
Be Bu Me
  • Có một tác dụng khác của việc cho con bú mà ít người biết đến, đó chính là tác dụng tránh thai (khoảng 60%-70%), bởi nó làm thay đổi lượng hoóc-môn và ngăn ngừa quá trình rụng trứng. Tuy nhiên độ tin cậy không cao, đặc biệt là khi trẻ cai sữa.
  • Giúp tử cung trở lại kích thước và hình dạng bình thường như trước khi mang thai. Cho con bú cũng có thể giúp tử cung co bóp và trục xuất các sản phẩm còn sót lại như nhau thai và màng nhầy, và giúp sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
  • Cho con bú giúp tạo ra sự kết nối tình cảm giữa mẹ và bé. Chỉ người mẹ mới có thể làm công việc cho con bú và đây thực sự là một mối liên kết thiêng liêng mà không ai có thể chia sẻ được.
  • Rất tiện lợi và linh động, không cần phải chuẩn bị hay phải chờ đợi.

Xem thêm: Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Làm thế nào để bắt đầu cho bé bú mẹ

Khi mẹ ôm con từ phòng sinh ra là thời gian tuyệt vời nhất cho lần cho con bú lần đầu tiên. Lúc đầu, cơ thể của mẹ sẽ sản xuất một lượng nhỏ sữa đặc biệt được gọi là sữa non giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng. Bụng của bé rất nhỏ, vì vậy chỉ cần một lượng sữa nhỏ cũng đủ lấp đầy. Khi bụng bé phát triển, mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hơn.

Hướng toàn bộ cơ thể bé về phía của mẹ, ngực chạm ngực. Đưa môi trên cùng của bé chạm vào đầu ti của mẹ, khi bé mở miệng rộng ra hơn, kéo con về phía ngực của mẹ, tựa những ngón tay vào thành ngực để tạo sự nâng đỡ ở dưới ti. Bé ngậm bắt tốt là miệng ngậm được càng nhiều ti mẹ càng tốt, không chỉ mỗi đầu ti.

Nuôi con bằng sữa mẹ đòi hỏi sự kiên nhẫn và thực hành rất nhiều. Đừng ngần ngại hỏi thêm bác sĩ nhi khoa hoặc nhân viên y tế để có được sự hướng dẫn kịp thời và đầy đủ nhất. Nếu bé chưa thể bú ngay được, mẹ có thể tự mình vắt sữa để dành cho con về sau, khi con đã đủ khoẻ.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Hãy nhớ rằng cho bé bú không hề đau đớn. Chú ý đến cảm giác ở ngực khi bé tiếp xúc. Nếu cảm giác đau xảy ra, hãy dừng lại bằng cách đặt ngón tay út giữa núm ti và nướu của bé, rồi thử cho bé bú lại.

Be Bu Me 3

Những lưu ý khi cho bé bú mẹ

Dưới đây là những điều me lưu ý khi cho bé bú:

  •  Không nên cho con bú nếu người mẹ thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống ung thư…hay uống nhiều rượu.
  • Mẹ bị cảm cúm phải đeo khẩu trang cho cón bú, không dùng tay để sờ vào miệng, mũi của bé… đề phòng vi trùng lây nhiễm sang con qua đường hô hấp. Mẹ sốt trên 38oC tạm dừng cho con bú, nuôi bộ, nhưng phải vắt  sữa kịp thời tránh để sữa vón cục.
  • Trong thời gian cho con bú, cần phải giữ 2 vú luôn ở trạng thái sạch sẽ và phải đảm bảo độ khô ráo cần thiết.
  • Đảm bảo con được cho bú đúng tư thế. Núm vú phải được đưa vào phía trong miệng của trẻ sao cho 2 môi của trẻ chạm vào khu vực quầng vú. Khi bú, đứa trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy núm vú lên trên vòm miệng và hút sữa vào phía trong.
  • Cần cho bú theo nhu cầu của đứa trẻ, không nên bắt trẻ phải bú ép. Đồng thời cũng phải cho trẻ bú đều cả 2 vú.
  • Trong thời gian cho con bú, một số vấn đề có thể xảy ra như đau núm vú hoặc bị nhiễm khuẩn…Nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng này là do lượng sữa được sản sinh ra quá nhiều. Lượng sữa nhiều còn làm cho vú bị căng, gây khó khăn cho trẻ khi bú.
  • Khi thấy núm vú bị dập nhỏ và cảm thấy đau, tốt nhất nên cho trẻ ngừng bú, rồi bôi dầu hoặc kem dưỡng da để vú được lành nhanh hơn, tránh gây truyền nhiễm cho trẻ.

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Việc cho con bú mẹ sẽ có rất nhiều lợi ích điều đầu tiên là sẽ tăng được tình mẫu tử thiêng liêng, mẹ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi có thiên thần trong tay. Hãy giúp bé phát triển được toàn diện bằng cách cho bé bú mẹ, mẹ nhé!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Bỏ túi ngay cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vừa sạch vừa an toàn

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ? Có nên cho trẻ bú theo nhu cầu

Có thể bạn muốn xem

Hiệu quả bất ngờ của nước đậu đen rang với mẹ sau sinh

Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh, ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da sau sinh. Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Vậy nước đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều gì, mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem chi tiết

Bí quyết trị mất sữa cho mẹ sau sinh cực kỳ hiệu quả

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ khi mới sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi dào. Mà có thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa hoặc ít sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa phải làm thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.

Xem chi tiết

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất mẹ nên áp dụng

Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết trên người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công việc dễ dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi lần tắm cho bé như một cuộc chiến vậy.

Xem chi tiết

Dấu hiệu mang thai sớm cho các mẹ tập đầu

Nếu tinh ý mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mẹ phát ra những tín hiệu đầu tiên gợi ý cho việc mang thai, tuy nhiên để chắc chắn mẹ vẫn nên đi siêu âm và xét nghiệm ở các cơ sở uy tín. Hãy cùng Meiji tìm hiểu các dấu hiệu mang thai sớm nhé!

Xem chi tiết

Lý giải về việc siêu âm thai nhiều có thật sự tốt không?

Từ khi biết tin đang mang một thiên thần nhỏ chắc hẳn các mẹ rất muốn được thấy mặt mũi tay chân con mình như thế nào? Đã thành hình hay chưa? Để biết được điều đó thì các bác sỹ thường giúp mẹ bầu thaeo dõi bằng phương pháp siêu âm để có thể quan sát những cử chỉ và hành động của trẻ.

Xem chi tiết

Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Đây hẳn là câu hỏi nhiều cặp vợ chồng băn khoăn nhất. Thực ra, hiện nay chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây sảy thai. Nếu bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh, việc quan hệ tình dục về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem chi tiết

Mách mẹ thực phẩm giúp nước ối trong và dồi dào

Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.

Xem chi tiết

Mẹo giúp hạn chế ngứa da khi mang thai

Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang thai cũng là một triệu chứng mà thai phụ hay gặp phải. Tình trạng này thường do các biến đổi của cơ thể trong thai kỳ, cũng có thể do bệnh lý ngoài da hay tình trạng ứ mật thai kỳ gây ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn tác động không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết

Mẹ sinh mổ bao lâu có thai là an toàn nhất?

Sau phẫu thuật sinh mổ, mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức khá dài mới có thể hồi phục lại sức khỏe. Vậy sinh mổ bao lâu thì mới nên có thai lại? Việc mang bầu sớm sau sinh mổ có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ như thế nào?

Xem chi tiết

Cách cho bé bú đúng nhất tránh sặc sữa mẹ cần biết

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng để nuôi con bằng sữa mẹ lại là điều không hề đơn giản, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ, bởi không phải mẹ nào cũng có thể trở thành “chuyên gia” ngay trong những lần đầu tiên. Mẹ hãy theo dõi bài viết này để 5 sai lầm phổ biến sau đây không gây ảnh hưởng đến việc cho con bú của mình, mẹ nhé!

Xem chi tiết

Hướng dẫn cách rặn và thở cho mẹ sinh thường an toàn

Việc sinh thường có đau nhiều hay ít, nhanh hay chậm không chỉ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi mẹ mà còn tùy vào kỹ năng thở và rặn khi chuyển dạ. Nếu biết thở và rặn đúng cách thì quá trình sinh sẽ không còn là cơn ác mộng nữa và mẹ sẽ bình an vượt cạn thành công.

Xem chi tiết

Mẹ nên làm gì khi mang thai trong giai đoạn đang cho con bú?

Hiện nay, tùy theo từng điều kiện gia đình, có rất nhiều mẹ có kế hoạch sinh con khá “dày”, bé trước, bé sau chỉ cách nhau hơn 1 tuổi. Lúc này, dù mẹ vẫn muốn cho bé đầu tiếp tục bú, thì mẹ cũng không khỏi mệt mỏi, lo lắng không biết việc “nuôi bú song song” có tốt hay không? Hãy tham khảo bài viết sau để có thể giải quyết dễ dàng mọi vấn đề nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji