Mang thai 33 tuần – những điều lưu ý mẹ bầu cần phải biết

Bước sang tuần thứ 33 của thai kỳ, thời điểm mà bạn gặp bé cưng của mình đang ngày một gần kề. Đây cũng được xem là khoảng thời gian khó khăn cho các mẹ bởi bụng bầu ngày một lớn hơn. Các triệu chứng thai kỳ cũng nghiêm trọng khiến bạn sẽ khó khăn trong sinh hoạt. Giai đoạn thai 33 tuần bé sẽ phát triển ra sao, sức khỏe mẹ bầu như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết để biết chi tiết hơn nhé.

me-bau-tuan-33
Thai 33 tuần

Phát triển của thai tuần 33 cùng những lưu ý cho bạn

Trọng lượng và kích thước thai tuần 33

Khoảng thời gian mà bạn mang thai ở tuần 33, em bé có cân nặng khoảng 1,9kg, cơ thể tiếp tục có thêm nhiều mô mỡ để bảo vệ bé lúc sinh ra. Bé sẽ dài được khoảng 43.7cm trong tuần này, năng lượng được dồn để nuôi dài cơ thể giờ đây sẽ được tập trung để tăng số cân nặng.

Ở tuần 33 bé sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển. Bé sẽ hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường.

Tuần 33 bé đã bắt đầu có hệ thống miễn dịch của riêng mình. Các kháng thể đang được truyền từ mẹ sang thai nhi khi hệ thống miễn dịch đang phát triển. Hệ thống này sẽ giúp bảo vệ bé vừa chào đời có thể chống lại một số loại vi trùng.

Hình ảnh thai tuần thứ 33

thai-nhi-tuan-33
Hình ảnh thai nhi bước vào tuần 33

Tuần 33 bé đã bắt đầu xuất hiện tóc lơ thơ vài sợi hoặc có cả một mái tóc thật sự, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Bé ở tuần 33 đang tập bú và nuốt để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài. Gan bắt đầu lưu trữ sắt, phổi gần như được phát triển hoàn toàn, nó có thể sản xuất ra các chất hoạt động bề mặt có tác dụng mở rộng bề mặt và làm đầy khí trong phổi.

Đặc biệt vào khoảng tuần tuổi này bé sẽ không mấy khi chuyển động kiểu xoay tròn nữa, đơn giản là vì tử cung đã quá chật chội để bé có thể chuyển động kiểu này.

Xem thêm: Hé lộ về thai 34 tuần – Sự phát triển của bé và mẹ ra sao

Lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tuần 33

Khi đã bước vào tuần thứ 33 của thai kỳ, bạn cần phải lưu ý khi tiêu thụ các thực phẩm như sau:

  • Tránh sử dụng thực phẩm chứa cafein như cà phê, trà, socola, nước tăng lực,.. chúng có thể khiến cho bạn bị táo bón và các triệu chứng về tiêu hóa.
  • Không dùng rượu, thuốc lá ở mọi thời điểm của thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối vì nó có thể gây biến chứng khi sinh và làm cản trở sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ do dễ gây các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua.
  • Tốt nhất không ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm bởi vì có thể gây dị tật thai nhi
  • Không dùng gan và thịt đông lạnh, các thực phẩm làm sẵn như xúc xích, giăm bông có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toxoplasmosis và bệnh listeriosis.
Luu Y Cho Me Bau
Những lưu ý cho bạn ở thai kỳ 33

Mang thai tuần 33 cần xét nghiệm những gì?

Giai đoạn này bạn cần dành nhiều thời gian tại phòng khám của bác sĩ hơn bao giờ hết. Những lần khám này sẽ có nhiều điều thú vị hơn: bác sĩ sẽ ước tính kích thước của bé theo tuần và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà mẹ sắp sinh. Tùy thuộc vào cơ thể mẹ bầu và cách khám của bác sĩ, bạn sẽ được thực hiện cách kiểm tra như:

  • Đo cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Tình trạng sưng bàn tay và chân, giãn tĩnh mạch chân
  • Kiểm tra tử cung của mẹ, theo cách kiểm tra bên trong cửa mình để xem hiện tượng tử cung mỏng nóng dần và bắt đầu giãn nở
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim thai nhi
  • Đo kích thước thai nhi (ước tính tương đối), hướng sinh (đầu hay mông ra trước), vị trí bằng cách sờ nắn.

Thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai 33 tuần

Mang thai đến tuần 33, có thể 2 đầu vú bạn đã bắt đầu rỉ ra một ít sữa non. Bạn sẽ cảm nhận được sữa đóng khô lại ở trên đầu vú mỗi khi cởi áo ngực ra. Ngực bạn sẽ trở nên nặng nề hơn và vằn vện những đường gân máu xanh. Lúc này bạn nên sử dụng các loại áo ngực dành cho thai phụ với kích cỡ loại vừa vặn, phù hợp với mình. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực mà hai bầu ngực nặng nề đang đặt lên vai và lồng ngực của bạn.

co-the-me-bau-tuan-33
Thay đổi ở cơ thể bạn khi bước vào tuần 33

Các cơ bắp có thể hơi căng sưng lên vì chịu sức nặng của em bé gần như đã phát triển đầy đủ. Các hoạt động do bé đang lớn lên có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó ngủ. Ở giai đoạn này bạn sẽ thường cảm thấy các cơn co thắt khi luyện tập đến sớm. Bạn có thể liên tục tăng cân khoảng từ 0.5kg trong tuần thai thứ 33.

Bạn cũng có cảm giác tim mình đập loạn nhịp hoặc đập nhanh hơn trong thời gian này bởi có nhiều thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu vì khối lượng đang đè lên tim. Nhưng nếu bạn bị đau ngực và khó thở thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ ngay.

Xem thêm: Thai 35 tuần bé phát triển ra sao cùng những lưu ý cho mẹ bầu

Lời khuyên cho mẹ bầu ở tuần thứ 33

Tập thể dục nhẹ

Tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể bạn trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Ở giai đoạn này các mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ, vừa phải để tránh ảnh hưởng em bé trong bụng.

Uống nhiều nước

Bạn cần cố gắng uống 8 đến 10 ly nước lọc mỗi ngày. Trong suốt 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở những giai đoạn 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu vào ban đêm, sẽ gây cho bạn tâm lý ngại uống nước. Đây là một điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho tình trạng táo bón thêm trầm trọng.

uong-nhieu-nuoc
Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước cơ thể

Bổ sung thêm canxi và vitamin

Canxi rất quan trọng đối với người mẹ và thai nhi. Để hấp thụ tốt canxi thì không thể thiếu đi vitamin D. Lúc này nguồn thực phẩm bổ sung bộ đôi này tốt nhất là sữa. Nếu sữa để lại vị chua khó chịu trong miệng, bạn có thể kết hợp nhiều biện pháp khác như trộn sữa với sinh tố, nước trái cây, súp hoặc có thể thay thế bằng sữa chua và phô mai.

Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng vài phút mỗi ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ khiến cho bạn bị đầy hơi. Do vậy bạn cần bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hằng ngày để cơ thể thích nghi dần dần.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng với những gì mà Meiji mang đến sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức và hiểu biết về giai đoạn thai 33 tuần, dựa theo đó giúp chăm sóc bản thân và bé khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong. Cùng đến Meiji để chọn những dòng sữa dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thôi nào.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Giai đoạn thai 32 tuần mẹ bầu và bé sẽ phát triển ra sao?

Hé lộ về thai 34 tuần – Sự phát triển của bé và mẹ ra sao

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji