Đọc vị các chỉ số đo sự phát triển của thai nhi

Mỗi lần đi khám thai, chắc hẳn các mẹ thường rất muốn đọc hiểu kết quả siêu âm, nhưng lại không lý giải được các từ viết tắt thể hiện chỉ số đo sự phát triển của thai nhi.

Phần giải thích một số thuật ngữ cơ bản trên kết quả siêu âm sau đây sẽ giúp mẹ phần nào có thể yên tâm và nắm rõ hơn về tình hình phát triển của em bé trong bụng.

Chỉ số TT (+)

Đây là kí hiệu thể hiện tim thai bình thường, nếu mẹ thấy TT(-) trong giai đoạn đầu thì có thể là phát hiện thai sớm chưa có tim thai. Tuy nhiên, nếu trong thai kì của mình, kí hiệu TT(-) xuất hiện đồng nghĩa với việc bác sĩ không nghe thấy tim thai của bé. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu lưu ý khi sử dụng thuốc đều phải có ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ cho thai nhi mẹ nhé.

Chỉ số GA ( Gestational Age): Tuổi thai


Tuổi thai được xác định từ ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối cùng. Vì vậy, các mẹ đừng bất ngờ khi mình mới chậm kinh có 1 tuần mà thai nhi đã được những 5 tuần nhé! Tuổi thai sẽ ảnh hưởng đến ngày dự sinh của mẹ. Nếu có kế hoạch có bé, mẹ hãy ghi lại các chu kì của mình để cho bác sĩ tiện tính toán. Nếu không nhớ rõ, mẹ có thể báo lại với bác sĩ để bác dùng biện pháp khác tính tuổi thai.

Chỉ số EDD (Estimated Date of Delivery): Dự kiến sinh


Đối với một số nơi khám, mẹ sẽ thấy từ này được thay thế bằng từ DS (dự sinh) hoặc DKS (dự kiến sinh). Con số này đúng nhất với thai dưới 13 tuần tuổi. Sau thời gian này, mỗi bé có một sự phát triển khác nhau nên ngày dự kiến sinh có thể thay đổi.

Chỉ số CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông


Trong nửa đầu thai kì, bé sẽ nằm cuộn người trong bụng mẹ nên khó đo được chính xác chiều dài của bé nên bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đầu đến mông bé. Đặc biệt, trong tam cá nguyệt thứ nhất, bác sĩ sẽ không tính cân nặng mà kiểm tra chỉ số CRL này để đánh giá sự phát triển thai nhi.

Chỉ số BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh


Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính được đo ở mặt cắt ngang lớn nhất của hộp sọ. Chỉ số này không chỉ đánh giá được sự phát triển của thai nhi mà còn được dùng để tính cân nặng và tuổi thai. Những tháng cuối của thời gian mang thai, các mẹ cần chú ý kỹ chỉ số này nhé. Nếu chỉ số này lớn quá, khả năng cao mẹ sẽ phải sinh mổ đấy.

Chỉ số FL (Femur length): Chiều dài xương đùi


Đây chính là chỉ số sẽ xuất hiện thay thế cho chỉ số CRL từ khoảng tam cá nguyệt thứ hai, khi việc đo chiều dài đầu mông của bé không dễ dàng như trước nữa. Bé có chỉ số này cao thì có thể được tính tuổi thai cao hơn so với thực tế và mẹ hoàn toàn có thể hi vọng em bé của mình sau có chiều cao đáng mơ ước đấy!

Chỉ số EFW (Estimated Fetal Weight): Cân nặng dự kiến


Ngay cái tên chỉ số đã cho mẹ biết ý nghĩ của nó rồi đúng không ạ? Cân nặng của bé sẽ thay đổi rất nhanh qua các lần khám thai. Việc cân nặng của con thay đổi liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng của mẹ. Tuy nhiên, các mẹ đừng cố gắng để bé có cân nặng quá lớn nha. Bé sơ sinh quá cân có thể phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ từ bệnh béo phì, tiểu đường hay tim mạch đấy. Cân nặng phù hợp cho bé sơ sinh là từ 2,8 kg đến 3,5 kg nha các mẹ.

Mẹ cần biết

Đây là các chỉ số thường gặp để đo sự phát triển của thai nhi khi đi khám thai, ngoài ra các mẹ còn có thể thấy một số từ khác đơn giản hơn như HA là huyết áp, CĐT là cử động thai (thai máy/ đạp) … Nếu có từ viết tắt nào không phổ biển, mẹ có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn thật cụ thể nhé!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Gợi ý 3 món canh ngon giúp sữa mẹ thơm mát

Có thể bạn muốn xem

4 Bí Quyết Trị Táo Bón Cho Trẻ Bằng Hạt Chia Cực Đơn Giản

Hạt Chia là loại hạt nhỏ màu đen chỉ nhỉnh hơn hạt mè chút xíu, đó là hạt của cây Salvia Hispanica thuộc họ bạc hà (mint) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy rất nhỏ nhưng hạt Chia được biết đến như là loại siêu thực phẩm với nhiều lợi ích dinh dưỡng như rất giàu chất xơ, sắt, protein, Omega 3 và vitamin E.

Xem chi tiết

4 quy tắc “vàng” chăm trẻ bị sốt tại nhà

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji