Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách giải quyết (phần 1)

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ thấy một vài biểu hiện lạ ở trẻ, đặc biệt là đối với những bố mẹ tập đầu. Hãy cùng điểm qua một vài biểu hiện để tránh bỡ ngỡ bố mẹ nhé!

1. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý xuất hiện khi nào?

Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Đây là hiện tượng khá phổ biến, chiếm 25 – 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ đẻ thiếu tháng (đẻ non).

Bệnh thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Thông thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.

Mức độ vàng da nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn), mà không kèm theo các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…)

Van De Thuong Gap O Tre So Sinh P1 02 1200x800
Vàng da sinh lý là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ đủ tháng & đa số ở trẻ sinh non

Nguyên nhân vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao hơn người lớn, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Khi hồng cầu bị phá vỡ sẽ sản sinh ra rất nhiều bilirubin. Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ khả năng lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu, từ đó làm tích tụ bilirubin và gây tình trạng vàng da ở trẻ.

Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, tình trạng vàng da sẽ được cải thiện đáng kể và khỏi hẳn do gan đã phát triển đầy đủ hơn, đủ sức xử lý bilirubin dư thừa trong máu.

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị vàng da sinh lý?

Hầu hết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ theo dõi không cần điều trị, và sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Mẹ có thể tích cực cho trẻ bú để ruột trẻ hoạt động và đào thải bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể. Với trường hợp cho trẻ bú nhiều mà tình trạng vàng da không cải thiện hoặc tăng lên thì mẹ nên đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ về những can thiệp về y tế cần thiết, tránh tình trạng trẻ tích tụ bilirubin quá nhiều gây tổn thương não bộ của trẻ.

Nếu trẻ có hiện tượng da vàng đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tháng với trẻ sinh non, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…, xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Trong trường hợp này, có thể trẻ đã bị vàng da bệnh lý. Mẹ hãy tư vấn ý kiến của bác sĩ để can thiệp sớm cho trẻ nhé. Mẹ hãy luôn tìm hiểu về kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh để xử lý những tình huống tại nhà

2. “Cứt trâu” da đầu

“Cứt trâu” da đầu là gì?

Trẻ sau khi sinh ra thường có những mảng dính nhờn và bám chặt trên da đầu của trẻ. Người lớn thường cho là những mảng này không được “sạch” cho lắm và muốn lấy nó đi giúp trẻ. Vì vậy, trong dân gian nó được gán với cái tên là “cứt trâu” da đầu.

Trên thực tế, đây chỉ là tình trạng bài tiết quá mức các chất nhờn của nang tuyến, gây dính bết các tế bào da chết thành từng mảng và gắn chặt vào da đầu. Tình trạng này cũng chịu sự ảnh hưởng từ các hormone của mẹ còn dư lại trong cơ thể trẻ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa trưởng thành không có khả năng hấp thu đủ biotin…

Benh Cut Trau Da Dau Tre So Sinh 1
Những mảng dính nhờn bám chặt da đầu trẻ sơ sinh gây ra hiện tượng “cứt trâu” da đầu

“Cứt trâu” da đầu có tự khỏi không?

Thông thường, các tuyến bã nhờn của trẻ chỉ chịu tác động kích thích của các hormone của mẹ còn dư lại trong cơ thể trẻ cho đến hết tháng thứ 3 sau sinh. Nếu sau 3 tháng tình trạng này vẫn chưa hết hẳn hoặc giảm đi thì mẹ có thể đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh về da khác.

Ngoài ra, tình trạng “cứt trâu” da đầu này hoàn toàn lành tính, không gây đau hay ngứa và tự hết sau vài tháng. Do đó, nếu mẹ thấy trẻ có cảm giác khó chịu, bứt rứt, thường xuyên dùng tay gãi thì rất có thể trẻ đang gặp phải 1 vấn đề khác trên da đầu cần được bác sĩ thăm khám sớm. Bên cạnh đó, một số bé còn bị chàm sữa song song, vì vậy mẹ cũng nên tham khảo cách trị chàm sữa tại nhà cho bé thoải mái hơn mẹ nhé.

Làm thế nào để làm sạch “cứt trâu” da đầu cho trẻ?

Nhiều cha mẹ và ông bà đều rất muốn loại bỏ phần “cứt trâu” da đầu cho trẻ. Việc này hoàn toàn có thể làm được chỉ cần mẹ nhẹ nhàng và kiên trì một chút.

Cách đơn giản là mẹ có thể dùng một chút dầu hoặc kem/sáp lành tính (dầu dừa, dầu olive, dầu dành cho em trẻ, paraffin, vaseline…) bôi lên vùng da đầu có “cứt trâu” và để khoảng vài tiếng. Sau đó mẹ dùng nước ấm và dầu gội dành cho trẻ em để gội sạch cho trẻ, mẹ có thể nhẹ nhàng dùng 1 chiếc khăn xô ướt hoặc 1 chiếc bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng cho trẻ.

Mẹ cũng không cần quá cố gắng làm sạch “cứt trâu” da đầu trong 1 lần mà có thể chia ra nhiều lần, mỗi lần một chút cho đến khi sạch hẳn.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Có thể bạn muốn xem

Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ sơ sinh nên là bao lâu?

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của bất cứ người phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm hạnh phúc thì cũng có không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có rất nhiều mẹ băn khoăn về việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách (bú mẹ, sản phẩm dinh dưỡng công thức), không biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng cách giữa các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Xem chi tiết

Phương pháp thai giáo giúp phát triển trí não thai nhi

Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.

Xem chi tiết

Trẻ ho liên tục không ngừng! Bố mẹ cần phải làm gì?

Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để bảo vệ đường thở được thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nhiều phụ huynh thường xem nhẹ dấu hiệu này.

Xem chi tiết

Vai trò của vitamin D trong thời gian mang thai

Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là với mẹ bầu. Việc thiếu hụt vitamin D ở mẹ bầu sẽ khiến mẹ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật hay sinh non…. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng, còi xương, tiểu đường cấp độ 1…. cũng là do thiếu vitamin D.

Xem chi tiết

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.

Xem chi tiết

9 cách đơn giản giúp giảm ốm nghén khi mang thai

Tình trạng ốm nghén khi mang thai Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu […]

Xem chi tiết

Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Đây hẳn là câu hỏi nhiều cặp vợ chồng băn khoăn nhất. Thực ra, hiện nay chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây sảy thai. Nếu bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh, việc quan hệ tình dục về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Xem chi tiết

Lý giải về việc siêu âm thai nhiều có thật sự tốt không?

Từ khi biết tin đang mang một thiên thần nhỏ chắc hẳn các mẹ rất muốn được thấy mặt mũi tay chân con mình như thế nào? Đã thành hình hay chưa? Để biết được điều đó thì các bác sỹ thường giúp mẹ bầu thaeo dõi bằng phương pháp siêu âm để có thể quan sát những cử chỉ và hành động của trẻ.

Xem chi tiết

Dấu hiệu mang thai sớm cho các mẹ tập đầu

Nếu tinh ý mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mẹ phát ra những tín hiệu đầu tiên gợi ý cho việc mang thai, tuy nhiên để chắc chắn mẹ vẫn nên đi siêu âm và xét nghiệm ở các cơ sở uy tín. Hãy cùng Meiji tìm hiểu các dấu hiệu mang thai sớm nhé!

Xem chi tiết

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất mẹ nên áp dụng

Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết trên người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công việc dễ dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi lần tắm cho bé như một cuộc chiến vậy.

Xem chi tiết

Bí quyết trị mất sữa cho mẹ sau sinh cực kỳ hiệu quả

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ khi mới sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi dào. Mà có thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa hoặc ít sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa phải làm thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.

Xem chi tiết

Hiệu quả bất ngờ của nước đậu đen rang với mẹ sau sinh

Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh, ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da sau sinh. Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Vậy nước đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều gì, mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem chi tiết

Mách mẹ thực phẩm giúp nước ối trong và dồi dào

Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji