Mách mẹ nên cho trẻ “ăn bốc” từ khi nào? Và “ăn bốc” như thế nào là đúng?

Những tháng đầu khi mới tập ăn dặm thì trẻ chỉ chờ ba mẹ dùng thìa đút cho ăn. Nhưng đến khi được khoảng 9~10 tháng, trẻ đã bắt đầu tự đưa tay ra lấy thức ăn. Đây là khởi đầu cho thời kỳ “ăn bốc” của trẻ.

“Ăn bốc” hay ăn dặm bằng tay là gì?

Tự mình sờ, làm rơi, chơi

“Ăn bốc” là dùng mắt để kiểm tra thức ăn, dùng ngón tay để bốc rồi đưa lên miệng, việc đưa vào miệng là hoạt động phối hợp giữa mắt, tay và miệng. Vì trẻ vẫn còn nhỏ nên việc tự mình dùng tay để đưa đồ ăn vào miệng chỉ được một chút thôi, còn lại hầu hết thức ăn sẽ bị rơi ra ngoài.

So với đút bằng thìa thì lượng thức ăn trẻ ăn được sẽ ít hơn, như kiểu trẻ đang chơi với đồ ăn, nhà và quần áo đều bẩn nên mẹ sẽ vất vả hơn trong việc dọn dẹp sau đó. Hãy cùng Meiji tham khảo bài viết sau mẹ nhé!

 1 số dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn bốc:

  • Không nuốt luôn thức ăn mà thỉnh thoảng chuyển động miệng bên trái phải
  • Nhìn chằm chằm vào đồ ăn, tay với ra lấy
  • Ngồi ổn định trên ghế ăn trong một khoảng thời gian nhất định
  • Cố gắng cắn một cái gì đó bằng nướu

Ngược lại:

  • Tay trẻ ít cử động, nuốt thức ăn
  • Thời kỳ ăn dặm giữa (7~8 tháng), trẻ đẩy đồ ăn có độ cứng và to ra khỏi miệng

Trường hợp trên trẻ chưa sẵn sàng ăn bốc nên mẹ có thể chờ thêm thời gian thì sẽ tốt hơn.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon miệng, đủ chất, dễ nấu

“Ăn bốc” có cần thiết không? Lợi ích là gì?

Mặc dù đối với bố mẹ việc ăn bốc của trẻ khá vất vả nhưng đây là quá trình rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trước nay, trẻ chỉ học cảm nhận bằng cách nếm mọi thứ, từ giờ trẻ sẽ dùng ngón tay để hấp thu nhiều hơn nữa. “Ăn bốc” sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Giúp trẻ kiểm tra vị trí, kích thước và hình dạng của thức ăn bằng mắt.
  • Dựa vào việc cầm nắm bằng tay, trẻ có thể kiểm tra độ cứng và nhiệt độ của thực phẩm, đồng thời tích lũy kinh nghiệm nên dùng bao nhiêu lực để cầm.
  • Ở bước đưa thức ăn lên miệng, trẻ sẽ được trải nghiệm các hoạt động tập trung vào miệng và tay chẳng hạn như mút ngón tay và đồ chơi được phát huy.
  • Với trẻ, việc cải thiện khả năng cầm nắm và hợp tác của mắt, tay và miệng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chức năng tiếp xúc để có thể sử dụng tốt hơn bộ đồ ăn và dụng cụ ăn uống.

Có thể bố mẹ sẽ buồn một chút vì trẻ làm nát hết cả đồ ăn được nấu rất cầu kỳ hay dọn dẹp thật vất vả nhưng bố mẹ hãy cho trẻ thỏa thích trong giai đoạn cần thiết này nhé.

Xem thêm: 3 dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần lưu ý

Ăn bốc từ khi nào thì được?

Từ giai đoạn trẻ được khoảng 9~10 tháng tuổi

Khi trẻ được 9 tháng thì các loại thực phẩm có thể ăn được cũng tăng lên, nếu trẻ không bị dị ứng thì có thể ăn trứng, thịt, cá, chế phẩm từ sữa. Trẻ ăn đa dạng thực phẩm hơn nên cũng dễ dàng hơn cho ba mẹ.

Chọn thời điểm kết thúc ăn bốc phù hợp với sự phát triển của trẻ

Thực ra không có quy định nào về việc trẻ nên dừng ăn bốc ở thời điểm nào. Có nhiều trẻ mặc dù có thể dùng thìa và dĩa nhưng vẫn tiếp tục ăn bốc.

Có nhiều trẻ đến khoảng 3 tuổi không dùng tay mà vẫn ăn rất tốt, dần dần trẻ sẽ thôi không ăn bốc nữa. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có những giai đoạn khác nhau về sở thích đối với ăn uống và sử dụng thành thạo các dụng cụ ăn uống. Mẹ hãy theo dõi và phối hợp theo sự phát triển của trẻ nhé.

Xem thêm: Làm thế nào sớm nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Các món ăn phù hợp để “ăn bốc”

Đầu tiên có thể bắt đầu từ các loại rau củ dạng viên như xúc xắc hay dạng thanh.

Các món ăn rau củ dạng viên hoặc thanh
Các món ăn dạng viên hay thanh rất thích hợp để tập cho trẻ “ăn bốc”

Đối với những trẻ thích ăn bốc thì trẻ sẽ tập ăn bốc với mọi loại thức ăn. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ sẽ ghét cảm giác tay bị dính.

Nếu là những trẻ như vậy thì hãy bắt đầu thực đơn bằng những món như cà rốt, củ cải, bí đỏ, khoai lang cắt hình viên xúc xắc hay thanh rồi luộc thì trẻ sẽ dễ cầm mà không bị dính tay.

Mẹ hãy cố gắng bổ sung thực phẩm giàu sắt cho trẻ ở giai đoạn này

Có ý kiến cho rằng việc nhiều trẻ bắt đầu ăn bốc ở giai đoạn này sẽ dễ bị thiếu sắt. Từ khoảng tháng thứ 8 trong bụng mẹ, trẻ đã tích trữ sắt qua dây rốn nên trong cơ thể trẻ có một lượng sắt dự trữ.

Tuy nhiên sau 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ bị sử dụng hết nên sẽ gây ra tình trạng thiếu sắt. Mẹ hãy chú ý bổ sung vào thực đơn của trẻ các thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, cá, rau chân vịt, rau cải…

Xem thêm: Các mốc phát triển chiều cao vượt trội của trẻ

Một số đồ dùng giúp tránh làm bẩn khi trẻ ăn bốc

Một số đồ dùng giúp tránh làm bẩn khi trẻ ăn bốc

Khi trẻ bắt đầu ăn bốc thì kiểu gì cũng sẽ làm rơi vãi nhiều hơn. Mẹ hãy tham khảo một số đồ dùng rất tiện lợi sau để có thể dễ dàng lau dọn nhé.

Giấy báo và khăn trải bàn

Nếu trải giấy báo hoặc khăn trải bàn dưới ghế, bàn ăn của trẻ thì sẽ đỡ lo lắng bị bẩn hơn khi thức ăn rơi vãi xuống.

Nếu là giấy báo thì mỗi khi ăn xong chỉ cần gói lại rồi vứt đi, dọn dẹp rất dễ dàng. Nếu là khăn trải bàn thì chỉ cần dùng nước rửa đi, dọn dẹp thật đơn giản.

Yếm ăn có tay

Khi trẻ bắt đầu ăn bốc thì dễ bị dính bẩn vào cánh tay và tay áo. Mẹ có thể dùng yếm ăn có tay để che phần tay của trẻ thay vì các loại yếm ăn có túi thông thường.

Tấm trải bàn bằng silicon

Tấm trải bàn để dụng cụ ăn mẹ nên chọn loại silicon. Loại bằng ni lông và vải thì trẻ sẽ dễ làm xô lệch dẫn đến rơi vãi đồ ăn. Nếu là loại silicon thì sẽ dính lên bàn, khó dịch chuyển nên sẽ yên tâm hơn. Loại này cũng rất dễ rửa và dọn dẹp.

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Trên đây là một vài thông tin về giai đoạn “ăn bốc” ở trẻ. Meiji hi vọng mẹ và trẻ sẽ có nhiều trải nghiệm tuyệt vời trong giai đoạn quan trọng này.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Hướng dẫn bố mẹ và trẻ cách đánh răng theo từng độ tuổi

Có thể bạn muốn xem

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

“Tummy time” cho bé, bố mẹ cần lưu ý những gì

“Tummy time” là gì? Vì sao nên hướng dẫn “Tummy time” cho bé “Tummy” trong tiếng anh có nghĩa là “bụng”. “Tummy time” hay còn được gọi là thời gian tập cho trẻ nằm bụng dưới, nằm sấp sự theo dõi của bố mẹ. Hoạt động này giúp cho trẻ nằm sấp để phát triển […]

Xem chi tiết

Quá trình mọc răng sữa của trẻ

Bố mẹ có bao giờ băn khoăn tự hỏi quá trình mọc răng sữa của trẻ diễn ra như thế nào? Những dấu hiệu nào cho thấy những chiếc răng xinh của con đang nhú lên khỏi lợi? Hay có thể làm gì để giảm bớt những khó chịu của trẻ trong giai đoạn mọc răng này? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về quá trình mọc răng của trẻ để giúp bố mẹ có thể hiểu rõ hơn về quá trình này của con mình.

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Xem chi tiết

Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Xem chi tiết

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ có sao không? Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc khi chăm sóc trẻ do có nhiều trẻ không chịu nằm ngửa khi ngủ. Và dù bố mẹ có lật trẻ lại thì chỉ một lúc sau trẻ vẫn chuyển từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp xuống giường.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối

Các cặp bố mẹ trẻ nào lần đầu tiên có con chắc hẳn cũng đều rất phấn khích với những cú “đạp” của bé. Vì đó không chỉ là một vận động thông thường, một sự báo hiệu của sự sống, mà còn là thông điệp, một cách thức giao tiếp con trẻ muốn gửi tới bố mẹ chúng. Và còn rất nhiều nữa, những bí mật về lý do bé hay “đạp” mẹ vào buổi tối. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Xem chi tiết

4 quy tắc “vàng” chăm trẻ bị sốt tại nhà

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji