Nhật Ký Nuôi Con

Chào mừng bạn đến với Nhật ký nuôi con của Meijimom.vn – Ngôi nhà chung của các mẹ thông thái. Chúng tôi biết rằng khi bạn tìm hiểu và tham khảo những thông tin ở Nhật ký nuôi con thì có thể bạn đã có ít nhất một đứa con bé bỏng hay cũng có thể bạn là một người giữ trẻ hoặc một thành viên của gia đình rất quan tâm đến cháu yêu của mình. Nhật ký nuôi con là nơi chúng tôi chia sẻ những kiến thức và những kinh nghiệm trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy con trẻ của bố và mẹ. Mong rằng thông qua những câu chuyện mà chúng tôi chia sẻ trong Nhật ký nuôi con, bạn sẽ có thêm hành trang kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Ghi chép nuôi con cho bố và mẹ

(0 – 1 tháng tuổi) Mẹ hãy chú ý giữ gìn sức khỏe trong thời gian phục hồi cơ thể quan trọng

Sau khi sinh con, bụng xuất hiện những cơn đau có tác dụng thúc đẩy hồi phục cơ thể như co hồi tử cung. Cơn đau chính là dấu hiệu báo mẹ “Hãy nghỉ ngơi tĩnh dưỡng”. Cũng có một số mẹ không cảm nhận rõ cơn đau, tuy nhiên mẹ tuyệt đối không nên để bị quá sức vì chăm con suốt cả ngày. Mẹ nên để bố tích cực giúp làm việc nhà, tắm cho con, thay bỉm cho con… và chú ý cho cơ thể mình được nghỉ ngơi để mau chóng hồi phục nhé.

(1 – 2 tháng tuổi) Nhất định hãy cho trẻ đi khám sức khỏe khi trẻ được 1 tháng tuổi

Khám sức khỏe cho trẻ là việc rất quan trọng gồm khám tổng quát toàn thân, vận động và tinh thần. Đặc biệt, khám sức khỏe khi trẻ được 1 tháng tuổi giúp xác định trẻ có bị mắc bệnh gì mà tại thời điểm mới sinh ra chưa phát hiện được hay không, nên bố mẹ nhất định hãy cho trẻ đi khám nhé. Thông thường sẽ cho trẻ khám tại viện mà trẻ đã được sinh ra. Các y bác sỹ sẵn sàng tư vấn về sữa mẹ và cách nuôi dưỡng trẻ, nên bạn hãy chuẩn bị sẵn các thắc mắc (nếu có) để nhờ họ giải đáp giúp nhé.

(2 – 3 tháng tuổi) Thể chất mẹ còn yếu nên bố hãy tích cực hỗ trợ mẹ nhé

Từ sau khi con được sinh ra, mệt mỏi trong cơ thể mẹ lên đến đỉnh điểm do chăm con chưa quen và cách 2 ~ 3 tiếng lại cho con bú. Thời điểm này, có nhiều mẹ bị viêm tuyến vú, mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại… nên không ít mẹ bị suy nhược cơ thể. Cân nặng của trẻ đã tăng đến khoảng 5000 ~ 6000g, việc ôm nựng trẻ cũng cần sử dụng đến thể lực. Bố hãy tiếp tục tích cực làm việc nhà và chăm con để giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhé.

(3 – 4 tháng tuổi) Hãy cho trẻ đi khám sức khỏe khi trẻ được 3 ~ 4 tháng tuổi!

Chủ yếu bác sỹ sẽ kiểm tra độ cứng cổ của trẻ, cụ thể là khám tình trạng cổ khi cầm hai tay của trẻ rồi kéo lên và khi cho trẻ nằm úp hay cho trẻ ngồi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ khoảng 3 tháng tuổi vẫn chưa cứng cổ, do đó, khi khám thấy con chưa hoàn toàn cứng cổ được thì bố mẹ cũng không cần phải lo lắng. Ngoài ra, trẻ cũng được kiểm tra kỹ như đo chiều dài, cân nặng, khám bằng tai nghe, sờ nắn, kiểm tra phản ứng với ánh sáng và âm thanh…

(4 – 5 tháng tuổi) Là giai đoạn bé dễ bị ngã nên bố mẹ cần chú ý hơn nhé!

Dù là trẻ trước nay vẫn nằm yên thì đến giai đoạn này, trẻ chỉ hay khua khoắng tay chân cũng có thể sẽ dịch chuyển được đến vị trí mà bố mẹ không ngờ tới. Không ít trường hợp chỉ trong một khoảng thời gian ngắn bố mẹ rời mắt thì trẻ đã bị rơi từ trên giường xuống rồi… Thêm vào đó, cũng có trẻ sẽ đột nhiên lật người khi đang ngủ nên bố mẹ cần chú ý hơn trước bằng cách chèn cạnh giường cao lên, không đặt vật nguy hiểm gần vị trí của trẻ và cố gắng không rời mắt khỏi trẻ nhé.

(5 – 6 tháng tuổi) Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 1 bữa 1 ngày

Dấu hiệu có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi trẻ nhìn chằm chằm bố mẹ đang ăn, miệng trẻ chóp chép, dãi chảy ra nhiều. Bạn hãy thử cho trẻ ăn 1 thìa bột. Thời gian này, sữa mẹ là chủ yếu nên bạn hãy vừa theo dõi tình trạng của trẻ vừa từ từ tiến hành cho trẻ ăn dặm nhé. Trong 1 tháng đầu tiên bạn chỉ nên cho trẻ ăn dặm 1 bữa thay cho 1 bữa bú trong ngày.

(6 – 7 tháng tuổi) Đây là giai đoạn trẻ dễ mắc các bệnh như cúm, sốt…

Khoảng 6 tháng sau sinh, miễn dịch nhận từ mẹ hết đi, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm. Không ít trẻ trong độ tuổi này bị sốt phát ban. Tình trạng sức khỏe của trẻ đột nhiên xấu đi, ví dụ ban ngày vẫn khỏe mạnh bình thường mà đến đêm lại bị sốt. Bạn hãy tìm sẵn cơ sở y tế gần nhất có thể hỗ trợ được cả vào ban đêm nhé.

(7 – 8 tháng tuổi) Trẻ gặm cả đồ to! Chú ý không để trẻ nuốt nhầm đồ nguy hiểm

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, trẻ ngứa miệng nên thường cho vào miệng bất cứ thứ gì. Không ngoại trừ những thứ hơi to như quả bóng golf, trẻ có thể sẽ đều cho vào miệng nên bố mẹ cần chú ý không để trẻ nuốt nhầm đồ nguy hiểm nhé. Vì không chỉ dưới sàn nhà, trẻ còn có thể với tay lên bàn thấp hay ngăn kéo tủ dưới cùng… trong phòng khách nên bố mẹ hãy sắp xếp lại không gian trong phòng như để những thứ trẻ có khả năng sẽ nuốt nhầm lên kệ tủ cao… nhé.

(8 – 9 tháng tuổi) Giai đoạn trẻ rất bịn rịn với bố mẹ

Giai đoạn này khả năng ghi nhớ của trẻ từng chút một đã tăng lên, sự tồn tại của bố mẹ trong lòng trẻ ngày càng lớn. Do vậy, lúc này trẻ biết phân biệt người lạ, người quen nhất, có khi chỉ nhìn thấy người ngoài không phải bố mẹ thôi sẽ khóc to… Có những trẻ chỉ không nhìn thấy hình dáng của mẹ thôi là đi tìm mẹ và quấy khóc. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang nhận thức được bố mẹ là người quan trọng đối với trẻ. Bố mẹ hãy đáp lại trẻ bằng các cách như nhẹ nhàng ôm trẻ nhé.

(9 – 10 tháng tuổi) Có trẻ bắt đầu ăn uống thất thường và vừa ăn vừa chơi

Giai đoạn này có trẻ có thể nhận biết được vị đồ ăn có chút khác thường, bắt đầu ăn uống thất thường, vừa ăn vừa chơi như lúc ăn lúc không, dùng tay nghịch đồ ăn lung tung. Mẹ muốn mắng trẻ nhưng đây là giai đoạn trẻ chưa phân biệt được giữa ăn và chơi. Nếu bị mắng thì trẻ sẽ trở nên chán ghét giờ ăn nên mẹ hãy chuẩn bị để dù bị bẩn cũng không sao và khi trẻ ăn được một lượng nhất định rồi thì mẹ hãy thông báo cho trẻ dừng bữa ăn và dọn dẹp nhé.

(10 – 11 tháng tuổi) Mẹ đi khám sức khỏe sau khi sinh 1 năm

Đã sắp được 1 năm từ ngày sinh bé. Không chỉ với những mẹ cảm thấy tình trạng cơ thể không tốt mà cả những mẹ không cảm thấy có vấn đề gì về sức khỏe cũng nên đi khám sản phụ khoa. Nhân dịp này mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ để thêm yên tâm về mọi vấn đề như kinh nguyệt, khí hư, lần mang thai tiếp theo… Với những mẹ kết thúc kỳ nghỉ sinh, chuẩn bị quay trở lại công việc thì ngay từ bây giờ hãy xác nhận và chuẩn bị những đồ cần thiết khi gửi trẻ ở nhà trẻ nhé.

(11 – 12 tháng tuổi) Sự phát triển giữa các trẻ không giống nhau nên bố mẹ hãy theo sát sự phát triển của con nhé

Sự phát triển và tăng trưởng từ thời điểm có thể ngồi trở đi giữa các trẻ có sự khác nhau ngày càng lớn. Có bố mẹ khi đưa con đi khám sức khỏe ở thời điểm 1 tuổi và nhìn thấy có trẻ có thể tự mình bước đi, có thể nói được những câu từ có nghĩa, đã ăn dặm hoàn toàn… thì có suy nghĩ so sánh với con mình mà buồn vui theo. Mỗi trẻ là một cá thể khác nhau, có sự tăng trưởng và phát triển riêng. Bố mẹ thay vì so sánh con với những em bé khác, hãy luôn dành cho con sự quan tâm ấm áp và theo sát sự phát triển của con nhé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Q&A Về Nuôi Con

Trẻ bú sữa mẹ nhưng chậm tăng cân, nguyên nhân do đâu?

Có thể bạn muốn xem

Theo dõi và nhận biết phân khi trẻ đi ngoài để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh

Phân của trẻ sẽ nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khoẻ của trẻ nói chung, và hệ tiêu hoá nói riêng. Bằng cách theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ, mẹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của phân như trẻ đi ngoài quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc, độ đặc… để có những xử trí tiếp theo một cách phù hợp nhất.

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

Giải đáp ý nghĩa tiếng khóc của trẻ nhỏ

Trong những năm tháng đầu đời, tiếng khóc được coi là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi chưa biết nói. Thế nhưng để đoán ý trẻ qua tiếng khóc thì không phải bố mẹ nào cũng biết, đặc biệt là với các cặp bố mẹ lần đầu.

Xem chi tiết

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.

Xem chi tiết

Q&A Về Nuôi Con

Con là tất cả của mẹ và mẹ chỉ mong muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên nhiều mẹ trẻ lần đầu có con nhỏ sẽ khá bỡ ngỡ và lo lắng khi chăm sóc trẻ. Làm thế nào để mẹ có thể hiểu và chăm sóc trẻ thật tốt từ lúc lọt lòng mẹ? Mẹ hãy tham khảo những tình huống xử lý sau đây nhé!

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji