Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Lợi ích của việc cho bé làm quen với những trò chơi trí tuệ từ 1-3 tuổi

Ở giai đoạn 1-3 tuổi trẻ bắt đầu hiểu biết nhiều hơn, trẻ muốn vận động và khám phá thế giới quanh mình. Các trò chơi thú vị phù hợp với lứa tuổi của trẻ không những giúp trẻ thông minh, phát triền trí tuệ hơn còn giúp trẻ phát triển nhanh về thể chất. Bên cạnh đó khi bố mẹ cùng chơi với bé sẽ tạo nên sự gần gũi khăng khít để bé luôn cảm thấy hạnh phúc hơn. Cùng Meiji tìm hiểu một số trò chơi cho bé 1-3 ngay dưới bài viết này nhé!

Những trò chơi phát triển não bộ trí thông minh, sự tập trung và tính kiên nhẫn cho bé 1-3 tuổi

Trò chơi nhận biết đồ vật, con vật, hoa quả

Trò chơi này giúp bé có thể nhận biết nhanh chóng những đồ vật xung quanh mình. Đầu tiên, mẹ có thể vừa cho bé quan sát, sờ nắn,… và giải thích với bé về đồ vật đó. Tiếp theo, mẹ có thể cho 5-7 đồ vật vào 1 chiếc thùng có đục 1 chiếc lỗ to ở giữa, nhờ bé lấy cho mẹ đồ vật như mẹ yêu cầu. Khó hơn một chút, mẹ có thể cho bé quan sát 5 đồ vật trên 1 chiếc khay, sau đó mẹ dùng 1 tấm vải phủ lên chiếc khay rồi nhờ bé nhắc lại tên của các đồ vật đó. Các đồ vật xung quanh bé mẹ đều có thể sử dụng làm thành công cụ vừa học vừa chơi như các loại quả, đồ chơi, vật dụng trong gia đình,…

Xem thêm: Các mốc phát triển chiều cao vượt trội của trẻ

Trò chơi so sánh sự to nhỏ, dài ngắn, ít nhiều

Mẹ có thể đưa ra 1 đồ vật với hai kích thước to/nhỏ hoặc dài/ngắn khác nhau (2 loại quả, 2 cái bát, 2 chú gấu bông,…), chỉ cho bé về sự khác nhau giữa chúng và hỏi lại bé xem vật nào to hơn, vật nào nhỏ hơn… Tương tự, mẹ có thể bày ra 2 nhóm đồ vật có sự khác biệt rõ ràng về số lượng và chỉ cho trẻ xem bên nào nhiều, bên nào ít sau đó yêu cầu bé chọn bên ít, bên nhiều.

Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và so sánh. Đồng thời, nâng cao khả năng ghi nhớ tên đồ vật.

Trò chơi xếp hình

Với trò chơi xếp hình, mẹ có thể cho trẻ chơi với nhiều biến thể khác nhau. Đồ chơi cho bé 1-3 tuổi bắt đầu từ đơn giản như việc ghép 2 mảnh ghép tương tự vào với nhau. Dần dần, khi bé lớn hơn mẹ có thể tăng độ khó bằng cách ghép nhiều mảnh ghép lại thành 1 bức tranh.

Một biến thể khác của trò chơi là tìm và ghép các nắp chai và nắp hộp tương ứng với chai và hộp đó. Khi ghép thành công, chắc chắn trẻ sẽ rất vui. Nếu trẻ còn chưa thành thạo, mẹ hãy ở bên cạnh để động viên, hướng dẫn và khơi gợi sự nhiệt tình ở trẻ. Trò chơi này có thể giúp trẻ rèn luyện nhiều kỹ năng như quan sát, kiểm tra và suy đoán. Ngoài ra, kỹ năng cầm nắm và kết hợp giữa các ngón tay cũng được cải thiện tốt hơn.

Trò chơi truy tìm đồ vật

Đây là trò chơi khá căn bản, có thể áp dụng cho trẻ khoảng 1 tuổi hoặc sớm hơn. Mẹ hãy sử dụng những đồ vật mà bé đã quen như 1 món đồ chơi của bé, chiếc bát của bé, quả bóng, cuốn sách nhỏ, gấu bông,…hoặc bất cứ món đồ nào mà bé thích. Sau đó, giấu món đồ đó ở một nơi và gợi ý cho trẻ các manh mối để tìm kiếm. Trò chơi truy tìm đồ vật này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy trí tuệ, tăng trí nhớ, sự chú ý và khả năng tìm kiếm.

Xem thêm: Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Trò chơi nhận biết bộ phận trên cơ thể

Mẹ có thể sưu tầm hoặc tự sáng tác ra những câu hát/câu thơ ngắn về bộ phận của cơ thể người. Sau đó vừa hát/đọc cho bé nghe vừa chỉ vào bộ phận đó trên cơ thể mình để làm mẫu. Ban đầu bé chưa quen, mẹ cần đọc chậm và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bé đã nhận biết được, mẹ mới dần tăng tốc độ lên để rèn luyện khả năng phản ứng và nhận biết của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giải thích cho bé về vai trò của từng bộ phận trên cơ thể và đố bé đọc tên từng bộ phận đó.

Những trò chơi phát triển vận động, sự linh hoạt và khéo léo cho bé 1-3 tuổi

Nhóm trò chơi phát triển vận động cho trẻ từ 1-3 tuổi
Nhóm trò chơi phát triển vận động cho trẻ từ 1-3 tuổi

Trò chơi bowling

Mẹ có thể gom những lõi các cuộn giấy vệ sinh sạch hoặc các chai nhựa để làm bộ ky cho bé chơi trò bowling hoặc sắm 1 bộ bowling dành cho trẻ em. Mẹ hãy dạy trẻ cách ném bóng sao cho đổ được càng nhiều ky càng tốt. Với trò chơi này, bé sẽ rèn luyện được sự khéo léo và khả năng làm chủ lực tác động vào quả bóng.

Trò chơi với bóng bay

Với bé được 1 tuổi bắt đầu chập chững học đi. Mẹ có thể buộc một sợi dây vào một quả bóng bay và thắt một đầu dây vào trần nhà, hoặc một vị trí trên cao, dây cần đủ dài để bé có thể chạm được bóng khi bé đứng lên. Mục đích của hoạt động này là khuyến khích bé giữ cân bằng để chạm được bóng khi đứng thẳng. Đối với những bé lớn hơn và đi vững hơn, mẹ có thể làm ngắn dây lại để khuyến khích bé kiễng chân hoặc nhảy lên để với được bóng. Trò chơi này sẽ giúp bé phát triển vận động thể chất dần dần khi bé đã bắt đầu học được cách giữ thăng bằng.

Xem thêm: Nhận biết trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 và cách xử lý giúp bé vượt qua giai đoạn này

Trò chơi té nước

Trò chơi này thích hợp để mẹ và bé chơi cùng nhau ở ngoài trời thoáng đãng. Mẹ có thể chuẩn bị 2 bình xịt nước hoặc 2 xô nước để hai mẹ con cùng thi đấu. Bé nào cũng rất thích được nghịch nước khi tắm, do đó, trò chơi này chắc chắn sẽ làm bé rất thích thú và hợp tác. Trò chơi này thường thích hợp với những bé đã đi vững và chạy tốt.

Trò chơi nặn đất sét

Các loại đất sét nặn thường thu hút bé bởi sự sáng tạo không giới hạn qua những màu sắc đất nặn khác nhau. Bé có thể tự do tạo nên những thứ mình muốn bên cạnh sự gợi ý và hướng dẫn của mẹ. Qua trò chơi này, bé có thể rèn luyện được đôi tay dẻo dai, tính kiên trì và trí tưởng tượng phong phú.

Trò chơi đóng vai làm vườn, nấu nướng, bán hàng, khám bệnh

Em bé nào cũng thích bắt chước những hoạt động mà người lớn làm hằng ngày như nấu nướng, làm vườn, bán hàng, làm bác sỹ khám bệnh… Mẹ hãy đóng vai là một người bạn, người khách hàng để cùng bé chơi những trò chơi giả tưởng này. Dù là với những bộ đồ nghề mini hay với những đồ thật trong căn bếp, sân vườn,…mẹ hãy hướng dẫn bé làm những hoạt động đơn giản. Khi đã hoàn thành, chắc chắn bé sẽ rất vui với thành quả mình đã làm được.

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Trên đây là những gợi ý các trò chơi thú vị vừa học vừa chơi cho mẹ và bé. Dù chơi trò nào, mẹ cũng hãy luôn theo sát và hỗ trợ trẻ, đảm bảo trẻ luôn được an toàn và vui vẻ với những bài học tuyệt vời từ những trò chơi này!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Phương pháp thai giáo giúp phát triển trí não thai nhi

Mách mẹ nên cho trẻ “ăn bốc” từ khi nào? Và “ăn bốc” như thế nào là đúng?

Có thể bạn muốn xem

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

MEIJI EZCUBE CÓ DIỆN MẠO MỚI!

Các “Mom” ơi! Sản phẩm dinh dưỡng công thức dạng viên Meiji EZcube nay đã có diện mạo mới độc đáo! Cùng chào đón “dáng vẻ” mới từ Meiji EZcube! Meiji mang đến những cải tiến mới từ thiết kế sản phẩm tới bao bì giúp tăng sự tiện lợi khi sử dụng, hỗ trợ […]

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ 24 đến 36 tháng tuổi

Trẻ từ 2 ~ 3 tuổi nói khá trôi chảy và có thể giao tiếp được đoạn hội thoại ngắn. Thêm vào đó, đây cũng là giai đoạn trẻ học được khả năng tự suy nghĩ về sự vật, sự việc. Vì có thêm nhiều việc trẻ có thể tự làm một mình nên việc dành cho trẻ thật nhiều lời khen như “Con đã làm được rồi nhỉ!” khi trẻ làm được cũng rất quan trọng.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ 18 đến 24 tháng tuổi

Khi được 18 đến 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức rõ bản thân và ý muốn “muốn tự mình làm mọi việc!”, “muốn thử thách!” của trẻ trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn nên khéo léo nắm bắt được “ý muốn” của trẻ và hỗ trợ để trẻ dần có thể làm được nhiểu việc hơn.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 16 đến 18 tháng tuổi

Từ 16 đến 18 tháng tuổi là giai đoạn các ngón tay của trẻ dần dần có thể cử động một cách khéo léo, đồng thời khả năng bắt chước động tác, cử chỉ của những người xung quanh ngày một giỏi lên. Có nhiều việc trẻ muốn cùng mẹ làm, bạn nên coi trọng ý muốn thử thách với nhiều điều của trẻ.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 1 tuổi (12 tháng tuổi)

Khi được khoảng 1 tuổi (12 tháng tuổi), trẻ dần dần có thể tự mình bước đi. Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ không giống nhau, do đó ở tầm tuổi này, trẻ chỉ cần có thể hiểu được câu từ mà người lớn đang nói là đủ. Khi tròn 1 tuổi, trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc ăn dặm. Có thể chuẩn bị cho trẻ thực đơn là các món có thể cầm được bằng tay như cơm nắm, sandwich…

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji