3 phương pháp trị cảm cúm khi mang thai mẹ không cần dùng thuốc

Cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm có thể phát sinh ở tất cả mọi người. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Với phụ nữ mang thai, khi hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể có nguy cơ làm bệnh cúm lâu khỏi hoặc trầm trọng hơn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu đã dùng thuốc trị cảm cúm liệu điều này có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và rất nhiều câu hỏi khác mà các mẹ mang thai tập đầu vô cùng lo lắng. Do đó, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu kĩ để đề phòng trường hợp mắc cúm. Và đặc biệt mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Hãy cùng Meiji tìm hiểu bài viết sau nhé!

Nguyên nhân mẹ bầu dễ bị cảm cúm

Các mẹ bầu có sức đề kháng giảm cùng với việc cơ thể mệt mỏi do ốm nghén, bên cạnh đó sự thay đổi của nội tiết tố nên mẹ bầu sẽ dễ bị cảm cúm hơn khi mang thai.

Cảm cúm lây truyền như thế nào

Cảm cúm là căn bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác, qua không khí hoặc qua đường hô hấp một cách trực tiếp qua dịch tiết như ho, hắt hơi, nói chuyện, đụng chạm, nhất là khi bàn tay có dính chất tiết có virus của người bệnh sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt vô tình tạo điều kiện cho virus tấn công vào cơ thể.

Xem thêm: Khi mang thai bà bầu không nên ăn gì để tốt cho thai nhi

Mẹ bầu bị cảm cúm nguy hiểm cho thai nhi không

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, bệnh cảm cúm luôn tiềm ẩn những nguy hiểm đối với các mẹ bầu, đặc biệt là cảm cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu bị cảm cúm trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh về tim hay các giác quan rất cao, theo các số liệu đã điều tra của các cơ quan y tế uy tín thì con số này cao hơn gấp 2 lần so với những bà mẹ mang thai bình thường.

Đối với những mẹ bị cảm cúm ở 3 tháng cuối thai kỳ, khả năng sinh non sẽ cao hơn những người khác. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng, nếu như chỉ mắc cảm lạnh thông thường thì có thể sử dụng các phương pháp chữa dân gian để tốt hơn cho bé.

Me Cam Cum Khi Mang Thai 2 1200x800
Bà bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm cho thai nhi

Cách trị cảm cúm khi mang thai

Sử dụng thuốc trị cảm cúm sẽ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tác dụng của thuốc sẽ gây hậu quả không tốt, để “đánh bay” chứng cảm cúm, mẹ bầu nên cân đối dinh dưỡng hoặc sử dụng một vài phương pháp vô cùng hữu hiệu để điều trị cảm cúm dưới đây:

Sử dụng tỏi

Tỏi là gia vị không thể thiếu trong gian bếp, nhưng cũng là một bài thuốc trị cảm cúm hiệu quả. Không chỉ chứa thành phần kháng sinh Allicin, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các virus gây bệnh, tỏi cũng giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu. Sử dụng tỏi để chữa cảm cúm khi mang thai là cách mà nhiều mẹ hay dùng, cách làm cũng khá đơn giản, mẹ dùng 1 củ tỏi đem giã nhuyễn, ép lấy nước sau đó hòa vào trong ly nước lọc và uống. Việc ăn tỏi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, cung cấp các dưỡng chất như mangan, vitamin B1, B6, C, selen,chất xơ, canxi, đồng, kali, photpho, sắt,… Để có thể ngăn ngừa, phòng tránh cảm cúm tốt nhất, mẹ nên bổ sung khoảng 4 tép tỏi vào bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên với hai tháng cuối thai kỳ mẹ không nên ăn quá nhiều tỏi và nên hỏi bác sĩ trước khi bổ sung vào bữa ăn của mình.

Xem thêm: Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ

Toi Tri Cam Cum Khi Mang Thai 1200x1011
Sử dụng tỏi chữa cảm cúm khi mang thai

Xông hơi

Việc điều trị cảm cúm khi mang thai bằng cách xông hơi an toàn, sử dụng các loại lá thảo dược từ thiên nhiên như húng quế, bưởi, lá xả, tía tô, chanh, gừng,… đây là phương pháp giúp mẹ giải cảm hiệu quả mà lại an toàn tuyệt đối.

Mẹ thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị các nguyên liệu liệt kê ở trên mỗi thứ một nắm nhỏ, sau đó đem đun trên nồi nước lớn, mẹ dùng nồi này để xông hơi khoảng 5-10 phút. Tuy nhiên, cách xông hơi đối với bà bầu đặc biệt cần lưu ý: mẹ không xông toàn thân mà chỉ xông phần đầu, dùng khăn chùm lên đầu để xông mũi thì sẽ không làm cơ thể tăng nhiệt quá nhanh và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu muốn xông hơi giải cảm chỉ được phép xông ở nhiệt độ an toàn dưới 37 độ C, trong khi xông phải kiểm soát được nhiệt độ hoặc có người giám sát khi xông để đảm bảo an toàn.

Xong Hoi Chua Cam Cum Khi Mang Thai 1200x800
Xông hơi là cách trị cảm cúm khi mang thai an toàn

Cháo tía tô

Cháo là món ăn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, việc ăn cháo tía tô cũng sẽ có hiệu quả trong việc trị cảm cúm. Không chỉ là thuốc trị cảm cúm khi mang thai mà còn rất bổ dưỡng, an toàn cho mẹ. Vì vậy nếu mẹ cảm thấy có dấu hiệu không khỏe nên bổ sung ngay món này vào thực đơn để có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm: Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo

Các phương pháp phòng tránh bị cảm cúm khi mang thai

Để hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm, mẹ bầu nên tập thói quen chăm sóc sức khoẻ:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch
  • Ngủ đủ giấc
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, uống nhiều nước trái cây
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm
  • Súc miệng bằng nước muối loãng
  • Vận động tập thể dục, yoga, thiền

Nên bổ sung những loại trái cây giàu Vitamin C, uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Nên cho chút mật ong và gừng hoặc chanh để làm sạch vùng họng, mẹ nên hạn chế ra ngoài khi trời nắng hoặc mưa.

Khi ngủ, mẹ bầu nên đề phòng ngạt mũi bằng cách không nằm thẳng với luồng gió thổi vào mặt, hãy lấy chiếc khăn mỏng đặt lên cổ để phòng đau họng.

Mẹ lưu ý khi mang thai chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ, vì có nhiều loại thuốc cảm cúm có thể dùng cho người bình thường, nhưng đối với mẹ bầu nếu sử dụng có thể dẫn tới sảy thai, dị tật thai,…

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, khám thai định kỳ, đầy đủ, bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt, điều độ trong sinh hoạt là cách trị cảm cúm khi mang thai tốt nhất. Ngoài ra, khi bị bệnh mẹ nên tới các cơ sở y tế uy tín khám để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Mẹ bầu uống thuốc bừa bãi khi mang thai, “sai một li đi ngàn dặm”

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Có thể bạn muốn xem

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)

Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao và cần phòng tránh như thế nào?

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 2)

Một số cách phòng ngừa bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh thần Bản thân mẹ nên giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì […]

Xem chi tiết

Những loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai không nên bỏ qua

Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó tiêm phòng đầy đủ là bước đệm vô cùng quan trọng giúp mẹ và thai nhi có thêm kháng thể để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong suốt thai kỳ. Đồng thời, giúp bé khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời khi chưa kịp tiêm phòng các mũi quan trọng.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10

Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.

Xem chi tiết

Sự thay đổi đặc biệt của mẹ bầu giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 7

Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó, triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.

Xem chi tiết

Giai Đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 3, Những Thay Đổi Mẹ Cần Nắm Rõ

Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji