Q&A Về Nuôi Con

Con là tất cả của mẹ và mẹ chỉ mong muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên nhiều mẹ trẻ lần đầu có con nhỏ sẽ khá bỡ ngỡ và lo lắng khi chăm sóc trẻ. Làm thế nào để mẹ có thể hiểu và chăm sóc trẻ thật tốt từ lúc lọt lòng mẹ? Mẹ hãy tham khảo những tình huống xử lý sau đây nhé!

(0 – 1 tháng tuổi) Lo lắng sữa con bú được ít.

Điều quan trọng là trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng thuận lợi. Lượng sữa mỗi trẻ bú không giống nhau. Ngoài ra, nếu trẻ tăng cân ít, sức khỏe yếu thì có thể nghĩ đến khả năng sữa mẹ không đủ hay cách mẹ cho bú chưa đúng. Mẹ hãy thử các cách giúp tăng tiết sữa và xem lại cách cho bú của mình nhé.

(1 – 2 tháng tuổi) Con mãi không ngủ. Tôi nên làm gì?

Có nhiều trẻ thường xuyên thức. Giai đoạn này trẻ thường nhận thức nhầm lẫn ngày đêm nên ngày ngủ đêm thức. Ngoài ra, cũng có nhiều trẻ được bế thì ngủ nhưng cứ vừa đặt xuống giường thì lại mở mắt. Bạn hãy bế trẻ và đừng lo con sẽ “hình thành thói quen đòi bế” nhé. Đến thời điểm, trẻ sẽ có thể ngủ tốt hơn.

(2 – 3 tháng tuổi) Lo lắng vì bầu ngực không căng lên.

Nếu khi đang cho con bú, bạn có cảm giác sữa mẹ chạy từ phía sâu bầu ngực thì không cần lo lắng. Đó là do cơ thể bạn đã chuyển sang cơ chế “ngực căng khi con bú”. Bạn cũng hãy đồng thời xác nhận cả tình trạng tăng cân của con nữa nhé.

(3 – 4 tháng tuổi) Mặc dù ban ngày con vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng cứ đến chiều tối thì lại khóc to.

Có một số trẻ cứ đến chiều tối thì khóc. Đây gọi là “khóc dạ đề”. Nếu tình hình sức khỏe của trẻ không xấu đi, thì đây chỉ là hiện tượng sinh lý nên bạn không cần quá lo lắng. Khi trẻ khóc, bạn nên bế trẻ hay cho trẻ ra ngoài để thay đổi tâm trạng và dỗ dành trẻ.

(4 – 5 tháng tuổi) Khi nào con cần uống nước?

So với người lớn, trẻ cần có thêm lượng nước dư. Sữa mẹ và sản phẩm dinh dưỡng công thức cũng đã bổ sung nước nhưng sau những khi như tắm, đi dạo, toát mồ hôi… nếu trẻ khát thì bạn hãy cho trẻ uống nước ấm (nước đun sôi để nguội khoảng bằng nhiệt độ cơ thể). Lượng nước khoảng 30 ~ 50ml là phù hợp để không gây ảnh hưởng đến việc trẻ bú mẹ hay uống sản phẩm dinh dưỡng công thức.

(5 - 6 tháng tuổi) Nên bắt đầu cho con ăn dặm từ khi nào?

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Sự phát triển ở mỗi trẻ không giống nhau nên bạn cần vừa theo dõi tình trạng phát triển của trẻ, vừa bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

(6 – 7 tháng tuổi) Con không chịu ăn dặm chút nào. Có cách gì không ạ?

Việc trẻ chỉ mới biết đến sữa mẹ và sản phẩm dinh dưỡng công thức cảm thấy bất an với đồ ăn dặm được cho ăn bằng thìa là điều hoàn toàn bình thường. Cũng có trường hợp trẻ không mở miệng, bón vào miệng thì trẻ bất ngờ với vị lần đầu nếm nên lại nhè ra. Nếu trẻ không thích thì bạn hãy thử lại vào một hôm khác nhé.

(7 – 8 tháng tuổi) Thời gian và thứ tự mọc răng của con?

Sau sinh 7 đến 8 tháng, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Thông thường trẻ thường mọc 2 răng cửa hàm dưới trước sau đó mọc 2 răng cửa hàm trên nhưng thi thoảng có trẻ mọc răng theo thứ tự khác như mọc hàm trên trước… Cách mọc răng ở các trẻ khác nhau khá nhiều. Nếu hiện tại trẻ vẫn chưa mọc răng thì bạn cũng đừng vội mà hãy tiếp tục theo dõi nhé.

(8 – 9 tháng tuổi) Cần làm gì khi dẫn theo con đi du lịch?

Về cơ bản cần chú ý không gây mệt mỏi cho trẻ. Thay vì đi đây đi đó, bạn nên cùng trẻ thong thả nghỉ dưỡng tại 1 nơi. Điểm quan trọng là không làm xáo trộn nhịp sinh hoạt thường ngày của trẻ. Để đề phòng, bạn nên mang theo đồ ăn trẻ em thường được bày bán ở các cửa hàng. Ngoài ra, đừng quên mang theo Thẻ bảo hiểm nhé.

(9 – 10 tháng tuổi) Ăn bốc có quan trọng đối với sự phát triển của con không?

Đến giai đoạn này, trẻ thường muốn tự ăn. Việc có thể dùng tay nhặt đồ muốn ăn đưa vào miệng đối với trẻ là một trải nghiệm rất thú vị. Điều này cũng giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Bạn hãy chuẩn bị những món dễ ăn và cho trẻ luyện tập ăn bốc nhé.

(10 – 11 tháng tuổi) Khi thay bỉm thì con bò đi tránh…

Đây là giai đoạn trẻ thích thú với việc có thể vận động theo ý nghĩ của bản thân nên không thể ở yên trong khi thay bỉm. Nếu bạn cố ép trẻ thay bỉm thì trẻ sẽ càng kháng cự nên bạn hãy cho trẻ cầm đồ chơi, cù bụng để vừa thu hút sự chú ý của trẻ vừa nhanh chóng thay bỉm nhé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Tăng trưởng và phát triển của trẻ cho đến khi 1 tuổi:
11 ~ 12 tháng tuổi

Nhật Ký Nuôi Con

Có thể bạn muốn xem

Nhật Ký Nuôi Con

Chào mừng bạn đến với Nhật ký nuôi con của Meijimom.vn – Ngôi nhà chung của các mẹ thông thái. Chúng tôi biết rằng khi bạn tìm hiểu và tham khảo những thông tin ở Nhật ký nuôi con thì có thể bạn đã có ít nhất một đứa con bé bỏng hay cũng có thể bạn là một người giữ trẻ hoặc một thành viên của gia đình rất quan tâm đến cháu yêu của mình. Nhật ký nuôi con là nơi chúng tôi chia sẻ những kiến thức và những kinh nghiệm trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy con trẻ của bố và mẹ. Mong rằng thông qua những câu chuyện mà chúng tôi chia sẻ trong Nhật ký nuôi con, bạn sẽ có thêm hành trang kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Xem chi tiết

Theo dõi và nhận biết phân khi trẻ đi ngoài để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh

Phân của trẻ sẽ nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khoẻ của trẻ nói chung, và hệ tiêu hoá nói riêng. Bằng cách theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ, mẹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của phân như trẻ đi ngoài quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc, độ đặc… để có những xử trí tiếp theo một cách phù hợp nhất.

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

Giải đáp ý nghĩa tiếng khóc của trẻ nhỏ

Trong những năm tháng đầu đời, tiếng khóc được coi là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi chưa biết nói. Thế nhưng để đoán ý trẻ qua tiếng khóc thì không phải bố mẹ nào cũng biết, đặc biệt là với các cặp bố mẹ lần đầu.

Xem chi tiết

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ cho đến khi 1 tuổi:
0 ~ 1 tháng tuổi

Trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi sẽ dần thích nghi với môi trường mới sau 9 tháng sống trong bụng mẹ và sẽ có sự thay đổi về cân nặng. Trong giai đoạn này, sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ. Tuy nhiên, nếu nguồn sữa mẹ chưa đều thì mẹ có thể nghĩ đến việc cho trẻ dùng thêm sản phẩm dinh dưỡng công thức.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji