Tăng trưởng và phát triển của trẻ 24 đến 36 tháng tuổi

Trẻ từ 2 ~ 3 tuổi nói khá trôi chảy và có thể giao tiếp được đoạn hội thoại ngắn. Thêm vào đó, đây cũng là giai đoạn trẻ học được khả năng tự suy nghĩ về sự vật, sự việc. Vì có thêm nhiều việc trẻ có thể tự làm một mình nên việc dành cho trẻ thật nhiều lời khen như “Con đã làm được rồi nhỉ!” khi trẻ làm được cũng rất quan trọng.

Phát triển ngôn ngữ

Ở giai đoạn này, từ cách nói bập bẹ, trẻ có thể trò chuyện khá trôi chảy, khi được gọi đến tên, trẻ có thể tự trả lời được.

Do trẻ đã thực hiện được những đoạn hội thoại ngắn như “Đi dạo không?”, “Vâng, đi dạo!” …, nên thay vì những lời bắt chuyện một phía từ những người lớn xung quanh, dần dần sẽ có thêm nhiều cơ hội lắng nghe câu chuyện của trẻ.

Dù là nội dung hội thoại hơi dài nhưng trẻ đã có thể nghe được đến cuối cùng, nên không chỉ dùng những câu từ ngắn như “Không được!”, “Dừng lại!” …, bạn hãy lưu ý để giải thích rõ lý do cho trẻ biết như “Hôm nay đã muộn rồi nên chúng ta về nhà thôi” … Trẻ ở giai đoạn này đã được nghe mẹ và mọi người xung quanh trò chuyện rất nhiều, đây là giai đoạn các câu từ mà trẻ đã giữ cẩn thận trong tâm trí được bật ra.

Chỉ trả lời bằng một tính từ như “đỏ lừ nhỉ”, “to nhỉ” thì thế giới từ vựng của trẻ cũng khá mở rộng. Đây là giai đoạn trẻ có những câu nói thú vị nên bạn có thể ghi lại làm kỷ niệm.

Ở giai đoạn này, từ cách nói bập bẹ, trẻ có thể trò chuyện khá trôi chảy, khi được gọi đến tên, trẻ có thể ... Xem thêm

“Vì sao?”, “Đây là cái gì”

Trẻ bắt đầu có hứng thú với nhiều điều và đặt ra cho bố mẹ rất nhiều câu hỏi “Vì sao?”, “Đây là cái gì?”.

Bằng việc đặt câu hỏi, thế giới từ vựng và tri thức của trẻ ngày càng được mở rộng, nên bạn hãy cố gắng kiên nhẫn trả lời các câu hỏi “Cái gì?” của trẻ nhé. Khi trẻ nhìn thấy chiếc bánh và đặt câu hỏi “Đây là cái gì?”, hãy đừng chỉ trả lời ngắn gọn là “Bánh đấy”, mà cung cấp thêm từ vựng cho trẻ như “Có quả dâu tây màu đỏ nhỉ. Đây là đồ ăn ngọt và ngon, được gọi là bánh đấy. Bà đã làm cho con đó.” thì thế giới từ vựng của trẻ cũng sẽ rộng mở hơn, từ những từ vựng được cung cấp thêm đó sẽ nối tiếp các câu hỏi mới như “Cái gì?”, “Vì sao?”.

Nếu chuỗi các câu hỏi từ trẻ quá kéo dài, bạn cũng có thể hỏi lại “Vì sao nhỉ? ○○ nghĩ thế nào?” và dành cho trẻ chút thời gian để suy nghĩ cũng rất tốt.

Trẻ bắt đầu có hứng thú với nhiều điều và đặt ra cho bố mẹ rất nhiều câu hỏi “Vì sao?”, “Đây là cái gì?”. Bằng ... Xem thêm

Phát triển khả năng ghi nhớ và khả năng suy nghĩ

Trẻ ở giai đoạn này vui, khóc, có hành động tiếp theo dựa theo ký ức của bản thân.

Trẻ nhớ đường đi đến bệnh viện mà trẻ đã bị tiêm lần trước, vừa đến góc ngoặt là trẻ phát khóc như bị châm lửa, hoặc mẹ vừa cầm chiếc túi xách thường mang theo khi đi ra ngoài lên, thì trẻ đã chạy ra phía cửa và reo “Ah, đi chơi!”.
Trẻ đặc biệt nhớ những việc tạo ấn tượng mạnh như điều vui vẻ, điều đáng sợ… Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn trẻ học được khả năng tự suy nghĩ về sự vật, sự việc.

Tuy nhiên, về thời gian trôi qua, trẻ hầu như hiểu được nhưng điều gì cũng cho là thuộc về “hôm qua” chính là đặc trưng lớn của trẻ ở giai đoạn này.

“Hôm qua, bà đã cho con xe ô tô!”. Dù việc bà đến đã là việc xảy ra từ trước đó rất lâu, nhưng trục thời gian mà trẻ sử dụng khi nói chuyện lại là “hôm qua”. Trục thời gian của trẻ ở giai đoạn này được hình thành theo kiểu “hiện tại (bây giờ) và quá khứ (= hôm qua)”.

Khi trẻ nói chuyện về những việc đã xảy ra trước “hôm qua” thì bạn không cần cố gắng sửa bằng được rằng “đó là “hôm kia” mà”, bạn sử dụng các từ vựng chỉ thời gian trong cuộc hội thoại như “hôm qua”, “hôm kia”, “ngày mai” … thì tự nhiên trẻ sẽ học được cảm giác về thời gian và học được từ vựng đó.

Trẻ ở giai đoạn này vui, khóc, có hành động tiếp theo dựa theo ký ức của bản thân. Trẻ nhớ đường đi đến bệnh viện ... Xem thêm

Nhận thức con số

Dần dần trẻ sẽ có thể nhận thức được các con số.

Dù chưa thể nhận thức chính xác số to nhưng trẻ ở giai đoạn này đã có thể phân biệt được số đến khoảng 1, 2, 3, 4. Không nên cố dạy để trẻ nhận thức được các con số, mà thông qua các trò chơi và đời sống sinh hoạt, trẻ sẽ vừa cảm nhận vừa tự nhiên ghi nhớ được chúng.

Những khi như chơi đồ hàng, đóng giả làm nhân viên quán, ăn cơm… bạn có thể vừa nói chuyện với những câu như “Cho mẹ 2 quả quýt”, “Có mấy quả dâu tây nhỉ?” …, vừa cùng trẻ đếm số. Lúc đó, nếu nói kết hợp từ vựng và số “Cho mẹ 2 quả quýt” thì trẻ sẽ có thể hiều chính xác 2 quả quýt và đưa cho mẹ được 2 quả quýt.

Dần dần trẻ sẽ có thể nhận thức được các con số. Dù chưa thể nhận thức chính xác số to nhưng trẻ ở giai đoạn ... Xem thêm

Nhận thức và sở thích về màu sắc

Nhận thức về màu sắc ở mỗi trẻ không giống nhau, nhưng có nhiều trẻ thích màu sắc tươi sáng, rõ ràng như màu đỏ, màu vàng… Do trẻ có thể hiểu được sự khác nhau giữa các màu sắc, nên khuyến khích cho trẻ chơi trò phân biệt màu sắc sử dụng các khối xếp hình, quả bóng… Ngoài ra, ở giai đoạn này nhiều trẻ cũng đã có “màu sắc ưa thích” của mình. Bạn cũng hãy thử quan sát xem trẻ đang thích chơi màu sắc nào nhé. Nếu được mua cho đồ chơi, quần áo… đúng màu ưa thích thì trẻ sẽ rất vui mừng.

Nhận thức về màu sắc ở mỗi trẻ không giống nhau, nhưng có nhiều trẻ thích màu sắc tươi sáng, rõ ràng như màu đỏ, ... Xem thêm

Cổ vũ “Làm được rồi!”

Trẻ có thể tự mình đi giày và mặc áo. Đối với người lớn, đây là những việc rất nhỏ, nhưng đối với trẻ, việc có thể nhiều lần cảm nhận được “cảm giác thành công” rằng “Làm được rồi!” lại là điều rất quan trọng.

Những “cảm giác thành công”, “trải nghiệm thành công” nhỏ bé như vậy sẽ tạo nên sự tự tin và động lực để trẻ đương đầu với các thử thách khi trưởng thành trong tương lai. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên vừa quan sát sự phát triển, trưởng thành của trẻ, vừa từng chút một thử tạo cho trẻ những rào cản.

Nếu dần cho trẻ làm những việc mà trước nay người lớn thường làm giúp, sau khi trẻ đã có thể tự mặc trang phục không có cúc như áo phông… thì chọn cho trẻ những trang phục có cúc như bộ đồ ngủ… thì dần dần những việc trẻ có thể làm sẽ tăng lên.

Khi đang cố gắng thử thách trẻ, bạn đừng nói gì mà hãy yên lặng theo dõi trẻ, khi trẻ làm được thì hãy khen trẻ thật nhiều “Con đã làm được rồi!”.

Trẻ có thể tự mình đi giày và mặc áo. Đối với người lớn, đây là những việc rất nhỏ, nhưng đối với trẻ, việc ... Xem thêm

Thử thách với đũa

Nếu trẻ đã có thể tự ăn cơm bằng thìa và dĩa thì bạn cũng có thể thử cho trẻ sử dụng đũa.

Không cần ép trẻ sử dụng, nếu trẻ có hứng thú nhìn chăm chú bố mẹ dùng đũa hay nói “cho con mượn!” và dùng đũa của mẹ để ăn cái gì đó thì bạn hãy chuẩn bị đũa dành cho trẻ em và bắt đầu luyện dần cho trẻ dùng đũa.

Ban đầu trẻ thường dùng đũa như dùng dĩa, chọc đồ ăn rồi chuyển lên miệng, sau khi từ từ hướng dẫn trẻ cách cầm đũa đúng và trẻ đã có thể sử dụng khéo léo thì nếu bạn khen ngợi trẻ nhiều, trẻ sẽ trở nên thích thú với việc sử dụng đũa.

Điều cơ bản của bữa ăn không chỉ là “nuôi dưỡng cơ thể”, “bổ sung dinh dưỡng” mà “ăn vui vẻ” cũng rất quan trọng. Bạn hãy chú ý không liên tục chỉ dẫn hay chú ý trẻ về cách sử dụng đũa và cách ăn.

Khi sử dụng đũa, việc khua khoắng đũa sẽ gây nguy hiểm nên người lớn cần cẩn thận hỗ trợ cho trẻ.

Nếu trẻ đã có thể tự ăn cơm bằng thìa và dĩa thì bạn cũng có thể thử cho trẻ sử dụng đũa. Không cần ép ... Xem thêm

Hướng dẫn trẻ đi đại tiện và tiểu tiện

Từ trước tới giờ, khi buồn đi tiểu tiện hay đại tiện, trẻ thường cuống lên, thì đến giai đoạn này, trẻ dần dần có thể tự truyền đạt bằng lời như “ị!”, “tè rồi!”.

Tuy nhiên, trẻ có rất nhiều cách để biểu đạt. Có trẻ dù biết là đã đi vệ sinh ra bỉm rồi vẫn cố ý chối là “chưa”, “không phải”.
Trẻ biết báo trước khi đi đại tiện, tiểu tiện cũng có khi vẫn ị đùn hoặc tè dầm, sự phát triển ở mỗi trẻ khác nhau rất nhiều nên bạn không nên cố bắt ép trẻ mà hãy điều chỉnh theo tốc độ phát triển của trẻ.

Nếu luyện cho trẻ có nhịp sinh hoạt cố định về giờ thức dậy buổi sáng, giờ ăn, giờ ngủ… để trẻ quen đi vệ sinh sau khi ăn sáng thì cũng có trẻ có thể đi đại tiện ở nhà vệ sinh được.

Dù không bỏ bỉm mặc hàng ngày thì nếu có giờ đi đại tiện cố định và trẻ có thể đi đại tiện ở nhà vệ sinh được thì mẹ cũng sẽ nhàn hơn rất nhiều.

Ngoài ra, nếu bạn chú ý tập cho trẻ có nhịp sinh hoạt đều đặn từ giai đoạn này thì đến khi đưa trẻ đi nhà trẻ cũng rất nhàn. Trước khi luyện cho trẻ đi vệ sinh, bạn nhất định hãy thử điều chỉnh lại nhịp sinh hoạt.

Từ trước tới giờ, khi buồn đi tiểu tiện hay đại tiện, trẻ thường cuống lên, thì đến giai đoạn này, trẻ dần dần có ... Xem thêm

Cơ và thể lực

Đây là giai đoạn cơ và thể lực của trẻ đã tương đối tốt nên có thể vận động linh hoạt.

Đây cũng là giai đoạn trẻ hứng thú với các trò chơi năng động sử dụng cơ thể, do đó, khi bố ở nhà, bố hãy thử cùng trẻ đi ra ngoài như đi công viên… và cùng vui đùa với trẻ các trò chơi vận động nhé. Do trẻ sẽ rất vui vì có thể tự chạy, nên có khi sẽ chạy lao đi mà không nghĩ gì, nên bạn cần chú ý nắm tay trẻ ở lối ra vào công viên, trên đường hay những góc ngoặt…Mẹ có thể bổ sung thêm sữa công thức Meiji để giúp bé phát triển tốt hơn mẹ nhé.

Đây là giai đoạn cơ và thể lực của trẻ đã tương đối tốt nên có thể vận động linh hoạt. Đây cũng là giai đoạn ... Xem thêm

Chơi với cát

Chơi với cát là trò chơi yêu thích của trẻ. Trẻ thích thú với cảm giác với cát như cát mịn, cát hơi ẩm, cát sền sệt sau khi bị dội nước…, trẻ có thể đắp chắc cát vào vỏ hộp caramel hay khuôn hình động vật, sau đó tháo khuôn ra, hoặc chơi đắp núi, cho nước chảy rồi xây đập…

Khi được hơn 2 tuổi, các ngón tay của trẻ đã trở nên khá khéo léo, nên giai đoạn này có thể thấy trẻ có thể tự nặn bánh viên tròn và nhiều việc tỉ mỉ khác. Khi đó, bạn hãy chuẩn bị thêm xô, xẻng và chai nước nhỏ vào bộ đồ chơi cát của trẻ nhé. Đối với trẻ, việc xách nước bằng xô khá là khó khăn, nên nếu dùng chai nước có miệng nhỏ thì trẻ có thể vận chuyển nước mà không làm sánh nước ra ngoài nhiều.

Chơi với cát là trò chơi yêu thích của trẻ. Trẻ thích thú với cảm giác với cát như cát mịn, cát hơi ẩm, cát ... Xem thêm

Vẽ tranh

Trước đó, trẻ mới chỉ toàn “vẽ nguệch ngoạc” nhưng đến giai đoạn này đã có thể vẽ được 1 đường hay vẽ hình tròn.
Gọi là hình tròn nhưng cũng có rất nhiều hình dạng như hình cơm nắm, hình lồi lõm…, trẻ đã có thể ý thức được sự bắt đầu, kết thúc của các đường nét và nối chúng lại.

Đây là minh chứng cho sự phát triển của trẻ. Khi những đường có điểm đầu và cuối nối lại với nhau được vẽ trên giấy, bối cảnh cũng như hình tròn đó sẽ trở thành thứ của thế giới khác và thường mang ý nghĩa nào đó. Nói một cách đơn giản, hình tròn mà trẻ đã tự vẽ ra có thể là người hoặc là động vật như “Đây là mẹ, đây là con chó…”. Và có rất nhiều trẻ sử dụng hình tròn đã vẽ để kể ra những câu chuyện thú vị. Khi đó, bạn hãy vừa từ từ nhìn ngắm bức tranh, vừa lắng nghe câu chuyện của trẻ nhé.

Ngoài ra, có trường hợp trẻ chưa thể biểu đạt tốt tâm tư của mình bằng câu từ thì có thể biểu đạt tâm tư của mình trong tranh vẽ. Nhất định bạn hãy thử hỏi xem trẻ đã vẽ gì nhé.

Trẻ ở giai đoạn này, nếu tập trung thì cũng có trẻ vẽ được vài chục tờ trong 1 ngày. Để trẻ có thể tự do vẽ tranh, bạn hãy chuẩn bị cho trẻ những dụng cụ dễ vẽ như giấy, bút dạ, bút sáp…

Trước đó, trẻ mới chỉ toàn “vẽ nguệch ngoạc” nhưng đến giai đoạn này đã có thể vẽ được 1 đường hay vẽ hình tròn. Gọi ... Xem thêm

Cắt, dán

Gần đây, cuộc sống trở nên tiện lợi hơn nên người ta cho rằng cơ hội cử động ngón tay đang giảm bớt đi.
Việc cử động tốt các ngón tay cũng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Trẻ ở giai đoạn này có hứng thú với việc sử dụng các dụng cụ và làm các việc tỉ mỉ, nên bạn hãy thử áp dụng vào các trò chơi cho trẻ nhé. Khi sử dụng ngón tay, khả năng tập trung cũng tự nhiên được sinh ra.

Bạn hãy chuẩn bị chu đáo để trẻ thử chơi các trò như chơi giấy có thể dán, bóc; sử dụng hạt to để chơi luồn dây, làm thành vòng cổ hay dây đai; xé nhỏ giấy màu rồi dán vào giấy để tạo thành tranh…

Đây là giai đoạn trẻ sắp có thể sử dụng được kéo. Khi sử dụng kéo, trước tiên bạn cần giải thích kỹ cho trẻ về cách sử dụng kéo, các điểm lưu ý… sau đó mới cho trẻ sử dụng kéo. Không nên cho trẻ sử dụng kéo sẵn có ở gia đình, mà nên chọn cho trẻ chiếc kéo phù hợp với độ to của tay trẻ. Chiếc kéo mà trẻ sử dụng vẫn là dụng cụ nguy hiểm. Khi trẻ sử dụng kéo, bạn cần dõi theo không dời mắt, hết sức chú ý để trẻ không bị thương.

Gần đây, cuộc sống trở nên tiện lợi hơn nên người ta cho rằng cơ hội cử động ngón tay đang giảm bớt đi. Việc cử ... Xem thêm

Sách tranh

Việc đọc sách tranh cho trẻ, không chỉ là cùng trẻ thích thú với thế giới trong câu chuyện, mà trẻ còn cảm nhận được sự ấm áp từ bố mẹ và cảm thấy an tâm.

Trẻ thường tập trung vào sách tranh được khoảng 10 hoặc 15 phút. Khi trẻ nói “Mẹ đọc sách tranh cho con đi!”, mẹ nhất định hãy tạm gác lại việc chuẩn bị bữa cơm hay lau dọn… để đọc sách tranh cho trẻ.

Ở giai đoạn này, trẻ thường nài nỉ để được đọc cho nghe 1 cuốn sách tranh nhiều lần “1 lần nữa, 1 lần nữa”. Nếu trẻ đưa ra yêu cầu muốn bạn đọc cho nghe dù là cùng 1 cuốn sách thì bạn hãy đọc cho trẻ nghe nhiều lần cho đến khi trẻ hài lòng.

Thời gian đọc sách tranh cho trẻ không đặc biệt cố định, nhưng có mẹ đã chia sẻ rằng khi đọc sách tranh cho trẻ trước khi đi ngủ thì trẻ đã luyện được thói quen ngủ. Hàng ngày, lặp đi lặp lại một việc giống nhau thì sẽ tạo thành thói quen.

Việc đọc cho trẻ nghe sách tranh dù bắt đầu từ khi nào thì cũng không phải là muộn. Cho dù từ trước tới nay bạn không mấy khi đọc sách tranh cho con thì cũng nhất định hãy thử bắt đầu từ hôm nay nhé.

Việc đọc sách tranh cho trẻ, không chỉ là cùng trẻ thích thú với thế giới trong câu chuyện, mà trẻ còn cảm nhận được ... Xem thêm

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Tăng trưởng và phát triển của trẻ 18 đến 24 tháng tuổi

Giải đáp các thắc mắc của mẹ khi bé uống sản phẩm dinh dưỡng Meiji

Có thể bạn muốn xem

Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ 18 đến 24 tháng tuổi

Khi được 18 đến 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức rõ bản thân và ý muốn “muốn tự mình làm mọi việc!”, “muốn thử thách!” của trẻ trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn nên khéo léo nắm bắt được “ý muốn” của trẻ và hỗ trợ để trẻ dần có thể làm được nhiểu việc hơn.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 16 đến 18 tháng tuổi

Từ 16 đến 18 tháng tuổi là giai đoạn các ngón tay của trẻ dần dần có thể cử động một cách khéo léo, đồng thời khả năng bắt chước động tác, cử chỉ của những người xung quanh ngày một giỏi lên. Có nhiều việc trẻ muốn cùng mẹ làm, bạn nên coi trọng ý muốn thử thách với nhiều điều của trẻ.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 1 tuổi (12 tháng tuổi)

Khi được khoảng 1 tuổi (12 tháng tuổi), trẻ dần dần có thể tự mình bước đi. Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ không giống nhau, do đó ở tầm tuổi này, trẻ chỉ cần có thể hiểu được câu từ mà người lớn đang nói là đủ. Khi tròn 1 tuổi, trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc ăn dặm. Có thể chuẩn bị cho trẻ thực đơn là các món có thể cầm được bằng tay như cơm nắm, sandwich…

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji