Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 12 đến 15 tháng tuổi

Trẻ ở giai đoạn này chưa thể bày tỏ ý nghĩ bản thân một cách trọn vẹn bằng câu từ, nhưng đã dần dần hiểu được những điều mà đối phương đang nói. Đây là giai đoạn trẻ rất mừng rỡ khi được gọi đến tên mình.

Hiểu câu từ

Trẻ ở giai đoạn này chưa thể bày tỏ ý nghĩ bản thân một cách trọn vẹn bằng câu từ, nhưng đã dần dần hiểu được những điều mà đối phương đang nói. Trẻ dần tiếp thu mọi điều tương tự như tấm bọt biển hút nước. Những câu từ mà mọi người xung quanh như bố, mẹ… trò chuyện với trẻ sẽ được trẻ tích lũy và xâu chuỗi lại từng chút một. Bạn nên thường xuyên bắt chuyện với trẻ và cho trẻ trải nghiệm nhiều điều mới mẻ.

Mẹ đừng nên cho rằng “Dù có nói điều này thì con cũng chưa hiểu được” mà nên thường xuyên chia sẻ điều mẹ cảm nhận được qua lời nói với trẻ. Bố và mẹ cho trẻ tiếp xúc với nhiều câu từ sẽ kích thích niềm hứng thú và quan tâm của trẻ với ngôn ngữ hơn.

Ngoài ra, khi chơi các trò chơi như xếp hình…, bạn hãy thử vừa “Xin mời” vừa trao cho trẻ mảnh xếp hình. Trẻ sẽ bắt chước mẹ hơi cúi đầu, lần tới trẻ cũng sẽ nói lại “Xin mời” với bạn. Ở độ tuổi này nhiều mẹ vẫn thắc mắc liệu sữa mẹ có đủ dinh dưỡng cho bé không, mẹ yên tâm nhé vì độ tuổi này trẻ đã ăn được kha khá món ăn kết hợp cũng sữa mẹ hoặc sữa công thức thì bé vẫn phát triển tốt.

Trẻ ở giai đoạn này chưa thể bày tỏ ý nghĩ bản thân một cách trọn vẹn bằng câu từ, nhưng đã dần dần hiểu ... Xem thêm

Phát triển cơ thể

Khi trẻ được hơn 1 tuổi, các đầu ngón tay đã phát triển, nên từ trước tới giờ trẻ cầm nắm đồ vật bằng cả 5 ngón tay, thì chuyển sang có thể “nhặt” một cách khéo léo vật nhỏ bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Lúc này sẽ thường bắt gặp trẻ nhặt sỏi, mải mê ngồi nghịch cát trong công viên, khi ở nhà thì thường nhặt rác rơi trên nền nhà.

Khi trẻ được hơn 1 tuổi, các đầu ngón tay đã phát triển, nên từ trước tới giờ trẻ cầm nắm đồ vật bằng cả ... Xem thêm

Sự hiếu kỳ

Ngoài ra, sự hiếu kỳ với thế giới xung quanh của trẻ tăng cao cũng chính ở giai đoạn này. Trẻ thường nghịch các trò như lấy tất cả đồ trong ngăn kéo hay đồ trong ví của mẹ ra… Khi trẻ nghịch thì mẹ dễ sinh cảm giác khó chịu, nhưng những lúc này mẹ không nên vội vàng nóng giận, mà trước tiên hãy ngăn trẻ lại sau đó nhẹ nhàng dạy bảo “Con đã lấy ra nhiều nhỉ. Nhưng đây là những đồ quan trọng nên không được nghịch đâu!”.

Ngoài ra, sự hiếu kỳ với thế giới xung quanh của trẻ tăng cao cũng chính ở giai đoạn này. Trẻ thường nghịch các trò ... Xem thêm

Chảy dãi

Có trẻ bình thường không chảy dãi nhưng khi tập trung vào việc gì đó thì lại chảy dãi rất nhiều. Đến khi được khoảng 2 tuổi, trẻ vẫn thường cho bất cứ thứ gì vào miệng, nguy cơ nuốt phải vật nguy hại và bị nghẹt thở cao, nên những đồ vật trẻ có khả năng nuốt nhầm như cúc áo, kẹp giấy, tàn thuốc… cần được đặt ở nơi tránh xa tầm tay trẻ em. Ngoài ra, cũng cần chú ý vị trí để các chất tẩy rửa… Bé hoạt động nhiều ra mồ hôi nhiều cũng dễ xảy ra tình trạng rôm xảy, mẹ cố gắng theo dõi và trị dứt điểm tình trạng rôm xáy cho bé thấy thoải mái vận động hơn.

Có trẻ bình thường không chảy dãi nhưng khi tập trung vào việc gì đó thì lại chảy dãi rất nhiều. Đến khi được khoảng ... Xem thêm

Phát triển ngôn ngữ

Đây là giai đoạn trẻ dần hiểu được tên của mình. Khi được gọi tên “○○ ơi”, trẻ sẽ dừng tay đang chơi, xoay người và đáp lại bằng gương mặt cười rạng rỡ. Trẻ ở giai đoạn này rất mừng rỡ khi được gọi đến tên mình. Bạn nên thường xuyên gọi tên trẻ.
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn trẻ chuyển từ việc phát ra những từ không rõ từ như “ư ư”, “ak” …, dần đột nhiên lại thốt ra các từ có ý nghĩa như “mẹ”, “ba” …

Đối với trẻ, những lời bắt chuyện dịu dàng từ mẹ và bố sẽ là nguồn từ vựng cho trẻ. Bạn nên bắt chuyện với trẻ nhiều về những chủ đề xoay quanh cuộc sống thường ngày. Ngay cả khi cùng trẻ ra ngoài đi dạo, bạn cũng hãy trò chuyện nhiều với trẻ về thời tiết, hoa cỏ… Khi vốn từ vựng của trẻ đủ nhiều, trẻ dần dần sẽ nói ra các câu từ.

Bố mẹ chắc hẳn cũng rất mong chờ không biết trẻ sẽ nói ra từ gì đầu tiên. Dù trẻ gọi “mẹ” hay “bố” trước thì việc có thể nói ra từ có ý nghĩa cũng chính là một bước phát triển lớn đối với trẻ. Bạn nhất định hãy chúc mừng trẻ nhé.

Đây là giai đoạn trẻ dần hiểu được tên của mình. Khi được gọi tên “○○ ơi”, trẻ sẽ dừng tay đang chơi, xoay người ... Xem thêm

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 1 tuổi (12 tháng tuổi)

Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 16 đến 18 tháng tuổi

Có thể bạn muốn xem

Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 16 đến 18 tháng tuổi

Từ 16 đến 18 tháng tuổi là giai đoạn các ngón tay của trẻ dần dần có thể cử động một cách khéo léo, đồng thời khả năng bắt chước động tác, cử chỉ của những người xung quanh ngày một giỏi lên. Có nhiều việc trẻ muốn cùng mẹ làm, bạn nên coi trọng ý muốn thử thách với nhiều điều của trẻ.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ 18 đến 24 tháng tuổi

Khi được 18 đến 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức rõ bản thân và ý muốn “muốn tự mình làm mọi việc!”, “muốn thử thách!” của trẻ trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn nên khéo léo nắm bắt được “ý muốn” của trẻ và hỗ trợ để trẻ dần có thể làm được nhiểu việc hơn.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ 24 đến 36 tháng tuổi

Trẻ từ 2 ~ 3 tuổi nói khá trôi chảy và có thể giao tiếp được đoạn hội thoại ngắn. Thêm vào đó, đây cũng là giai đoạn trẻ học được khả năng tự suy nghĩ về sự vật, sự việc. Vì có thêm nhiều việc trẻ có thể tự làm một mình nên việc dành cho trẻ thật nhiều lời khen như “Con đã làm được rồi nhỉ!” khi trẻ làm được cũng rất quan trọng.

Xem chi tiết

Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Tăng trưởng và phát triển của trẻ ở khoảng 1 tuổi (12 tháng tuổi)

Khi được khoảng 1 tuổi (12 tháng tuổi), trẻ dần dần có thể tự mình bước đi. Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ không giống nhau, do đó ở tầm tuổi này, trẻ chỉ cần có thể hiểu được câu từ mà người lớn đang nói là đủ. Khi tròn 1 tuổi, trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc ăn dặm. Có thể chuẩn bị cho trẻ thực đơn là các món có thể cầm được bằng tay như cơm nắm, sandwich…

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji