Thai 10 tuần: Tất tần tật những gì mẹ cần biết để dưỡng thai

Trong giai đoạn thai 10 tuần tuổi, bé đã phát triển gần đầy đủ, nếu trong những tuần trước mẹ đã ốm nghén nhiều thì cũng đừng quá lo lắng, vì trong thời gian sắp tới triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần và mẹ sẽ sớm ngon miệng trở lại. Cùng Meiji tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi và những lưu ý để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh hơn nhé.

Sự phát triển và lưu ý đối với thai 10 tuần tuổi

Trọng lượng và kích thước khi thai được 10 tuần tuổi.

Em bé sẽ dài khoảng từ 3-4cm và nặng khoảng 4g. Mẹ có thể tưởng tượng em bé của mình đang có kích thước tương tự như một trái mận nhỏ.

Hình ảnh thai 10 tuần

Ở tuần thai này thai nhi đã phát triển đày đủ các bộ phận như người trưởng thành, rõ ràng hơn, mẹ có thể hình dung ra thai nhi lúc này như sau:

Thai 10 Tuan1
Hình ảnh siêu âm thai nhi 10 tuần tuổi
  • Đầu em bé đang to dần và trán bắt đầu phồng lên do sự phát triển của não bộ. Mỗi phút có 250.000 tế bào thần kinh được sinh ra.
  • Tay bé sẽ sớm xòe ra, những màng ngăn dần dần biến mất, và bé có thể nắm tay lại.
  • Hai lỗ tai bé gần định hình xong, mí mắt nhắm lại để bảo vệ mắt của bé.
  • Những chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu, và sẽ mọc sau khi sinh 6 tháng và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại.
  • Xương và sụn ở chân đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân, tay cùng khuỷu tay đã được hình thành.
  • Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước, bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể bé lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn.

Xem thêm: Vài điều cần biết về thai 11 tuần tuổi và lưu ý cho mẹ

Thai 10 tuần tim thai bao nhiêu?

Ở giai đoạn 10 tuần tuổi, tim thai của bé đập rất nhẹ và mẹ bầu hầu như không cảm nhận được điều này. Mẹ có thể lắng nghe được nhịp tim của bé khi siêu âm thai. Tim thai 10 tuần tuổi sẽ dao động ở mức trung bình khoảng 140-170 nhịp/phút, chỉ số này đều được áp dụng cho cả bé trai lẫn bé gái.

Thai 10 Tuan4
Thai nhi 10 tuần tuổi

Thai 10 tuần cần xét nghiệm những gì?

Để theo dõi kỹ hơn về sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi, mẹ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây khi tiến hành khám thai và siêu âm thai:

  • Kiểm tra huyết áp, chiều cao, cân nặng, khám da, niêm mạc.
  • Kiểm tra tay chân của mẹ để đánh giá có bị phù và tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân hay không.
  • Đo nhịp tim của thai nhi.
  • Kiểm tra kích thước tử cung để xem độ tương quan đối với ngày dự sinh.
  • Đo chiều cao đỉnh tử cung.

Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai 10 tuần

Điều đầu tiên bạn có thể nhận thấy khi mang thai được 10 tuần là bụng dưới có thể tròn hơn 1 chút. Điều này đồng nghĩa với việc tử cung to hơn do thai nhi ngày càng phát triển. Ở tuần này, tử cung của mẹ có kích thước tương đương một quả cam lớn rồi nên mẹ không thể diện được những chiếc quần bó sát như trước nữa.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của nội tiết, vùng da quanh đầu núm vú của mẹ sẽ đậm màu hơn. Đặc biệt, mẹ sẽ dần xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới, đường sẫm màu này sẽ đậm dần trong suốt thai kỳ và mờ dần sau khi sinh.

Cảm giác mệt mỏi: Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn này do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi.

Ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, các cơ trong đường tiêu hóa hoạt động yếu hơn: Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, chế độ ăn uống và hệ tiêu hóa của mẹ sẽ thay đổi dẫn đến hoạt động không được tốt. Do đó, mẹ bầu dễ bị trào ngược, ợ nóng, ợ chua. Các triệu chứng này sẽ nặng hơn nếu mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

Cảm giác chóng mặt: Do lượng máu ở giai đoạn này đang tăng dần để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nên mẹ sẽ có cảm giác chóng mặt.

Thai 10 Tuan5
Mẹ sẽ có cảm giác buồn nôn thường xuyên hơn khi mang thai 10 tuần

Ốm nghén: Đây là giai đoạn mẹ sẽ có cảm giác buồn nôn, ốm nghén thường xuyên. Và để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy tham khảo ngay các mẹo nhỏ mà Meiji gợi ý tại đây.

Nhạy cảm và dễ xúc động: Do sự thay đổi về nội tiết mà mẹ bầu sẽ nhạy cảm dễ xúc động và tủi thân hơn. Vì vậy, bố và gia đình hãy luôn làm chỗ dựa vững chắc cho mẹ những khi mẹ bất an hay lo lắng nhé.

Xem thêm: Thai 12 tuần: Khám phá điều kỳ diệu khi con lớn dần

Chăm sóc mẹ và thai nhi 10 tuần tuổi

Sau khi thực hiện các bước quan trọng để chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi thật tốt, mẹ bầu cũng cần chú ý dưới đây nhé:

Mặc đồ rộng: Khi mẹ bước vào chu kỳ thai sản, thay vì lựa chọn những chiếc quần ôm hay áo thun bó sát mẹ hãy chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát để bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thực đơn ăn mỗi ngày sẽ giúp mẹ bổ sung cho bé những dưỡng chất thiết yếu thông qua nhau thai.

Bổ sung vitamin: Việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ rất tốt trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Hơn nữa, mẹ có thể chọn vitamin tự nhiên từ các loại rau củ quả hoặc vitamin dưới dạng thực phẩm chức năng nhưng phải có sự hướng dẫn cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ có biết sữa bầu Mama Milk của Meiji là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, axit folic, DHA…được bổ sung vào sản phẩm với hàm lượng cao hỗ trợ cho mẹ có một thai kỳ vững chắc. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên của đường sữa, không bổ sung thêm đường sucrose. Mẹ hãy cùng Meiji tìm hiểu về sản phẩm ngay tại ĐÂY.

Bên cạnh chế độ ăn uống mẹ cần:

Giữ tâm trạng thoải mái: Tâm trạng mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến thai trong bụng, vì thế nên tránh những áp lực không đáng có, bồi dưỡng tinh thần nhiều hơn qua các hoạt động như: Đọc sách, nghe nhạc, massage cơ thể, đi bộ, để có một tâm trạng thoải mái nhất.

Vận động nhẹ nhàng: Vận động giúp mẹ thoải mái tinh thần và giảm được một số cơn đau.

Thai 10 Tuan
Bổ sung sữa bầu là điều cần thiết để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho bé

Bài viết được xem nhiều nhất:

Trên đây là sự phát triển của thai 10 tuần và những điều cần chú ý để mẹ có thể dưỡng thai thật tốt. Hãy đồng hành cùng Meiji để mẹ và bé có được thai kỳ an toàn nhé!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Em bé sẽ phát triển như thế nào khi mẹ mang thai 9 tuần tuổi?

Vài điều cần biết về thai 11 tuần tuổi và lưu ý cho mẹ

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji