Thai 21 tuần: Những điều thay đổi mà mẹ bỉm cần lưu ý trong giai đoạn này

Tuần thứ 21 đánh dấu giai đoạn thay đổi vô cùng quan trọng của trẻ. Vóc dáng, khuôn mặt, cơ quan nội tạng hình thành. Điều đặc biệt nhất chính là bé đã bắt đầu lắng nghe được giọng nói của mẹ và người thân, đồng thời, có dấu hiệu tương tác ngược lại. Nếu bạn chưa biết rõ sự thay đổi của bé ra sao khi được 21 tuần tuổi thì cùng Meiji tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

thai-21-tuan

Sự phát triển của thai 21 tuần tuổi

Dưới đây là những biểu hiện rõ ràng nhất của bé trong giai đoạn 21 tuần:

Trọng lượng và kích thước khi thai được 21 tuần

BoADCw7QnFkojFQbfaCNkhIj1MAZpLsXTdSUTWzPbZlUEOyTrvFWINPLp3AqHI1BCw ZfRUxRMWfb07R3pCDqPCafh5jgJ KbvnqQvkLrMBEmgrou4cqfk63TEXVdLfhjV8c0IlEK 34xY9n G
Trọng lượng và kích thước của trẻ 21 tuần tuổi

Ở tuần thứ 21, bé tiếp tục tăng trưởng vượt bậc về trọng lượng và kích thước. Thai nhi 21 tuần tuổi sẽ có cân nặng khoảng 360g và chiều dài khoảng 25,6 cm. Vóc dáng của bé như một quả lựu. 

Có nên siêu âm thai 21 tuần không?

Trong giai đoạn tuần 21 của thai kỳ, bạn nên thực hiện siêu âm 4D để giúp bạn và bác sĩ đánh giá được bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể thai nhi như dị dạng, hở hàm ếch, sứt môi… để đưa ra biện pháp kịp thời. 

Siêu âm 4D là bài kiểm tra rất quan trọng và cần khám đúng thời điểm mà bác sĩ yêu cầu và không nên trì hoãn. Nếu phát hiện qua tuần 24, dấu hiệu đó sẽ không còn rõ ràng nữa nên bác sĩ không thể đánh giá chính xác được. 

Xem thêm: Tuần thứ 22 – Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Dấu hiệu nhận biết thai 21 tuần khỏe mạnh

5kRa7d0axJR0OlNElEJmrwGeGl5Ff0HVawnAyBN8hBkeT042wlc30yDSIRX8YKx9K3CbIoX7TqBUgSVmWRuWfQIg7cmy48Tlicg9zqJYRd Pu7VH8l0QReS96rFUAma2Ch 6DRx3wS62v4bT Q
Dấu hiệu nhận biết thai 21 tuần tuổi khỏe mạnh

Những biến đổi trên cơ thể bé khiến mẹ bất ngờ như:

  • Cấu trúc khuôn mặt bé đã hình thành đầy đủ bao gồm mắt, mũi, miệng… Lông và tóc đã mọc rõ ràng hơn tuần thứ 20. 
  • Chân răng con có thể xuất hiện trong giai đoạn này. 
  • Bé phân biệt được ánh sáng, bóng tối. Vào khoảng thời gian này, hoạt động của bé điều chỉnh dần theo cách bé nhận diện thời gian. Giấc ngủ, vui chơi của bé theo chu kỳ thay vì “mưa nắng thất thường” như trước. 
  • Hệ tiêu hóa của bé tiếp tục hoàn thiện. Bé có thể nếm được thức ăn qua nhau thai trong bụng mẹ. Chính vì lẽ đó, lượng phân su lúc này tăng lên đáng kể. 
  • Tụy hoàn thiện để chuẩn bị cho những giai đoạn tiếp theo. 
  • Chất gây bao bọc bên ngoài cơ thể hình thành để bảo vệ bé khỏi tác động của nước ối trong bụng mẹ. 
  • Bé sẽ yêu thích việc di chuyển, trở mình hay huých vào bụng mẹ nên tần suất xuất hiện những hành động này dày đặc. 
  • Bé cảm nhận được mọi cảm xúc mà mẹ đang có. 

Hình ảnh thai nhi 21 tuần

UIlR4BrHGHz8OonYMCwMCBMwzobB04U AUq2h9wNtQzuEtbDPrtcMhuLPAmiz AjoPF1z3yDVWYCyOZbGg8UI5 SecYYSpT2g1LZctgauqYUNBX7AyMCsxjY3fPe119pZQMuohYjrSw8T39 Yw
Hình ảnh thai 21 tuần tuổi (mô phỏng)

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 21 tuần

Một số dấu hiệu mẹ bầu thường gặp khi có em bé được 21 tuần tuổi:

  • Với thai nhi 21 tuần tuổi, kích thước phần bụng của mẹ sẽ lớn lên trông thấy. 
  • Cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn do sự rối loạn hoocmon thai sản. 
  • Dịch âm đạo màu trắng hoặc trong, ra nhiều hơn, lỏng và không mùi. Nếu có bất kỳ màu sắc dịch khác biệt, nên đi khám bác sĩ để dự đoán dấu hiệu báo sinh.
  • Cảm nhận được chuyển động của con trong bụng nên sự gắn kết của con và mẹ càng ngày càng chặt. 
  • Tình trạng giãn tĩnh mạch xuất hiện rõ hơn vì áp lực lên phần dưới của mẹ càng ngày càng lớn. Cẳng chân và bàn chân của mẹ sưng lên, đau nhức nhiều hơn vào cuối ngày.
  • Xuất hiện rạn da trên bụng do phần da bụng giãn ra đột ngột để tạo “tổ ấm” phù hợp cho kích thước của con. Các vết rạn này xuất hiện ở mông, đùi, hông và ngực. 
  • Da tiết nhiều dầu hơn và dễ bị nám sạm hơn.

Xem thêm: Với thai tuần 23, các mẹ bỉm cần lưu ý điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé?

Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi 21 tuần tuổi

Hm GcaejKYcBlPyykvNm0V5jyl07v1NznF9Fz5C0d9JtSgpti9NlHTeLlhhc IhBwzfAz 7wbS6Dl99 Ys7rgNzo HpZ6SXKQQ JCp8XUcqP9w0aOUYMtrNvci9mMn6QA6 3EiV9BprkoeO8dw
Mẹ bầu nên lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi được 21 tuần

Để mẹ và thai phát triển khỏe mạnh, bạn cần ghi nhớ một số điểm sau:

  • Cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể vì bé cần có đủ chất sắt để tạo hồng cầu. Có thể thêm sắt bằng cách dùng các thực phẩm nhiều sắt như thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, ngũ cốc bổ sung sắt, rau chân vịt…
  • Mẹ có biết sữa bầu Mama milk của Meiji là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, axit folic, DHA….được bổ sung vào sản phẩm với hàm lượng cao hỗ trợ cho mẹ có một thai kỳ vững chắc. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên của đường sữa, không bổ sung thêm đường sucrose. Mẹ hãy cân nhắc sử dụng Mama milk cho sự phát triển vững chắc của con yêu nhé
  • Không nên sử dụng chất kích thích, đồ có cồn như trà, cà phê vì chúng sẽ làm hạn chế quá trình hấp thu và tiết axit của dạ dày khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động không ổn định. 
  • Cần uống đủ 6- 8 cốc nước/ngày và bổ sung thêm rau củ và hoa quả vào thực đơn hằng ngày mẹ nhé.
  • Đừng quên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày để bổ sung vitamin B cho cơ thể.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về thai 21 tuần tuổi. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Meiji về tuần thai của mẹ bỉm nhé. 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thai 20 tuần: Cần làm gì để mẹ và bé đều khỏe mạnh trong giai đoạn này?

Tuần thứ 22 – Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji