Tuần thứ 22 – Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Tuần thứ 22 là một dấu mốc vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển của trẻ. Cùng Meiji tìm hiểu những chuyển biến của mẹ và thai nhi khi được 22 tuần tuổi nhé.

thai-22-tuan

Sự phát triển của thai 22 tuần tuổi

Giai đoạn thai 22 tuần có nhiều chuyển biến mới mẻ mà mẹ và gia đình đều bất ngờ về bé.

Trọng lượng và kích thước khi thai được 22 tuần

C1HOKKbcLgYrbUY2didaa4RHi8e8qkYneXFsfaranku KgJP8pQt Nn7DsTKmbqOCyGq5rcp8lb7uD IajeFQLDqRPOfAVdFoAnFzTAjIsVZV 4BNqTz2oZyAVgkc8hjgHW4 ZzLExVPgd1NiA
Trọng lượng và kích thước của trẻ 22 tuần tuổi

Ở tuần thứ 22, bé có sự thay đổi vượt bậc về trọng lượng và kích thước. Thai nhi 22 tuần tuổi sẽ có cân nặng khoảng 430g và chiều dài khoảng 28cm. 

Ngoài ra, bé có nhiều biến đổi bất ngờ khác như:

  • Sự sinh trưởng của cơ quan sinh sản: Cơ quan sinh dục của trẻ bắt đầu hoàn thiện và rõ ràng hơn. Có thể quan sát được thông qua siêu âm.
  • Phát triển mí mắt và lông mày: Sau khi hoàn thiện các bộ phận trên khuôn mặt trong giai đoạn 21 tuần tuổi, bé đã mọc thêm lông, tóc. Đặc biệt rõ nhất ở phần mí mắt và lông mày.
  • Hoàn tất hình thành móng tay
  • Môi của bé khác biệt hơn: Môi của bé tách biệt hai phần môi trên và môi dưới. Ở giai đoạn này, mẹ có thể nhìn nhận bé có bị bất kỳ dị tật nào liên quan đến môi không. 
  • Đáp ứng âm thanh và động tác chạm: Ở giai đoạn 21 tuần tuổi, bé có phản ứng với âm thanh bên ngoài và đến 22 tuần thì những sự đáp lại và động chạm cơ thể với mẹ sẽ rõ ràng và mạnh mẽ hơn.
  • Chức năng hệ thống tiêu hóa và bài tiết phát triển
  • Hệ thần kinh dần hoàn thiện theo sự phát triển của tế bào não.
  • Phát triển hệ miễn dịch
  • Hình thành và tích trữ các mô mỡ giúp giữ ấm cơ thể

Xem thêm: Với thai tuần 23, các mẹ bỉm cần lưu ý điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé?

Có nên siêu âm thai 22 tuần không?

Đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng với em bé. Do đó, bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên tiến hành siêu âm màu trong giai đoạn 22 tuần tuổi này. Sở dĩ, tuần thứ 22 là một giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm mà các bác sĩ có thể quan sát được sự phát triển và hoàn thiện về các bộ phận, giác quan và cơ quan bên trong cơ thể của em bé. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bác sĩ và mẹ có thể tìm được cách giải quyết kịp thời để bé phát triển khỏe mạnh. 

Dấu hiệu nhận biết thai 22 tuần khỏe mạnh

OR Ovkng Cs DcUTj0Gu9GoSE6vulov9K9lL8Em5x47 VlexwewjSW11JQcsCkO5KCH7PTMjPvpeQp8cn2UiY5ylY574ZnCqJCxte1Exd OUVAWPINKsxB7iQ6u8 T9gyXp1cZWnoVJCIv0IrQ
Dấu hiệu nhận biết thai 22 tuần tuổi khỏe mạnh
  • Để biết thai có phát triển tốt hay không, mẹ có thể dựa vào trọng lượng và kích thước của trẻ để kiểm tra. Nếu thai quá lớn, việc sinh nở của mẹ sẽ gặp khó khăn. Nếu thai quá bé thì có khả năng bé bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. 
  • Mẹ cũng có thể dựa vào mức độ cử động của trẻ. Nếu thai phát triển tốt, bé sẽ thường hoạt động tối thiểu 3 lần/ngày và sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ. 

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và tư vấn giải quyết kịp thời. 

Hình ảnh thai nhi 22 tuần

Exbv7O1hI2GTzVvU0JzudRDCai Asi0tLQFfX  JmSSVMK VB1FaMw0tan3QSDC7XB7Njt30bCa8bHzz 3CI9yS BtNeEiOdpkSJW5Vess F6tlVM RDW9qTR3KD5 HjpF  7Qw0OzA MJ1LIg
Hình ảnh thai 22 tuần tuổi (mô phỏng)

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 22 tuần

PFliRbMck3WP9naWSt5AFYedFS3OIXEFb 2GSVSEXjBG Ij P1 BETUl0e9RnPzpUs2ki2YuBPCHr5P3cvYUVdczrT1OqP Hq7rpqwnlhy3lbP3A3U3OpdEFZKvI6V36iDES8Tye38i3xeLiUQ
Những thay đổi khi mẹ bầu mang thai 22 tuần

Một số dấu hiệu mẹ bầu thường gặp khi có em bé được 22 tuần tuổi: 

  • Tiết dịch âm đạo: Khi mang thai, lưu lượng máu đến âm đạo nhiều hơn nên việc tiết dịch tại vùng này cũng sẽ thay đổi hơn lúc bình thường. 
  • Có dấu hiệu khó thở: Khi con được 22 tuần, tử cung của người mẹ sẽ đẩy lên cao khoảng 1cm và liên tục đẩy lên khi con đến mốc 26 tuần tuổi. Việc đẩy tử cung như vậy làm chèn ép lên phần phổi khiến người mẹ khó hít thở đều đặn dẫn đến khó thở. Điều này khiến người mẹ hạn chế hoạt động mạnh và có dấu hiệu đau lưng, mỏi lưng thường xuyên hơn. 
  • Chân bị phù: Ở giai đoạn này, mẹ bầu có dấu hiệu tích nước nhiều hơn, đặc biệt ở phần chân. Do đó mới xảy ra tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai. Để hạn chế chân sưng phù, mẹ nên thường xuyên kê chân lên cao, mang các loại giày thể thao, giày đế thấp và thoáng mát. Có thể kết hợp mát-xa chân để tránh bị tê. 
  • Bị táo bón và ợ hơi liên tục: Ở tuổi thai 22 tuần, trong cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều hóc-môn progesterone. Đây là loại hóc-môn sinh ra trong thai kỳ sẽ khiến mẹ dễ ợ hơi, chướng bụng và khó tiêu. 

Ngoài ra, mẹ bầu có thể gặp nhiều dấu hiệu khác như: Tăng cân, thèm ăn, rụng tóc, trĩ, táo bón, … 

Xem thêm: Giai đoạn 24 tuần tuổi – Những chuyển biến nổi bật của thai nhi

Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi 22 tuần tuổi

EwbrXs6JeEa42I Bo2jLlIHBU9dkDhUlmxWwtd G5x Xix6d0Qr PPNO0RvHGX1bZ42yGCqOiXJElKgZ0BLH0nbcfuQg0gAzU AbIMCNAsn3NSczMqcBgGaWeSwQijoXbGZw6UzTpFBvuiItIQ
Mẹ bầu nên lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi được 22 tuần

Để mẹ và thai phát triển khỏe mạnh, bạn cần ghi nhớ một số điểm sau:

  • Cẩn thận khi di chuyển lên xuống ở cầu thang. Tuy nhiên, nên hạn chế tối thiểu việc sử dụng cầu thang bởi sự cân bằng của bạn ở giai đoạn này sẽ không ổn định. Do đó, có rất nhiều rủi ro.
  • Uống nhiều nước hạn chế tình trạng táo bón và trĩ. 
  • Việc tăng tiết dịch âm đạo làm bạn cảm thấy ẩm ướt và không thoải mái thường xuyên. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc dùng quần lót thoáng mát, thấm hút mồ hôi để khu vực này luôn thông thoáng.
  • Nên tập thể dục thường xuyên để khỏe mạnh và dẻo dai. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều khi sinh đẻ.
  • Chế độ ăn cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên đổi mới món ăn để kích thích ăn uống và cung cấp đủ chất cho em bé.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về giai đoạn thai kỳ 22 tuần tuổi và có những hiểu biết cơ bản về chăm sóc mẹ bầu và em bé trong giai đoạn cực kỳ quan trọng này. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Meiji về tuần thai của mẹ bỉm nhé. 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thai 21 tuần: Những điều thay đổi mà mẹ bỉm cần lưu ý trong giai đoạn này

Với thai tuần 23, các mẹ cần lưu ý điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé?

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji