Với thai tuần 23, các mẹ cần lưu ý điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé?

Khi bước vào tuần 23 của thai kỳ, thai nhi sẽ có nhiều điểm thay đổi bất ngờ. Vậy những điểm thay đổi đó là gì, cùng tìm hiểu với Meiji qua bài viết sau nhé.

thai-23-tuan

Sự phát triển và lưu ý của thai 23 tuần tuổi

Sự phát triển của thai 23 tuần tuổi thể hiện rõ nhất qua sự tăng trưởng về cân nặng lẫn chiều dài của bé.

Trọng lượng và kích thước khi thai 23 tuần

PKpYoWriZV AwjTMI PKlUjK9gbsUKZcFIVagpE5D EFPfdiaNcmpvcWJu3y3pcKeUwEz3mv4XeEeGfV3KouEWz5ZI S 2EkrVJYEFeLTe1wcuHHEady3tQTr0mDkCcJvkJVUSq7Kr6Mmr9BtQ
Sự phát triển về kích thước và trọng lượng của trẻ 23 tuần tuổi

Đối với thai nhi được 23 tuần, bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển về trọng lượng và kích thước. Có thể ví bé với kích thước cỡ một quả xoài lớn. Cụ thể, bé nặng khoảng 500g với kích thước khoảng 29 cm.

Mặc dù, ở 22 tuần tuổi, cơ thể bé bắt đầu tích trữ chất béo nhưng đến 23 tuần thì phần da bé vẫn chưa hoàn thiện hẳn. Da vẫn còn khá mỏng (có thể thấy được các cơ quan bên trong) và xuất hiện nhiều nếp nhăn. 

Bé tích cực hoạt động bằng cách di chuyển các cơ ở các ngón tay, ngón chân, cánh tay và chân. Mẹ có thể nhận thấy rõ ràng hoạt động đó trong bụng của mình. 

Xem thêm: Giai đoạn 24 tuần tuổi – Những chuyển biến nổi bật của thai nhi

Hình ảnh thai 23 tuần

WWklQ CyF9w6Lz7PWsGyEMhJr10znpYRrPbq5i0j5dG ViJ3GKyWrSgl0Wmd14z0oNN7BT FMXDyMg NGHJ GWXemjyCyUEk6SrOD65zMGmTDJqOLzr RRLk0W2locJvnBS TbzshYUvFyrSLQ
Hình ảnh siêu âm thai 23 tuần tuổi

Lưu ý dành cho mẹ khi thai ở tuần thứ 23

HPfoc4Yf4c4z5I5MCbx0fQ F38dNDwhn3PvH BZsk7a2DamhXBD2nMjlS0U9GO9lMxwCOe0Vz10UrCKYGNZzKn K1iRLBPwDc4HmCWIWA1A0jFknOq6fClwyMTo4matF8GY0CJmFa1soTCifSw
Một số gợi ý chống chuột rút cho mẹ bầu 23 tuần

Khi thai được 23 tuần, các mẹ bầu thường dễ bị chuột rút vào ban đêm. Những cơn chuột rút liên tục có thể khiến mẹ mất ngủ. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ khẳng định nào về nguyên nhân gây ra chuột rút.  

Một số cách làm giảm cơn đau chuột rút:

  • Khi bị chuột rút, để chân thẳng và uốn cong ngón chân và mắt cá chân về phía mũi của mẹ. 
  • Thường xuyên luyện tập bài tập co giãn để hạn chế mức độ chuột rút liên tục.  
  • Có thể mặc tất hỗ trợ vào ban ngày. 
  • Hãy thử đứng trên một bề mặt lạnh để giảm bớt chuột rút.
  • Tiến hành xoa bóp hoặc chườm ấm thường xuyên để giảm đau.
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.

Thai 23 tuần cần xét nghiệm những gì?

ImYUhinzR0Uolt3nXuHuUNgMS0qZAildrQHW8GOOJSEckcva1PuWj4FRTf6rYIbXBZiFHNIbWoCCmefJ39ZKeRW2m8nHHTR6OJwxI CHv8basYpTYlLgsAROf6MU29suF6HBpVadp8DxhipGAA
Những xét nghiệm mẹ bầu cần thực hiện trong giai đoạn này

Một số xét nghiệm mà mẹ bầu cần thực hiện trong giai đoạn này:

  • Kiểm tra cân nặng và kích thước của trẻ
  • Đo huyết áp
  • Đo khoảng cách từ đáy tử cung xuống xương mu để kiểm tra sự phát triển của thai nhi 
  • Kiểm tra nhịp tim và cử động của thai nhi
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm 4D để tầm soát dị tật thai nhi. 
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ/

Ngoài ra, trong cột mốc khám thai lần này, mẹ bầu cũng sẽ thực hiện tiêm uốn ván mũi đầu tiên. 

Xem thêm: Thai 25 tuần: Bạn biết gì về sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này?

Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai tuần 23

Ngày sinh càng đến gần thì chất lượng giấc ngủ của mẹ càng giảm sút. Đối với mốc 23 tuần tuổi, phụ nữ mang thai thường xuyên gặp nhiều lo lắng, đi tiểu thường xuyên và lắt nhắt, hay ợ nóng, đau chân và cảm giác khó chịu. Mặc dù vậy, sức khỏe của em bé chịu ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ nên mẹ phải luôn có một cơ thể khỏe mạnh. Để đạt được điều này, mẹ nên có một giấc ngủ sâu. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, mẹ có thể thử tắm nước ấm, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, thử thư giãn trước khi ngủ bằng một cuốn sách để dễ đi vào giấc ngủ. 

Bác sĩ khuyên mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang một bên thay vì nằm ngửa hoặc nằm sấp. Khi nằm nghiêng, lưu lượng máu đến nhau thai sẽ ổn định hơn và không bị đè nén. Nếu mẹ cảm thấy không quen, hãy thử đặt một cái gối giữa hai đầu gối để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể khi nằm nghiêng. 

Chăm sóc mẹ và thai nhi 23 tuần tuổi

GfIayT1ZLkz MIgu3mkyPQKHiVLuFkuWDNzaUB WIkz4L9MEwXCoIucte196SshfPKyc1sNTudpBuetpkvQFqUVexWSDMj5q9UdAb63s6gcdRImNT1Nl9bH2U WZGywUx1mu7 GaayZIX AIg
Một số dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung để em bé và mẹ khỏe mạnh

Để mẹ và bé luôn khỏe mạnh, trong giai đoạn 23 tuần tuổi này, mẹ cần tích cực bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của bé cũng như sức khỏe của mẹ:

  • Tăng cường canxi: Bằng việc bổ sung đủ canxi, bé có thêm chất dinh dưỡng để có thể cứng cáp hơn. Mẹ có thể tăng cường canxi trong cơ thể thông qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Một số thực phẩm giàu canxi như pho mát, sữa, sữa chua, cá mòi, hạt vừng, cải xoong, đậu phụ, ngũ cốc và quả sung…
  • Vitamin D: Mẹ cũng nên bổ sung thêm vitamin D theo chỉ định của bác sĩ để có thể hấp thu canxi một cách tốt nhất. Mẹ nên phơi nắng trong khoảng 7h – 9h sáng để hấp thụ vitamin D. Hoặc dùng các thức ăn giàu chất này như sữa, ngũ cốc, nước cam… 
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ: Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con. Nếu mẹ bị tiểu đường, cao huyết áp… thì sức khỏe của em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra tổng quát để nắm được tình hình của bản thân để chăm sóc em bé tốt hơn. 

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng với những thông tin mà Meiji đem lại, các bạn đã có thêm hiểu biết cơ bản nhất về giai đoạn 23 tuần tuổi của em bé. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo từ Meiji trong thời gian sắp tới nhé. 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Tuần thứ 22 – Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Giai đoạn 24 tuần tuổi – Những chuyển biến nổi bật của thai nhi

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji