Giai đoạn 24 tuần tuổi – Những chuyển biến nổi bật của thai nhi

Khi bước sang tuần tuần thứ 24, em bé có nhiều chuyển biến tích cực về cân nặng, kích thước, trí tuệ… Nếu bạn chưa biết những thay đổi đó là gì thì đừng bỏ qua bài viết này của Meiji. Cùng tìm hiểu sự phát triển của em bé và cách chăm sóc mẹ bầu 24 tuần nhé!

thai-24-tuan

Sự phát triển và lưu ý đối với thai 24 tuần tuổi

Dưới đây là những biến chuyển cần lưu ý khi tuổi thai của thai 24 tuần:

Trọng lượng và kích thước khi thai được 24 tuần tuổi

GTXWtqbWfMT5wGj MJd3r21U1tYOrof3hhyQ HvllXCwhQPOYqqjzFV 03aCwZy6WtCqJpalBRr 3 TopDNAfFy1gEDMX02l8B0ilUSGZDc5ZgEc5Uo8C6cDQlAvXiYk4NePT2898WIdP5eKiA
Trọng lượng và kích thước của thai 24 tuần tuổi

Tới tuần thứ 24, trọng lượng và kích thước của trẻ vẫn tiếp tục phát triển. Bé nặng khoảng 600g và kích thước khoảng 30 cm. Có thể ví von bé như hình ảnh của trái bắp nếp. 

Phần mỡ dưới da vẫn tiếp tục tích trữ nhưng vẫn chưa thể đáp ứng khả năng che phủ cho bé. Do đó, bạn có thể quan sát được các cơ quan của bé xuyên qua lớp da mỏng manh. Tuy nhiên, lúc này, da sẽ căng hơn nhiều so với giai đoạn 22 hay 23 tuần trước đó. 

Khi thai được 24 tuần tuổi, tức là 6 tháng, bé sẽ tích cực hoạt động và nghỉ ngơi xen kẽ. Các mẹ có thể cảm nhận rõ những cử động, thức, ngủ… của bé dễ dàng. Đa số hoạt động di chuyển của bé sẽ rõ nhất vào ban đêm. 

Đây là giai đoạn mà phổi bé bắt đầu phát triển. Mặc dù trong túi ối, bé nhận oxy qua nhau thai kết nối với mẹ nhưng khi sinh ra, phổi bé phải tự hoạt động để cung cấp oxy đủ cho việc hô hấp của bản thân. Chính vì lẽ đó, thời điểm 24 tuần là thời điểm bắt đầu hoàn thiện phổi. 

Ở giai đoạn tuần thứ 24, những hoạt động phát triển trước đó như sinh trưởng tế bào máu từ gan, lá lách vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Nhận thức và trí tuệ của bé liên tục phát triển mạnh mẽ. Bé có thể nhận diện được giọng nói của người thân hay cảm nhận rõ ràng cảm xúc của mẹ. Chính vì lẽ đó, mẹ nên được chăm sóc trong môi trường vui vẻ, tích cực để bé không bị tác động bởi những cảm xúc buồn, đau, lo lắng… liên tục cho đến khi được sinh ra. 

Xem thêm: Thai 25 tuần: Bạn biết gì về sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này?

Hình ảnh thai 24 tuần tuổi

BEQ8JeTUHYbP89rbDTe8ZmZtGnAd2PNRcZOvOsKhlpygIO54jNLljcYH0uNYdCStKsodRkSJzGCq0 E0ZaMactH0EahyzdaD6rcKLX1UZSLHr2W148RY3LWH46tvZPnI8R72s7avjvpM5k8jlQ
Hình ảnh mô phỏng thai 24 tuần tuổi

Thai 24 tuần tuổi tim thai bao nhiêu?

Ở những giai đoạn trước, tim thai của bé đã dần ổn định. Phụ nữ mang thai có thể lắng nghe mạch đập của con thông qua máy móc tại cơ sở khám. Nhưng ở 24 tuần tuổi, mẹ đã có thể nghe rõ và cảm nhận được nhịp tim của bé mà không cần đến máy móc. Nhịp tim sẽ ổn định và thay đổi phụ thuộc vào cảm xúc của người mẹ. Nhịp tim trung bình khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Nếu có những bất ổn trong nhịp đập ví dụ đập nhanh hơn 160 lần/phút hay đập chậm hơn 120 lần/phút, mẹ cần nhanh chóng đến ngay bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và giải quyết vấn đề kịp thời. 

Thai 24 tuần tuổi cần xét nghiệm những gì?

N21IYvVEuI 3MKAJN0kaVtzA3uv4G3vrWCEX8C1yugGJ2aKqX5bkh0ZmLO811Y1PvG9wXv3X049h72cjTUwqiHCnCK9AUICzNtjRp7kU23K6QZI5gsijoEhpFhyO93SCdb9U7pLPLMtZFmyKyA
Những xét nghiệm cần thực hiện khi thai được 24 tuần tuổi

Ở giai đoạn 24 tuần tuổi, một xét nghiệm mà mẹ bầu phải thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé là kiểm tra glucose máu. Xét nghiệm này dùng để xác định xem mẹ có bị đái tháo đường thai kỳ hay không. Đái tháo đường trong giai đoạn thai kỳ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của hai mẹ con. Việc theo dõi lượng đường trong cơ thể giúp mẹ điều chỉnh được chế độ ăn uống kịp thời. 

Ngoài ra, còn một số xét nghiệm khác như: 

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Kiểm tra độ giãn tĩnh mạch ở chân

Xem thêm: Thai 26 tuần tuổi: Những thay đổi quan trọng trong giai đoạn này

Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi mang thai 24 tuần

Một số thay đổi nổi bật về cơ thể người mẹ khi mang thai được 24 tuần tuổi:

  • Đau lưng
  • Đau bụng dưới nhiều hơn
  • Tăng cân nhanh
  • Lông, tóc mọc dài và nhanh hơn
  • Ngứa
  • Khó chịu
  • Da khô

Nguyên nhân lý giải cho những dấu hiệu nay chính là sự phát triển nhanh về kích thước và cân nặng của bé khiến cho cơ thể người mẹ căng tức liên tục. 

Mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng ngứa bằng cách xoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh rạn da và ngứa ngáy. 

Chăm sóc mẹ và thai nhi 24 tuần tuổi

O Cg HCinwAKU1ACbTjJ4Iezy5uYBawMZY8dC3aPG4ObSRttuq2D3i1GqRiB754xutZnGhbCZKklaFGxRae1hnYfXg  DClfEvrOPjez2M Ad81x5kq9eCqWNyN3D K4YvBM02vhNQxVE0vLAg
Cách chăm sóc mẹ và bé trong giai đoạn 24 tuần tuổi

Để sức khỏe cho mẹ và thai đảm bảo, cần thực hiện một số điều sau:

  • Thực hiện tập luyện thể dục thường xuyên: Trong giai đoạn này, tử cung sẽ có một số cử động tương tự mở tử cung để chuẩn bị sinh nở. Cảm giác tương tự bị đè nén ở bụng dưới. Việc tập thể dục sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và quen dần với những cơn gò nên không bị đau tức phần dưới nữa. 
  • Đảm bảo ăn đầy đủ dưỡng chất trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Giữ tâm lý tích cực khi mang thai.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng với những thông tin này, mẹ bầu 24 tuần tuổi sẽ thêm phần hiểu biết và tự tin hơn về kiến thức thai kỳ. Đừng bỏ qua những bài viết tiếp theo trong chuỗi kiến thức dưỡng thai theo chu kỳ của Meiji nha!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Với thai tuần 23, các mẹ cần lưu ý điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé?

Thai 25 tuần: Bạn biết gì về sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này?

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji