Thai 26 tuần tuổi: Những thay đổi quan trọng trong giai đoạn này

Khi thai được 26 tuần tuổi, phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được nhiều sự khác biệt vượt bậc của con so với những tuần trước. Đó là sự thay đổi về trọng lượng, kích thước và khả năng nhận biết của trẻ. Nếu bạn cũng đang tò mò giống Meiji về những thay đổi của trẻ trong giai đoạn 26 tuần thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

thai-26-tuan

Sự phát triển và lưu ý với thai 26 tuần tuổi

Khi thai bước sang tuần thứ 26, đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với mẹ và bé bởi thời điểm này là sự đánh dấu cho đoạn thời gian cuối cùng của việc mang thai. 

Trọng lượng và kích thước khi thai được 26 tuần tuổi

3bNKbM0RPepOl8uhT6JxQsIvUByFfoKwK6WgBVKXiuBSE8cXU3 KXfvvCr 1fZbmFaLlBIMs9SLXwT0KIYg5y RbsUkV3zyXMvvUxZhbQAQrER2bq3Q4wjx0TBEty6COCY8cM7wcnK4kwn9ow
Trọng lượng và kích thước của bé khi được 26 tuần tuổi

Trọng lượng và kích thước cơ thể bé sẽ liên tục thay đổi mạnh mẽ theo từng tuần. Lúc này, vóc dáng của bé trông như hình ảnh của một củ cải đường. Bé sẽ nặng khoảng 900 gram và chiều dài khoảng 35.1 cm. 

Một số sự biến chuyển khác của bé:

  • Phần mỡ liên tục được tích trữ qua các tuần thai nên lúc này da bé đã dày hơn, căng bóng hơn. 
  • Bé dịch chuyển phần đầu vào tư thế chuẩn bị sẵn sàng được sinh ra. Một số bé vẫn chưa có hiện tượng chuyển mình thì các mẹ bỉm có thể đến khám và nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp để có thể hỗ trợ sinh nở bình thường. 
  • Hệ tuần hoàn và mạch máu đã hoàn thiện hoàn toàn khi bé được 26 tuần. 
  • Phổi hoạt động mạnh mẽ hơn trước. 

Xem thêm: Những chuyển biến nổi bật của thai và mẹ trong tuần thứ 27

Hình ảnh thai 26 tuần tuổi

TZYw V0U8NlwlH7e7 07kom5aGD0Y2mOLRZJ42x2b1PXd2FpZpoFjUR0ieAAnlgHHflwEuV2gzAoLt2HHRjCcyi4C0SHOo8Bye4EwGM9dsfws2D XsZ07QW0tCbvGl745Q Zk3feGiFT1npvUg
Hình ảnh bé 26 tuần tuổi trên phim siêu âm

Thai 26 tuần tuổi tim thai bao nhiêu?

Như đã đề cập ở trên, khi bé được 26 tuần tuổi thì hệ hô hấp của bé đã hoàn thiện. Nếu bé khỏe mạnh, nhịp tim bình thường sẽ vào khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Nếu kiểm tra thấy bất kỳ điều gì bất thường, tức là ít hơn 120 lần/phút hay nhiều hơn 160 lần/phút, bạn cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Thai 26 tuần tuổi cần xét nghiệm những gì?

J1XtmSbgKJ BL3TLhjqjkscIDCgrXgKE Ly7XGAdKEr713IILRoh3ug09hSZRyGdDeDcAv Q0HAbXoswwFXHQUo5WN4yETM B9ufi1Byr4vaQLs9dO0jv2u SVF1fXQG FrnAoFCo0bk I93yg
Những xét nghiệm cần thực hiện cho mẹ bầu 26 tuần tuổi

Mẹ cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản sau để đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho mẹ và bé:

  • Siêu âm và thực hiện khám theo chỉ định bác sĩ.
  • Kiểm soát tiểu đường thai kỳ. 
  • Theo dõi vận động và nhịp tim của thai nhi. 
  • Tiêm phòng uốn ván mũi 1. 
  • Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đi khám ngay. 

Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi mang thai 26 tuần

0s24Ummy3Ld4SxtcLQkSRDSTp8EhvP4nf A940FRhmGVCZTaeTEdGkba H CQdx OzpG9sxpUr4H2lm6JvAkMLhaDvdJwWzoBRMCDIB Sf6GWfwYfJcGVzkq8IF SrFG FP AY8ziAEsU7yvbg
Thay đổi nổi bật của người mẹ khi bé được 26 tuần

Khi thai được 26 tuần, lúc này, phần bụng của mẹ đã lộ rõ. Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn di chuyển, đi đứng rất nhẹ nhàng. Những thay đổi rõ nhất của mẹ trong giai đoạn này là:

  • Có thể bị sưng phù chân vào ban đêm nhưng sáng hôm sau, chân sẽ bình thường trở lại.
  • Gặp vấn đề về khớp chân, khớp gối bởi trọng lượng của cơ thể tăng lên quá nhanh. 
  • Gặp khó khăn khi phải ngồi xổm vì phần bụng lớn lên khá vướng víu. 
  • Vú sản xuất sữa non lần đầu. Sữa non là dòng chất lỏng sánh, thường có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, chứa rất nhiều kháng thể tốt cho cơ thể bé.
  • Mẹ sẽ cảm thấy nhiều cơn gò sinh lý Braxton Hicks hơn bởi bé càng ngày càng lớn và di chuyển liên tục. Điều này tác động mạnh lên bàng quang làm mẹ phải thường xuyên đi vệ sinh.  

Xem thêm: Thai 28 tuần và những điều mẹ bỉm cần biết trong giai đoạn này

Chăm sóc mẹ và thai nhi 26 tuần tuổi

2w OIOafRKKX7Ev CPit9Y1XN2u9k5a88Ez18XSLRhraiDbvxHT1vIaS7ZN4bNv4q65QhmqRKbe IWXUNL9mMY3gmthKtAFdJr0dgzCX5gg 6zObV2F1UKRkng8DTkdWYr ICPcXmhb4 YsclA
Chăm sóc mẹ và bé khi bé được hơn 6 tháng

Để mẹ và bé khỏe mạnh trong những tuần thai gần cuối, cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Theo dõi và có kế hoạch ăn uống lành mạnh: Đối với thời điểm này, nhiều mẹ cảm thấy rất thèm đồ ngọt, đồ dầu mỡ… Tuy nhiên, sử dụng loại thức ăn này không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Nếu lượng đường, mỡ tích trữ nhiều trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch… Những bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến mẹ và bé sau này. Do đó, phải thực hiện kiểm soát và ăn uống theo kế hoạch cũng như gợi ý của bác sĩ. 
  • Bổ sung thực phẩm chức năng: Có thể bổ sung vitamin, chất khoáng thông qua thức ăn. Nhưng nếu lượng thức ăn vẫn không đủ đáp ứng được mức độ dinh dưỡng cần thiết thì mẹ bầu bổ sung qua việc dùng thêm thực phẩm chức năng. Vitamin D là một loại khoáng chất cần thiết cho giai đoạn này. Có thể lấy vitamin từ thức ăn như cá hồi, sữa, nước cam… 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Nhiều mẹ bầu cảm thấy cơ thể nặng nề nên rất lười vận động. Tuy nhiên, nếu không tích cực hoạt động thể chất thì việc sinh nở sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai bé như thoái hóa cột sống, khớp, xương… 

Bài viết được xem nhiều nhất:

Với những thông tin trong bài viết này, Meiji hy vọng các mẹ bỉm đã tự tin hơn về kiến thức chăm sóc thai nhi ở tuần thứ 26. Hãy yêu thương con bằng việc chăm sóc kỹ càng cho sức khỏe của mẹ và bé ngay từ trong bụng. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Meiji trong thời gian sắp tới nha. 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thai 25 tuần: Bạn biết gì về sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này?

Những chuyển biến nổi bật của thai và mẹ trong tuần thứ 27

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji