Những chuyển biến nổi bật của thai và mẹ trong tuần thứ 27

Khi thai chuyển sang giai đoạn 27 tuần tuổi, sự phát triển về kích thước và trọng lượng của bé vẫn tiếp tục tăng. Phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận cơ thể mình nặng nề hơn đôi chút, thường xuyên mệt mỏi và cáu gắt hơn. Ngoài ra, có rất nhiều điểm khác biệt rõ rệt hơn tuần thứ 26. Nếu bạn cũng đang thắc mắc giống Meiji về những thay đổi của trẻ trong giai đoạn 27 tuần thì đọc ngay bài viết này nhé!

thai-27-tuan

Sự phát triển và lưu ý với thai 27 tuần tuổi

Khi thai bước sang tuần thứ 27, mẹ sẽ có rất nhiều câu hỏi trong giai đoạn này: Bé lúc này đã quay đầu hoàn toàn hay chưa? Sức khỏe của bé như thế nào? Có nên bổ sung thêm chất gì cho bé hay không? Đây là điểm kết thúc cho giai đoạn tam nguyệt thứ hai trong chu kỳ mang thai. Cùng tìm hiểu những thay đổi của bé trong giai đoạn này nhé! 

Trọng lượng và kích thước khi thai được 27 tuần tuổi

thai-27-tuan
Trọng lượng và kích thước của thai 27 tuần

Trọng lượng và kích thước cơ thể bé liên tục tăng trưởng mạnh mẽ theo từng tuần. Lúc này, hình dáng của bé sẽ gần giống một cây súp lơ. Bé sẽ nặng khoảng hơn 900 gram và chiều dài khoảng 36.6 cm. 

Một số sự biến chuyển khác của bé:

  • Bé đã hoàn thiện về hình dáng của một em bé sắp được sinh ra. Toàn bộ tay, chân, khuôn mặt… đều đã có hình ảnh cố định. Tuy nhiên, về vóc dáng, bé vẫn gầy hơn khi sinh ra đôi chút. 
  • Khả năng lắng nghe và hồi đáp của bé với những tác động bên ngoài từ bố mẹ, người thân… mạnh mẽ hơn. Có thể nhận ra được giọng nói của tất cả mọi người thường xuyên tương tác với bé. Đôi khi, mẹ cảm thấy bé không lắng nghe được mẹ. Nhưng điều này cũng khá dễ hiểu. Bên trong tai bé có một lớp sáp dày để ngăn cho nước ối không vào trong tai, làm nứt tai nên lớp sáp đó cũng ngăn cản việc lắng nghe của bé. 
  • Bé đạp nhiều hơn, xoay người hay trở mình nhiều hơn.  

Xem thêm: Thai 28 tuần và những điều mẹ bỉm cần biết trong giai đoạn này

Hình ảnh thai 27 tuần tuổi

1616739748 206 Thumbnail Width640height480 Schema Article
Hình ảnh thai nhi 27 tuần trong tương quan với các giai đoạn còn lại

Thai 27 tuần tuổi tim thai bao nhiêu?

Trong giai đoạn này cho tới khi sinh ra, nếu hệ hô hấp của bé ổn định, bé sẽ duy trì nhịp tim đều đặn 120 – 160 lần/phút. Trong quá trình sinh hoạt, nhịp tim của bé sẽ ảnh hưởng bởi những cảm xúc của mẹ. Do đó, mẹ hạn chế những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, suy nghĩ nhiều, khóc, buồn… nhé!

Thai 27 tuần tuổi cần xét nghiệm những gì?

IMG 7689
Những xét nghiệm mà mẹ cần thực hiện khi thai được 27 tuần

Mẹ cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản sau để đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho mẹ và bé:

  • Kiểm tra chỉ số BMI của mẹ và bé. 
  • Kiểm tra huyết áp.
  • Kiểm tra chỉ số đường huyết. 
  • Kiểm tra sức khỏe của bé như nhịp tim, số lần đạp, tuổi thai…
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu. 
  • Kiểm tra lượng nước ối. 

Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi mang thai 27 tuần

WH1yEfl9uhOFak0FjaLTnRbVCDoseKlLTt56tuAqn2O9VVCqUiUI9C1lewbhq5Li3oTx5WD9Qy4M VYZ1QKo8WG3ubKIXJJxYiLAHy RqTjqcfT JUsMtYi0auM5KZu4HnALWPGTO08Yd8mGnA
Những chuyển biến của mẹ khi thai nhi được 27 tuần

Khi thai được 27 tuần, lúc này, phần bụng của mẹ sẽ lớn hơn so với tuần thứ 26 một chút. Một số bạn sẽ cảm thấy nặng nề khi di chuyển hơn giai đoạn trước. 

Các thay đổi rõ nhất của mẹ trong giai đoạn này là:

  • Cảm nhận được cơn gò sinh lý Braxton Hicks tương tự giai đoạn 26 tuần. Mẹ sẽ hơi khó ngủ vì thường xuyên đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
  • Vì phần bụng lớn dần nên mẹ bỉm khó nằm ngửa khi ngủ. 
  • Dễ bị ợ nóng.
  • Thường xuyên bị nhói đau, nóng ran ở phần bụng.   

Xem thêm: Thông tin về sự phát triển của thai 29 tuần cùng những điều mẹ không thể bỏ qua

Chăm sóc mẹ và thai nhi 27 tuần tuổi

luu-y-khi-cham-soc-me-va-be-vao-tuan-thai-thu-27
Những lưu ý khi chăm sóc mẹ và bé vào tuần thai thứ 27

Để mẹ và bé khỏe mạnh trong những tuần thai gần cuối, mẹ bầu cần tích cực thực hiện các hoạt động sau:

  • Không nên đứng quá lâu: Với kích thước của bé bây giờ, sẽ tạo rất nhiều áp lực cho phần chân, xương khớp chân của mẹ. Do đó, không nên đứng quá lâu và liên tục mà hãy luân phiên thay đổi tư thế giữa ngồi và đứng để giảm bớt áp lực lên phần chân mẹ. 
  • Chườm ấm chân: Nếu xuất hiện những cơn đau ở phần khớp chân, mẹ có thể thử chườm ấm để làm dịu cơn đau. 
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh: Để bé phát triển tốt, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng của bé đều được hấp thụ từ cơ thể mẹ. Do đó, mẹ phải khỏe mạnh thì bé mới có sức đề kháng và tăng trưởng tốt. 

Ngoài ra, còn một số biểu hiện mà mẹ cần lưu ý khi bé được 27 tuần:

  • Mẹ có dấu hiệu giống đến kỳ kinh nguyệt, đau bụng dưới nhiều, co thắt. 
  • Tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu. 
  • Tiết dịch âm đạo bị thay đổi, màu sắc bất thường như màu đỏ, hồng nhạt, nâu…
  • Rò rỉ nước từ âm đạo hoặc chảy thành dòng.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non. Do đó, nếu thấy bất kỳ một trong những dấu hiệu nào trên đây, mẹ cần đi đến bác sĩ ngay để được kiểm tra và nhận được những tư vấn từ bác sĩ. Sinh non trong giai đoạn 27 tuần là khá hiếm. Tuy nhiên, vẫn nên kiểm tra và theo dõi thường xuyên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 

Bài viết được xem nhiều nhất:

Meiji hy vọng với những thông tin trong bài viết này các mẹ đã tự tin hơn về tất cả kiến thức chăm sóc thai nhi ở tuần thứ 27. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Meiji trong thời gian sắp tới về tuần thai của em bé nha. 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thai 26 tuần tuổi: Những thay đổi quan trọng trong giai đoạn này

Thai 28 tuần và những điều mẹ cần biết trong giai đoạn này

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji