Thai 28 tuần và những điều mẹ cần biết trong giai đoạn này

Kích thước và trọng lượng của em liên tục tăng trưởng khi bé được 28 tuần tuổi. Ngoài ra, có rất nhiều điểm khác biệt rõ rệt hơn so với tuần 26 hay 27 như bé phản ứng tốt hơn với âm thanh, bé thường xuyên lắng nghe, thời gian hoạt động dài hơn… Nếu bạn đang không biết bé 28 tuần tuổi sẽ khác gì với giai đoạn trước đó thì cùng Meiji tìm hiểu những thay đổi của trẻ trong giai đoạn 28 tuần nhé!

Sự phát triển và lưu ý với thai 28 tuần tuổi

Có rất nhiều câu hỏi mà các mẹ thường thắc mắc trong giai đoạn này: Nếu bé chưa quay đầu trong giai đoạn này có sao không? Giai đoạn này cần thực hiện những xét nghiệm nào? Nên lưu ý những điều gì về sức khỏe của bé khi bé được 28 tuần tuổi? Nếu bạn cũng có những thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu với Meiji nhé! 

Trọng lượng và kích thước khi thai được 28 tuần tuổi

Thai Nhi 28 Tuan Tuoi Phat Trien Nhu The Nao 3
Trọng lượng và kích thước của thai 28 tuần tuổi

Khi bé được 28 tuần, trọng lượng của bé sẽ khoảng 1,1kg và chiều dài khoảng 37,6 cm. Hình dáng của bé lúc này gần giống với một quả cà tím cỡ lớn. Có thể thấy, trong giai đoạn này, bé tăng trưởng nhanh chóng về cả kích thước lẫn cân nặng.  

Một số sự biến chuyển khác của bé:

  • Bé đang chuẩn bị vào tư thế cho lúc sinh trong vài tháng kể từ bây giờ. Bé nằm chéo với đầu hướng xuống đùi trái của mẹ và mặt hướng vào mông mẹ, đây là ngôi trước chẩm phải. Nếu bé hướng mặt vào đùi phải của mẹ, bác sĩ sẽ gọi đây là ngôi trước chẩm trái.
  • Sự mở rộng và phát triển của các nếp rãnh ở não. Đây là dấu hiệu khẳng định sự hoàn thiện về trí tuệ của bé sau này. Hệ thần kinh và não tăng trưởng nhanh và vượt bậc. Ở 28 tuần tuổi, mẹ nên bổ sung thêm dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển trí não của bé theo tư vấn của bác sĩ. 
  • Hoàn thiện về thị giác. Bé có thể thấy một số hình ảnh bên ngoài thông qua lớp da bụng mẹ. Tuy nhiên, vẫn còn khá mờ. 
  • Cơ bắp dần cứng cáp hơn. Cấu trúc xương hoàn thiện. 
  • Phổi có dấu hiệu hít thở không khí. 

Xem thêm: Thông tin về sự phát triển của thai 29 tuần cùng những điều mẹ không thể bỏ qua

Hình ảnh thai 28 tuần tuổi

1 Me Bau 28 Tuan
Hình ảnh siêu âm 4D thai 28 tuần tuổi

Thai 28 tuần tuổi cần xét nghiệm và hỏi bác sĩ những gì?

3 Me Bau 28 Tuan
Những xét nghiệm cần thực hiện cho mẹ và bé vào tuần thứ 28
  • Khi thăm khám, mẹ nên hỏi bác sĩ về chứng tiền sản giật, đặc biệt là tiền sản giật nhẹ, vì bệnh lý này có thể trở nặng mà không có dấu hiệu cảnh báo nào. Hãy đảm bảo hiểu rõ các triệu chứng sớm như tăng huyết áp hoặc sưng nề mẹ nhé.
  • Mẹ cũng có thể hỏi các nữ hộ sinh về tất cả mọi thứ liên quan đến chăm sóc bé và cho con bú. Mẹ càng có nhiều kiến thức, việc chăm sóc bé sẽ càng dễ dàng hơn.

Mẹ cần theo dõi và duy trì thực hiện các xét nghiệm cơ bản sau để đảm bảo sức khỏe thai kỳ:

  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi.
  • Đo chiều cao của đỉnh tử cung.
  • Kiểm tra lượng đường glucose.
  • Xét nghiệm máu.
  • Tiêm vắc xin bạch hầu.

Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi mang thai 28 tuần

Chup Anh Bau2
Thay đổi trên cơ thể mẹ khi bé được 28 tuần tuổi

Khi mang thai được 28 tuần, mẹ đã đi được 2/3 chặng đường về đích khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Mẹ hãy cùng Meiji tìm hiểu những thay đổi của cơ thể ở tuần thai này nhé:

  • Do áp lực lên xương sườn và phần trên dạ dày ngày càng lúc càng tăng, những cơn đau mẹ phải chịu càng lúc càng nặng làm mẹ cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều so với trước kia
  • Dễ bị táo bón hoặc trĩ.
  • Thường xuyên đi vệ sinh, đặc biệt vào ban đêm.
  • Dễ bị đau tức ngực hoặc phần bụng dưới.
  • Mệt mỏi, thiếu ngủ, hay chóng mặt.
  • Bị chuột rút ở chân với cường độ dày hơn.
  • Một số cảm giác khó chịu mẹ phải trải qua trong quý đầu tiên của thai kỳ đang quay lại, mẹ có thể buồn nôn, ợ nóng do dạ dày bị tác động.
  • Cảm thấy da nhạy cảm hơn mặc dù mẹ chưa từng có làn da nhạy cảm. Một số bộ phận của cơ thể có thể phản ứng vì chúng bị căng, khô và bong tróc…

Chăm sóc mẹ và thai nhi 28 tuần tuổi

Mẹ hãy cùng Meiji điểm lại những lưu ý sau để trải qua tuần thai 28 một cách khỏe mạnh nhé!

  • Để chân và mông được nghỉ ngơi, thường xuyên thay đổi tư thế giữa đứng và ngồi. Tránh đứng liên tục, trong thời gian dài vì chân không chịu đựng được áp lực quá lâu. Thư giãn chân bằng việc kê gối và gác chân lên khi mẹ đang ngồi. 
  • Có thể nằm nghiêng một bên để tránh đè nén lên bé. 
  • Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Duy trì thói quen tập thể dục để tăng cường sức đề kháng và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
  • Để giảm bớt khó chịu trong tuần thai này mẹ hãy ăn nhiều bữa hơn với lượng thức ăn được chia nhỏ, vì mẹ vốn đã khó chịu, dạ dày chứa đầy thức ăn sẽ khiến cảm giác đó tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đấy việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin thiết yếu là rất quan trọng.
  • Mẹ có biết sữa bầu MAMA Milk của Meiji là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, axit folic, DHA….. được bổ sung vào sản phẩm với hàm lượng cao hỗ trợ cho mẹ có một thai kỳ vững chắc. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên của đường sữa, không bổ sung thêm đường sucrose. Mẹ hãy cân nhắc sử dụng Mama milk cho sự phát triển tối ưu của bé yêu nhé.
  • Uống nhiều nước để bổ sung cho lượng mồ hôi tiết ra và để duy trì việc điều tiết trong cơ thể. 
  • Quan tâm đến chế độ ăn uống kỹ càng.
  • Kiểm tra sức khỏe và thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có những thông tin cần thiết về sự phát triển của mẹ và bé trong thai 28 tuần. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo từ Meiji trong thời gian sắp tới.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Những chuyển biến nổi bật của thai và mẹ trong tuần thứ 27

Thông tin về sự phát triển của thai 29 tuần cùng những điều mẹ không thể bỏ qua

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji