Thai 30 tuần và những điều mẹ cần lưu ý để thai phát triển khỏe mạnh

Trong tuần thứ 30, thai nhi tiếp tục tăng trưởng về kích thước và trọng lượng. So với tuần thứ 29, cảm giác khó chịu của mẹ sẽ càng ngày càng tăng bởi mẹ luôn phải tìm cách để mẹ và bé đều thoải mái. Cảm xúc lo lắng, mệt mỏi và hạnh phúc xen lẫn với nhau vì bé đang chuẩn bị chào đời. Nếu bạn đang không biết bé 30 tuần tuổi sẽ có điểm gì khác biệt với bé của 29 tuần tuổi thì cùng Meiji tìm hiểu ngay những thay đổi của trẻ trong giai đoạn 30 tuần nhé!

thai-30-tuan

Sự phát triển và lưu ý với thai 30 tuần tuổi

Nhiều câu hỏi luôn thường trực trong đầu của mẹ rằng khi bé được 30 tuần tuổi: Bé vẫn chưa quay đầu hết trong giai đoạn này có sao không? Cần thực hiện những xét nghiệm nào để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé? Nên lưu ý những gì trong chăm sóc sức khỏe của bé và mẹ khi bé được 30 tuần tuổi? Nếu bạn cũng có những thắc mắc này, cùng tìm hiểu với Meiji nhé! 

Trọng lượng và kích thước khi thai được 30 tuần tuổi

Untitled 1 1590226112 84 Width640height480 Schema Article
Trọng lượng và kích thước của bé 30 tuần tuổi

Khi bé bước sang tuần thứ 30, vóc dáng của bé như một quả dưa hấu nhỏ. Trọng lượng của bé sẽ gần 1.319 kg và chiều dài khoảng 39.9 cm. Bé liên tục tăng trưởng về cả kích thước và cân nặng.  

Một số sự biến chuyển khác của bé:

  • Các cơ quan cơ bản của bé đều đã và đang trong quá trình hoàn thiện khi bé được 30 tuần tuổi. Có thể thấy, cân nặng của bé tăng lên rất nhanh vì đây là bước để bé tập trung phát triển ở mức độ cao nhất trước khi rời khỏi bụng mẹ. 
  • Chất béo dưới da dày hơn vì lớp chất béo này giúp giữ ấm cho bé sau khi sinh và làm cơ thể bé đầy đặn hơn.
  • Nấc cụt xuất hiện thường xuyên hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nấc cụt là hiện tượng xảy ra trong khoảng 10 tuần trước khi sinh sẽ giúp kích thích và phát triển não bộ của thai nhi trong giai đoạn đó.

Xem thêm: Thai 31 tuần: Những điều cần biết mẹ và bé đều khỏe mạnh trong giai đoạn này

Hình ảnh thai 30 tuần tuổi

1595304722 891 Thumbnail Width640height480 Schema Article
Hình ảnh mô phỏng bé được 30 tuần tuổi

Thai 30 tuần tuổi tim thai bao nhiêu?

Nhịp thai của bé 30 tuần đã dần ổn định. Với nhịp đập 120 – 160 lần/phút, đây là con số cố định của bé yêu trong suốt thai kỳ. Bạn có thể đo được chỉ số này tại những lần kiểm tra của bác sĩ. Thông qua chỉ số nhịp tim, mẹ có thể biết được tim bé có khỏe mạnh hay không, huyết áp hay tim mạch có vấn đề gì không.
Nếu có bất kỳ vấn đề gì bất thường, nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ xử lý kịp thời. 

Thai 30 tuần tuổi cần xét nghiệm những gì?

Mẹ cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản sau để đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho mẹ và bé:

  • Đo chiều cao của đỉnh tử cung.
  • Kiểm tra độ giãn tĩnh mạch chân, độ sưng bàn tay và bàn chân.
  • Kiểm tra lượng đường glucose.
  • Xét nghiệm máu.
  • Tiêm vắc xin bạch hầu.
  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp của mẹ và bé.
  • Kiểm tra nước tiểu.
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi.

Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi mang thai 30 tuần

2 Me Bau 30 Tuan
Những chuyển biến của mẹ khi thai nhi được 30 tuần

Những chuyển biến trong cơ thể mẹ mang thai 30 tuần:

  • Cảm giác mệt mỏi liên tục ập đến với mẹ vào những tuần thai cuối cùng. Mẹ có thể thấy không thoải mái khi ngồi, nằm bởi phần kích thước bụng liên tục lớn dần. Vì vậy, mẹ hãy chọn tư thế ngủ hoặc ngồi thật thoải mái. Nên đi ngủ sớm hơn bình thường để có một giấc ngủ đủ giấc.
  • Tử cung sẽ liên tục bị chèn ép vì kích thước của bé. Do đó, mẹ thường xuyên cảm thấy đau bụng dưới và có cảm giác mất thăng bằng.
  • Đau lưng là một triệu chứng rất phổ biến trong thai kỳ. 
  • Cơ thể mẹ sẽ chịu rất nhiều cơn chuột rút và sẽ nặng hơn trong những tuần cuối. Mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu những cơn chuột rút không thuyên giảm và càng ngày càng nặng, mẹ nên liên lạc với bác sĩ.

Xem thêm: Giai đoạn thai 32 tuần mẹ bầu và bé sẽ phát triển ra sao?

Chăm sóc mẹ và thai nhi 30 tuần tuổi

cham-soc-me-va-be-khi-be-duoc-30-tuan
Chăm sóc mẹ và bé khi bé được 30 tuần

Trong giai đoạn 30 tuần tuổi, để mẹ và bé đều khỏe, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Có thể nằm nghiêng một bên để tránh gây áp lực bên mẹ và bé. 
  • Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát để cơ thể không bị ẩm ướt vì mồ hôi tiết ra rất nhiều. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là việc rối loạn estrogen trong giai đoạn thai kỳ. Việc điều khiển thân nhiệt hoạt động kém hơn bình thường.
  • Thường xuyên vận động với cường độ vừa phải.
  • Uống nhiều nước (khoảng 8 ly nước/ngày) để duy trì hoạt động của cơ thể.
  • Theo dõi chế độ ăn uống kỹ càng. 
  • Kiểm tra sức khỏe và thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

Bài viết được xem nhiều nhất:

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về thai nhi 30 tuần. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo từ Meiji trong thời gian sắp tới nhé!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thông tin về sự phát triển của thai 29 tuần cùng những điều mẹ không thể bỏ qua

Thai 31 tuần: Những điều cần biết mẹ và bé đều khỏe mạnh trong giai đoạn này

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji