Thai 7 tuần: Sự phát triển của thai mẹ cần biết để dưỡng tốt hơn

Khi thai nhi được 7 tuần tuổi là thời điểm vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Điều quan trọng là mẹ nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động nhẹ nhàng thường xuyên để duy trì sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển của bé yêu. Cùng MEIJI tìm hiểu về sự phát triển của thai 7 tuần và những lưu ý để mẹ có thai kỳ thật khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

Thai 7 Tuan6 1200x675

Sự phát triển và lưu ý đối với thai 7 tuần tuổi

Trọng lượng và kích thước khi thai được 7 tuần tuổi

Ở tuần thứ 7, kích thước thai nhi vẫn rất nhỏ, chỉ bằng trái mâm xôi và dài khoảng 1,3cm, tim thai đã xuất hiện nếu mẹ đi khám trong tuần này, bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim thai thông qua máy siêu âm. Trong khi đó, kích thước túi ối sẽ dao động ở mức 20mm, trong giai đoạn này, thai nhi có nhịp tim bình thường vào thời điểm này là 90-110 nhịp mỗi phút.

Hình ảnh thai 7 tuần

Thai 7 Tuan1
Hình ảnh siêu âm thai nhi 7 tuần

Khi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, chắc hẳn mẹ đã quen dần với sự hiện diện của bé trong bụng rồi. So với tuần đầu tiên, ở tuần này bé có sự phát triển rõ rệt nhất. Từ bàn tay, bàn chân, bắt đầu phát triển những ngón tay và ngón chân có màng. Xương đuôi (Phần mở rộng của xương cụt) đang dần co lại và sớm biến mất trong những ngày tới.

Bên cạnh đó, các tế bào thần kinh cũng đang tích cực phân nhánh để kết nối lại với nhau, tạo thành một hệ thần kinh sơ khai. Các cơ quan nội tạng cũng phát triển nhanh chóng, bé đã có mí mắt và ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang được hình thành.

Thai nhi 7 tuần tuổi mắt sẽ to hơn và thậm chí bắt đầu có màu mắt, vào giai đoạn từ 6-9 tháng, màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng, gen di truyền từ mẹ và bố sẽ là yếu tố quyết định màu mắt của bé.

Tai của thai nhi 7 tuần cũng đã hình thành cả trong lẫn ngoài, chiếc lưỡi bé xíu cũng bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm. Nhưng trong tuần này, bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bộc lộ rõ giới tính.

Xem thêm: Thai 8 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi ở mẹ

Thai 7 tuần tim thai bao nhiêu?

Tuần thứ 7 là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển tim thai, lúc này, trái tim đã được chia làm 2 buồng trái, phải. Ở tuần thứ 7, nhịp tim thai trung bình sẽ từ 90-110 nhịp/phút và tăng dần trong những tháng về sau. Bác sĩ có thể xác định được nhịp tim thai khi siêu âm qua đường âm đạo.

Tại thời diểm này, tim thai chỉ bé bằng hạt gạo và mặc dù chưa hoàn thiện về cấu tạo nhưng trái tim đã thực hiện những chức năng nhất định. Nếu nhịp tim thai ở tuần thứ 7 dưới 70 nhịp/phút thì thai nhi sẽ đối diện với nhiều nguy cơ chết lưu, dị tật, gặp những biến chứng nguy hiểm.

Nếu sang đến tuần thứ 7 mà vẫn chưa thấy tim thai thì bác sỹ sẽ có thể nghi ngờ, yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra thai còn sống không như: xét nghiệm beta HCG …

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi vẫn phát triển bình thường thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Có thể do tim thai đã xuất hiện nhưng còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển sơ khai nên thiết bị siêu âm không thấy rõ được. Hơn nữa, mỗi thai nhi đều có quá trình phát triển khác nhau, nên có thể có tim thai trễ hơn.

Thai 7 Tuan2
Ở tuần thứ 7, nhịp tim thai trung bình sẽ từ 90-110 nhịp/phút

Thai 7 tuần cần xét nghiệm những gì?

Ở tuần thai thứ 7 mẹ cần xét nghiệm phôi thai, phương pháp xét nghiệm này được thực hiện trên cơ sở lấy máu của người mẹ và sau đó chiết tách lấy ADN tự do của phôi thai để phân tích. Đối với mỗi mẹ bầu, bác sĩ sẽ lấy khoảng 5ml máu để xét nghiệm, thông qua xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện được thai nhi có đang mắc một số bệnh di truyền hay mầm bệnh do đột biến gen gây ra hay không.

Ngoài ra, việc xét nghiệm phôi thai còn có thể phát hiện được các bệnh di truyền như bất đồng nhóm máu với mẹ, suy giảm miễn dịch do không có Gamme Globulin huyết, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh….….

Xét nghiệm này là xét nghiệm thường được áp dụng với những mẹ bầu có:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền.
  • Từng bị cúm, ốm trong thời gian mang thai hoặc dùng thuộc không đúng chỉ định.
  • Đã từng hoặc đang tiếp xúc với loại hóa chất độc hại trong thời kỳ mang thai.

Xem thêm: Em bé sẽ phát triển như thế nào khi mẹ mang thai 9 tuần tuổi?

Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai 7 tuần

Thai 7 Tuan7 1200x900
Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi thai 7 tuần tuổi

Thời điểm hiện tại vẫn còn khá sớm để có thể cảm nhận được rằng tử cung của bạn đang nong rộng ra, bụng bầu vẫn được che giấu bởi xương chậu và sẽ không nhô ra cho tới tuần 12. Ngoài ra, bạn có thể nhìn thấy những mạch máu nổi rõ ở vùng ngực và chân, nếu bạn đứng 1 chân sẽ cảm thấy chân đau và tê. Hãy cố gắng nâng chân lên bất cứ khi nào có thể, bạn có thể gác chân lên ghế thường xuyên để giúp lưu thông máu.

Mặc dù sự thay đổi cơ thể vẫn chưa thể hiện rõ ra bên ngoài, nhưng bạn đã có thể cảm nhận thấy cân nặng của mình đang nhích lên và mặc quần áo bị chật đi một chút. Thêm vào đó, hai đầu ti có thể sẽ lớn ra và thâm lại, thậm chí còn có mụn nhọt mọc quanh quầng vú. Những nốt này được gọi là Montgomery, giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa. Nếu bạn xuất hiện những nốt này trên ngực, đừng nặn hay nắn bóp, vì chúng thực sự rất hữu ích.

Chất dịch nhầy tiết ra từ âm đạo cũng nhiều hơn trước. Mẹ bầu không nên lo lắng, vì đây là điều bình thường xảy ra trong suốt giai đoạn mang thai. Trừ những trường hợp xuất hiện các dấu hiệu khác thường như dịch tiết ra có mùi khó chịu, chuyển sang màu vàng hoặc xanh và khiến vùng kín của bạn tấy rát. Lúc này, bạn nên tìm đến các bác sĩ khoa phụ sản để thăm khám.

Thêm một điều mà có lẽ khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng, đó là bạn sẽ được quay trở lại thời dậy thì ở tuần thứ bảy với nhiều nốt mụn xuất hiện trên mặt. Thủ phạm chính gây ra những nốt mụn “đáng ghét’ kia chính là sự thay đổi của các hormone thai kỳ. Bạn nên cẩn thận với những loại mĩ phẩm đang dùng cho da mặt, bởi một số sản phẩm có thể không phù hợp và không lành tính đối với thai phụ.

Trong tuần này, các hormone nội tiết tố trong cơ thể cũng thay đổi mạnh mẽ, dẫn tới những xáo trộn trong cảm xúc. Tuy nhiên, những nội tiết tố này đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp duy trì và ổn định thai kỳ, đồng thời đảm bảo cho bé yêu phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Bên cạnh mặt tích cực, nó còn gây ra một số vấn đề khác như thay đổi tính khí, “sáng nắng chiều mưa”, thất thường, cảm xúc bất ổn, kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, choáng váng, đau nhức ngực, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,…

Chăm sóc mẹ và thai nhi 7 tuần tuổi

Đây là thời điểm quan trọng vì lúc này mẹ và bé đều rất nhạy cảm. Ba mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng để việc chăm sóc hai mẹ con được thuận lợi nhất có thể:

Thai 7 Tuan5
Sữa Mama Milk Meiji dành cho mẹ bầu

Bổ sung chất sắt với hàm lượng gấp đôi để đảm bảo mẹ và bé không bị thiếu hụt trong thời gian này, mẹ nên dùng nhiều loại thực phẩm như thịt bò, trứng, rau xanh và hạnh nhân.

Để mẹ có thể đối phó với các cơn ốm nghén trong giai đoạn này, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn và nên ăn nhiều lần trong một ngày thay vì giữ thói quen ăn uống 3 bữa như trước đây. Mẹ bầu chỉ nên ăn thực phẩm đã nấu chín, uống đủ nước và tránh những loại thức ăn kích thích hệ tiêu hóa.

Bổ sung sữa bầu là cần thiết: Sữa bầu sẽ hỗ trợ dinh dưỡng vững chắc cho phụ nữ mang thai, từ đó thai nhi tiếp nhận dinh dưỡng cần thiết hoàn toàn từ máu của mẹ. Một trong những loại sữa được các mẹ bầu đánh giá cao đó là sữa Mama Milk của Meiji. Loại sữa này ngoài các dưỡng chất cần thiết còn chứa Fruto-oligosaccharide và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh các bài tập nặng hay vận động với cường độ cao. Hãy nghĩ đến việc đăng ký một lớp yoga dành cho bà mẹ mang thai hay một hình thức vận động khác tương tự trong khu vực gần nhà bạn ở.

Không hút thuốc hay không đến những khu vực có người hút thuốc lá vì khói thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho con khi còn trong bụng mẹ.

Bỏ thói quen rượu bia vì nó sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Trên đây là sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi và những thay đổi trên cơ thể mẹ để mẹ tham khảo và nắm bắt thông tin. Hãy cùng MEIJI cập nhật để có được thai kỳ khỏe mạnh của cả mẹ và bé nhé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Sự phát triển của thai 6 tuần và những kiến thức hữu ích cho mẹ

Thai 8 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi ở mẹ

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji