Thai 8 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi ở mẹ

Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào? Ở giai đoạn này, thai đã bắt đầu chuyển động nhẹ, nhịp tim cũng đã cao gấp đôi mẹ và cơ quan trong cơ thể được hình thành nhiều. Cũng trong giai đoạn này, mẹ bầu cần ăn uống, tập luyện điều độ để khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Cùng MEIJI tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi và những lưu ý để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Thai 8 Tuan4 1200x628

Sự phát triển và lưu ý đối với thai 8 tuần tuổi

Trọng lượng và kích thước khi thai được 8 tuần tuổi

Đến cuối tuần thai thứ 8, kích thước thai nhi mới chỉ bằng hạt đậu nhỏ xinh, khoảng 20.6mm và nặng chỉ vài gam. Cơ thể thai nhi cũng đang dần duỗi thẳng và đuôi đã dần biến mất, các ngón chân và ngón tay, dù vẫn có màng dính, đã bắt đầu chia ra. Mặc dù bạn không cảm thấy, thai nhi cũng đã bắt đầu chuyển động người và chân tay.

Cũng trong khoảng thời gian này, não bộ của thai nhi chính là bộ phận phát triển nhanh nhất, các tế bào thần kinh cũng đã bắt đầu phân nhánh để có thể kết nối với nhau và tạo thành các dây thần kinh gốc quan trọng.

Hình ảnh thai 8 tuần

Thai 8 Tuan1 1
Hình ảnh siêu âm thai 8 tuần tuổi

Thai 8 tuần tim thai bao nhiêu

8 tuần thai, tim cũng được chia thành 4 vách ngăn và các vách ngăn tim cũng được phát triển một cách nhanh chóng. Nhịp tim của bé lúc này rất nhanh, dao động từ 150-170 lần/phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ. Các ngón tay và chân cũng đang bắt đầu quá trình phân chia, khuỷu tay, khuỷu chân,… tay và chân cũng đã bắt đầu hoạt động một cách dễ dàng hơn nhiều so với tuần thai thứ 7.

Xem thêm: Em bé sẽ phát triển như thế nào khi mẹ mang thai 9 tuần tuổi?

Thai 8 tuần cần xét nghiệm những gì?

Việc khám thai lần đầu thường diễn ra khi mẹ bầu có thai 5-8 tuần. Ở lần khám này, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu về hormone Hcg trong trường hợp siêu âm chưa rõ túi thai hoặc là siêu âm có biểu hiện thai bất thường.

Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh: Bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,…

Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai 8 tuần

Tình trạng ốm nghén: Khoảng 75% phụ nữ khi mang thai có các triệu chứng của việc ốm nghén, các giác buồn nôn và nôn có thể xảy ra nhiều lần trong ngày và bạn sẽ không muốn ăn. Việc ốm nghén không có nghĩa rằng con bạn đang có điều gì bất thường và cảm giác buồn nôn thường sẽ không còn ở tuần thai thứ 12-14.

Mệt mỏi: Đây là cảm giác mà hầu hết các mẹ sẽ thấy trong thai kỳ đầu do các thay đổi về nội tiết tố và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống điều độ để giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt hơn.

Tăng tiết dịch âm đạo: Mức Estrogen cao hơn dẫn đến tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Dịch tiết âm đạo giúp ống sinh không bị nhiễm trùng, vì thế không cần phải lo lắng nếu điều này xảy ra.

Đầy hơi, táo bón và trào ngược dạ dày: Khi đường tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi và có thể xuất hiện táo bón. Do đó, hãy ăn những thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa.

Thai 8 Tuan3
Mẹ sẽ bị ốm nghén khi mang thai 8 tuần

Chăm sóc mẹ và thai nhi 8 tuần tuổi

Mặc dù đây là thời kỳ đầu khi mang thai, nhưng chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng. Hãy bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bằng cách bổ sung những bữa ăn đa dạng, bổ sung thêm một số loại sữa dành riêng cho các bà bầu hoặc các loại thực phẩm chức năng để mang lại sức khỏe cho mẹ và bé yêu cũng như giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.

Trong tuần thai thứ 8 này, mẹ có thể phải đối diện với hiện tượng ốm nghén tương đối nghiêm trọng hoặc thèm ăn một số loại đồ ăn nhất định.Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng. hãy tin tưởng vào bản năng của bản thân về điều này, có thể mẹ sẽ chỉ thêm những gì mà em bé đang cần, ví dụ như thèm thịt bò thì đồng nghĩa vơi việc bé cần bổ sung chất sắt, thèm uống sữa đồng nghĩa với việc bé cần bổ sung canxi. Mẹ có thể giảm bớt hiện tượng ốm nghén bằng cách tăng bổ sung kẽm và vitamin B6, ngoài ra bạn nên bổ sung các loại hạt sấy khô và có thể nhấm nháp thêm một chút trà trừng.

Cảm giác kiệt sức và mệt mỏi cũng là một vấn đề chính trong khoảng thời gian này, đừng lo lắng bởi nó là hiện tượng hết sức bình thường khi phụ nữ mang thai. Để có thể làm giảm bớt các cảm giác mệt mỏi, nên chuyển thực đơn từ tất cả các loại thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, gạo và mì ống sang các loại như bánh mì nguyên cám, gạo xay nguyên cám sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu. Những thực phẩm nguyên cám cũng có hàm lượng chất xơ cao và còn nguyên vitamin B vì không bị mất đi trong quá trình xay xát, đánh bóng gạo.

Bổ sung sữa bầu là cần thiết: Sữa bầu sẽ hỗ trợ dinh dưỡng vững chắc cho phụ nữ mang thai, từ đó thai nhi tiếp nhận dinh dưỡng cần thiết hoàn toàn từ máu của mẹ. Một trong những loại sữa được các mẹ bầu đánh giá cao đó là sữa Mama Milk của Meiji. Loại sữa này ngoài các dưỡng chất cần thiết còn chứa Fruto-oligosaccharide và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Thai 8 Tuan
Sữa Mama Milk Meiji dành cho mẹ bầu bổ sung dưỡng chất

Tránh xa các loại thực phẩm quá ngọt hay thức uống có caffeine, các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… cố gắng tạo thói quen ăn nhiều bữa/ngày. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, kể cả các loại nước rau ép, đồng thời nên ngủ trưa bất cứ khi nào có thể.

Tập thể dục đều đặn là điều mà mẹ nên làm, mẹ có thể tham gia các hoạt động bơi lội, đi bộ và tập yoga. Tập thể dục với cường độ vừa phải sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén, hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn,…

Xem thêm: Thai 10 tuần: Tất tần tật những gì mẹ cần biết để dưỡng thai

Để tránh đầy bụng, khó tiêu, bạn nên tránh những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, nên chọn những loại thức ăn dễ tiêu, nhiều chất xơ, ít tinh bột. Đặc biệt, mẹ mang thai trong tháng thứ 2 của thai kỳ nên tránh ăn cam thảo và các loại cá có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá bơn, cá thu vì chúng có thể gây sẩy thai.

Trong thời gian này, bạn cũng nên uống nhiều nước, uống đủ nước sẽ giúp giảm buồn nôn và tiêu hóa. Nếu uống nước lọc khiến bạn cảm thấy nhạt miệng, hãy thêm vài lát chanh hoặc cam để có hương vị và mùi vị hấp dẫn hơn.

Thai 8 Tuan2
Mẹ cần bổ sung đủ dưỡng chất để bé phát triển tốt nhất khi mang thai 8 tuần

Ngoài chế độ ăn uống và dinh dưỡng, các mẹ cũng nên thăm khám thai định kỳ để có thể theo dõi được tình hình phát triển cũng sớm phát hiện ra những bất thường nếu có ở thai nhi để có thể có những phương án can thiệp kịp thời.

Đối với bé, hãy tạo thói quen kết nối hàng ngày với bé, các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên dành 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 5-10 phút để nghĩ về bé. Thời gian này, mẹ ngồi lặng yên, tay đặt nhẹ nhàng lên bụng, tập trung vào hơi thở và bắt đầu nghĩ đến bé, mỗi lần thực hiện việc này sẽ là hành trình gắn kết đặc biệt giữa mẹ và bé, về cả thể xác lẫn tâm hồn.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Trên đây là những thông tin về thai 8 tuần tuổi và những lưu ý để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và bé phát triển tốt nhất. Cùng MEIJI chăm sóc cả mẹ và bé để có một thai kỳ khỏe mạnh với sữa Meiji cho mẹ bầu nhé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thai 7 tuần: Sự phát triển của thai mẹ cần biết để dưỡng tốt hơn

Em bé sẽ phát triển như thế nào khi mẹ mang thai 9 tuần tuổi?

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji