“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Thực đơn ăn uống khi mang thai tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu, cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ các quá trình sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ khó chịu, không thể ăn uống. Vậy ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu để có thể cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt mà vẫn không gây ngán cho mẹ?
Thực phẩm cho mẹ bầu cần đa dạng và phong phú. Việc lựa chọn thực phẩm vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu đồng thời giúp phát triển thai nhi khỏe mạnh là điều luôn khiến các bố mẹ quan tâm.
Thực đơn ăn uống khi mang thai tốt nhất cho thai nhi mà các bà mẹ cần biết là gì?
Nhiều mẹ bầu bị ám ảnh các món ăn dưỡng thai như: cháo cá hay đu đủ hầm giò heo,… Làm cho các bữa ăn không còn cảm giác ngon miệng và sự hấp thụ cho thai nhi cũng giảm sút. Vậy ăn gì tốt cho thai mà mẹ không bị ngán? Thông qua bài viết này, hy vọng phần nào sẽ giúp làm phong phú hơn thực đơn hàng ngày cho các mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Thực đơn trong 3 tháng đầu mang thai tốt cho mẹ và em bé
Ăn gì trong 3 tháng đầu để tốt cho thai nhi? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều bố mẹ hiện nay. Vì ở tuần thứ 3 thai kỳ, não trẻ đã bắt đầu hình thành và tuần thứ 8 những tế bào não bắt đầu phân nhánh tạo kết nối. Sau đây sẽ là thực đơn tham khảo vào thời điểm 3 tháng đầu tiên.
Các nhóm thực phẩm giàu omega 3
Cá béo và hàu: axit béo omega-3 không thể vắng mặt trong quá trình phát triển trí não của bé. Do đó, nếu đang tự hỏi bà bầu ăn gì để con thông minh, hãy nghĩ ngay đến cá, đặc biệt là những loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích… Đặt mục tiêu ăn ít nhất hai khẩu phần cá mỗi tuần hoặc nhiều hơn.
Trứng: chứa nhiều protein và ít calorie, đặc biệt là với trứng luộc. Loại thực phẩm này sở hữu một loại axit amin gọi là choline đã được chứng minh về khả năng hỗ trợ phát triển trí não và tăng cường trí nhớ cho thiên thần nhỏ trong tương lai.
Hạnh nhân: Hạnh nhân chứa chất béo lành mạnh, magie, vitamin E và protein. Thêm vào đó, hợp chất omega-3, vốn được biết đến với vai trò tăng cường trí não được tìm thấy rất nhiều trong hạnh nhân.
Các loại đậu: Cơ thể mẹ bầu cần sắt để vận chuyển oxy đến các tế bào thần kinh trong não bé. Bên cạnh thịt và hải sản, các loại đậu cũng chứa một lượng chất sắt dồi dào. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai được khuyến khích nên tăng cường món ăn này vào trong chế độ ăn uống.
Omega 3 giúp cho trí não thai nhi phát triển mạnh
Thực phẩm giàu axit folic
Rau xanh chứa nhiều axit folic (một loại vitamin vô cùng quan trọng cho việc hình thành tế bào não). Thai phụ nên bổ sung axit folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai để giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Axit folic tự nhiên có nhiều trong cải bó xôi, măng tây, súp lơ,…
Thực phẩm giàu protein
Trong khi mang thai mẹ cần ăn nhiều những thực phẩm giàu protein như: trứng, sữa, thịt cá, thủy hải sản….
Ngoài những thực phẩm và chất dinh dưỡng cần thiết nhất được nêu trên trong 3 tháng đầu, thì các mẹ cũng cần bổ sung các chất khác cho thai nhi để em bé sẽ được phát triển toàn diện nhất. Chúc các mẹ sẽ có cho mình một thực đơn giàu chất dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tối ưu.
Trong ba tháng giữa thai kỳ từ tuần 14 đến tuần 27 là giai đoạn phát triển mạnh của bé về hình dạng cơ thể cũng như các cấu trúc não bộ, vì thế việc ăn uống của mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ cực kỳ quan trọng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian đặc biệt quan trọng khi mà thai nhi phát triển nhanh nhất cả về cân nặng và trí não. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu ở giai đoạn này sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu. Đồng thời, mẹ bầu cũng có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.
Sắt là thành phần cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi không chỉ trong thời kỳ mang thai mà cả giai đoạn sau sinh. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, chán ăn, tăng nguy cơ sinh non… Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt quá mức sẽ dẫn tới thừa sắt, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu và cả thai nhi.
Bà bầu thèm ăn khi mang thai là chuyện bình thường trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể thèm món mặn, ngọt, những món mà trước đây mình không hề thích và cả những món thật kỳ lạ. Hầu hết các mẹ đều thèm ăn một món “điên dại” đến vậy. Tuy nhiên, dù thèm ăn nhưng mẹ bầu cũng nên chú trọng đến các cột mốc dinh dưỡng, những món nên hoặc không nên ăn trong thời kỳ mang thai.
Khi mang thai, cơ thể mẹ phải hoạt động nhiều hơn để vừa duy trì sức khỏe, vừa cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Do vậy, việc mang thai thực sự tiêu tốn nhiều sức lực. Đặc biệt, trong những ngày mùa hè nắng nóng, mẹ bầu sẽ càng cảm thấy rõ hơn sự nặng nề, mệt mỏi. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thân nhiệt của phụ nữ khi mang thai thường cao hơn so với người bình thường. Và vì vậy, những ly đồ uống mát lành và bổ dưỡng thực sự là một biện pháp tuyệt vời và cần thiết để giúp mẹ bầu thư giãn và thoải mái hơn trong những ngày hè oi bức. Mời mẹ cùng Meiji tìm hiểu top 5 đồ uống ngon tuyệt ngay sau đây để mẹ bầu có những lựa chọn phù hợp nhất!
Mang thai 9 tháng 10 ngày chẳng dễ dàng gì đối với mỗi mẹ bầu, đặc biệt là những ai phải trải qua những ngày tháng bầu bí trong cái nắng oi bức của mùa hè. Vậy có những cách nào giúp mẹ bầu “hạ hỏa” đây? Bài viết sau sẽ bật mí cho mẹ những loại trái cây vừa giúp giải nhiệt trong ngày hè, vừa cung cấp vitamin và chất xơ rất tốt cho cả mẹ và bé.
Mang thai vừa là một nghĩa vụ thiêng liêng, vừa là những giây phút trải nghiệm hạnh phúc của người mẹ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một cuộc chuyển dạ và sinh nở thuận lợi, yếu tố dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cũng đóng góp một vai trò nhất định. Vậy mẹ bầu cần bổ sung những chất dinh dưỡng gì để tốt cho cả mẹ và thai nhi?
Bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu, được cung cấp qua những bữa ăn cho mẹ bầu. Thì sữa bầu cũng đóng một vai trò quan trọng, trong việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Nhưng có những mẹ bầu không uống được sữa bầu thì phải làm sao?
Hiện nay, các mẹ đang khá thắc mắc về việc ăn rau diếp cá khi cho con bú có lợi gì không? Nhiều người biết là nó tốt nhưng lại lo ngại có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ bú, vậy chuyện thực hư thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua giải đáp của các chuyên gia.
Với nhịp sống hối hả ngày nay, các mẹ bầu thường không có nhiều thời gian để chăm chút cho bữa ăn của mình. Tình trạng chung trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu Việt đó là thiếu hoặc thừa một dưỡng chất nào đó dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong giai đoạn mang thai, việc cung cấp dinh dưỡng cho cả bé và mẹ rất quan trọng bởi việc này không chỉ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
DHA là một loại axit béo không no thuộc nhóm Omega-3 mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp, cần được bổ sung từ nguồn thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Chế độ ăn cho mẹ bầu trong quá trình mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, làm sao để vừa ăn đủ chất dinh dưỡng lại vừa không bị tăng cân quá nhiều luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết các mẹ bầu.
Hiện nay, đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một vấn đề phổ biến và dễ mắc phải. Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kì mức độ nào và chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai.
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng rất cần thiết cho các mẹ bầu. Hãy thật sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!
Canxi là một khoáng chất cần thiết cho con người đặc biệt là các bà bầu. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, protein niệu và phù. Các triệu chứng này sẽ mất dần sau 6 tuần […]
Khi thai lớn lên trong tử cung, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình. Có một số điều trước đây bạn không để ý nhưng khi mang thai sẽ phải quan tâm nhiều hơn.