Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và thai nhi?

Theo thống kê, cứ khoảng 7 mẹ bầu sẽ có một mẹ gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu, mà nó còn có thể gây nguy hiểm tới sự phát triển của thai nhi. Vậy tiểu đường thai kỳ có dấu hiệu gì, và nó có những ảnh hưởng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và thường sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Đa số các trường hợp tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu nào đặc biệt, và thường được phát hiện nhờ việc đi khám định kỳ và mẹ cần phải cảnh giác với nồng độ đường trong máu. Với một số trường hợp lượng đường tăng quá cao sẽ xảy ra một số dấu hiệu sau đây:

  • Thường xuyên đi tiểu: Khi mang thai, do sự gia tăng của hooc môn HCG và áp lực lên bàng quang tăng, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy buồn tiểu hơn bình thường. Đây là hiện tượng bình thường xảy ra ở hầu hết các mẹ bầu. Tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên, vì khi glucose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, kéo theo thận phải làm việc bằng cách xả vào nước tiểu.
  • Mẹ cảm thấy khô miệng và khát nước: Việc đi tiểu nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước, cần bổ sung thêm nước. Những mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thường.
  • Ăn nhiều: Những mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ thường xuyên cảm thấy đói.
  • Nấm âm đạo: Lượng đường trong cơ thể tăng khiến những vi khuẩn và các loại nấm men trong âm đạo có nguy cơ nhiễm cao. Nếu có dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi thì mẹ nên tới bác sĩ nhé.
  • Mắt mờ: Khi lượng đường trong máu tăng lên đột ngột và cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi này dẫn tới tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

  • Đối với mẹ: làm tăng tỷ lệ sảy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận và phải mổ lấy thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường typ 2 và các biến chứng liên quan đến tim mạch. Vì thế, mẹ bầu nên cân đối bữa ăn phù hợp để hạn chế tiểu đường thai kỳ.
  • Đối với thai nhi: Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức, trẻ sinh ra có nguy cơ vàng da sơ sinh và mắc bệnh chuyển hóa, nguy cơ tụt đường huyết sơ sinh.

Mẹ cần biết

Mặc dù vậy, nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Vì thế, mẹ nên tìm hiểu trước dấu hiệu tiểu đường thai kỳ để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. Việc theo dõi và khám thai định kỳ cũng là điều cần thiết giúp quá trình mang thai của mẹ an toàn hơn, khỏe mạnh hơn cho cả mẹ và bé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Làm thế nào để phòng ngừa bị rỉ ối ở mẹ bầu?

Chăm sóc “đặc biệt” cho mẹ mang song thai

Có thể bạn muốn xem

Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu?

Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu thường phàn nàn rằng mình rất khó ngủ và lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy biểu hiện của chứng mất ngủ như thế nào? Tại sao khi mang thai mẹ bầu lại khó ngủ? Có cách gì để cải thiện giấc ngủ không? Xin mời mẹ bầu cùng đọc bài viết dưới đây và lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất.

Xem chi tiết

Phương pháp thai giáo giúp phát triển trí não thai nhi

Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.

Xem chi tiết

9 cách đơn giản giúp giảm ốm nghén khi mang thai

Tình trạng ốm nghén khi mang thai Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu […]

Xem chi tiết

Những loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai không nên bỏ qua

Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó tiêm phòng đầy đủ là bước đệm vô cùng quan trọng giúp mẹ và thai nhi có thêm kháng thể để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong suốt thai kỳ. Đồng thời, giúp bé khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời khi chưa kịp tiêm phòng các mũi quan trọng.

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 2)

Một số cách phòng ngừa bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh thần Bản thân mẹ nên giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì […]

Xem chi tiết

Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)

Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao và cần phòng tránh như thế nào?

Xem chi tiết

Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.

Xem chi tiết

Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10

Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji