Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng cũng rất thường xuyên xảy ra gây khó chịu cho trẻ. Bài viết ngày hôm nay Meiji sẽ gửi đến các bạn Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh. Cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé!

Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh
Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi. Hiện tượng này xuất hiện là do cơ hoành và cơ liên sườn bị kích thích co thắt bất ngờ, đồng thời lúc đó nắp thanh môn đóng lại gây ra. Việc này xảy ra dứt đoạn và lặp đi lặp lại khiến trẻ phát ra những âm thanh khác lạ. Hiện tượng này hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi bởi những nguyên do sau:

Do trẻ bú quá no

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc trẻ bị nấc đó là do trẻ bú quá no.
Mặt khác, trẻ bú mẹ quá nhanh cũng dễ bị nấc cụt hoặc khi trẻ vừa quấy khóc, mẹ đã cho bú ngay cũng dễ khiến trẻ bị nấc.

Xem thêm: Quá trình mọc răng sữa của trẻ

Trào ngược dạ dày

Các cơ quan tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được phát triển hoàn thiện vì vậy đôi khi axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản cũng có thể gây ra hiện tượng nấc.

Nhiệt độ thay đổi

Thời tiết và nhiệt độ cũng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi thời tiết đột ngột trở lạnh mà trẻ không được giữ ấm đủ sẽ khiến không khí lạnh đi vào phổi và tạo ra tiếng nấc cụt.

Do bị dị ứng

Khi cho trẻ sử dụng sữa ngoài hay sữa mẹ, các mẹ nên chú ý và quan sát xem con có bị dị ứng với thành phần nào của sữa không. Khi trẻ bị dị ứng sẽ gây nên tình trạng viêm thực quản mà nấc cụt là một trong những biểu hiện của bệnh lý này. Thêm vào đó, các mẹ cũng nên cẩn thận trong khẩu phần ăn của mình bởi cũng không thể loại trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với những thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.

Hen suyễn

Một nguyên nhân cũng có thể dẫn đến việc trẻ bị nấc cụt đó chính là bệnh hen suyễn bẩm sinh do di truyền. Khi trẻ có cơn hen sẽ xuất hiện dấu hiệu khó thở, các ống phế quản phổi sẽ bị viêm làm hạn chế luồng không khí đi vào phổi sẽ khiến bé phát ra tiếng khò khè, cơ hoành bị co thắt dẫn đến việc trẻ bị nấc cụt.

Do trẻ hít phải khói, bụi

Môi trường xung quanh bé cũng cần được chú ý, do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện cho nên việc hít phải khói hoặc bụi từ môi trường sẽ khiến trẻ khó thở, hắt xì và nấc cụt.

Xem thêm: Kỹ năng theo từng tháng tuổi của trẻ khiến mẹ thích thú

Trẻ sơ sinh nấc cụt có sao không

Hầu như hiện tượng nấc cụt của trẻ thường là phản ứng thông thường khi môi trường bên ngoài tác động đến. Nấc cụt được coi là bình thường đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Xử lý khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Khi bé nấc cụt và quấy khóc, các mẹ lúc này nên bình tĩnh và thực hiện theo một số cách sau:

  • Nếu trẻ đang bú bị nấc cụt có thể cho bé tạm ngừng bú, sau đó mẹ vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi. Thực hiện nhẹ nhàng trẻ sẽ tự động hết nấc.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ tự ngừng cơn nấc của mình. Nếu như nấc cụt không làm trẻ khó chịu, mẹ nên để trẻ tự điều chỉnh. Ngược lại, trong trường hợp trẻ có biểu hiện khó chịu như quấy khóc….mẹ có thể thử cách cho con bú thêm sữa mẹ.

Sau mỗi lần cho trẻ ăn, các mẹ hãy quan sát xem trẻ có hiện tượng nấc cụt hay không. Nếu trẻ bị nấc cụt thì nguyên do có lẽ do mẹ cho trẻ bú sai tư thế khiến trẻ no và bú hơi. Vì vậy, các mẹ nên để đầu bé thẳng để hạn chế lượng không khí vào bụng trẻ.

Xem thêm: Hướng dẫn tắm nắng đúng cách giúp bổ sung vitamin D cho trẻ

Shutterstock 1192428460 1200x800
Thay đổi tư thế cho trẻ bú

Xem thêm: Bỏ túi ngay cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vừa sạch vừa an toàn

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Bên cạnh việc chữa nấc cho trẻ thì cũng có một số cách hỗ trợ phòng ngừa trẻ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, cũng không thể ngăn ngừa một cách hoàn toàn vì đôi khi có những nguyên nhân không rõ ràng. Sau đây sẽ là một số cách phòng ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt mà Meiji muốn gửi đến các bạn:

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Giữ cho không khí xung quanh sạch sẽ

Mọi người cần giữ môi trường sinh sống sạch sẽ, thoáng mát để có thể ngăn chặn mần bệnh cũng như bụi bẩn có thể chui vào cơ thể bé gây nấc. Do đó, các mẹ nên cho trẻ mặc những bộ đồ trơn không nhiều bông vụn và vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ.

Chú ý nhiệt độ 

Vào thời điểm giao mùa, cha mẹ cần chú ý nhiệt độ phòng. Không nên để nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp. Bên cạnh đó, khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý, không được để nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông lạnh thì nên giữ ấm cho trẻ. 

Chý ý đến bữa ăn của trẻ

Các mẹ lưu ý rằng, không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để cho trẻ quá đói. Vì khi đó bé sẽ ăn vội và có thể bị sặc hoặc nấc cụt. Khi cho bé ăn nên nâng đầu trẻ lên cao để trẻ có thể hút được sữa thay vì khí trong bình.

  • Thử chia nhỏ các cữ bú của trẻ, giảm lượng bú mỗi lần đồng thời tăng số lần bú lên
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng trong khoảng 20-30 phút sau bú đồng thời nên cho trẻ ợ hơi
  • Sau khi trẻ bú xong, không nên chơi đùa quá mức với trẻ vì có thể gây cho trẻ nấc cụt thậm chí trớ sữa.

Các chủ đề được quan tâm nhiều nhất:

Trên đây là bài viết về Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránhMeiji mong muốn gửi đến các bậc cha mẹ. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp cho các bạn những thắc mắc về việc trẻ nấc cụt. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Bỏ túi cách tính ngày rụng trứng dễ nhớ và chính xác nhất

Có thể bạn muốn xem

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.

Xem chi tiết

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

Giải đáp ý nghĩa tiếng khóc của trẻ nhỏ

Trong những năm tháng đầu đời, tiếng khóc được coi là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi chưa biết nói. Thế nhưng để đoán ý trẻ qua tiếng khóc thì không phải bố mẹ nào cũng biết, đặc biệt là với các cặp bố mẹ lần đầu.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Theo dõi và nhận biết phân khi trẻ đi ngoài để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh

Phân của trẻ sẽ nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khoẻ của trẻ nói chung, và hệ tiêu hoá nói riêng. Bằng cách theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ, mẹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của phân như trẻ đi ngoài quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc, độ đặc… để có những xử trí tiếp theo một cách phù hợp nhất.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji