Để trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ không còn là nỗi lo của mẹ

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào trở lại lên thực quản thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể là sinh lý khi không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ hoặc là bệnh lý khi gây ra các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày

  • Dạ dày của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh với các đặc điểm: dạ dày nhỏ, nằm ngang ở vị trí cao hơn so với của người lớn. Nên dễ dẫn đến tình trạng trào ngược, nôn trớ, và có thể táo bón ở trẻ.
  • Cơ thắt thực quản dưới của trẻ hoạt động chưa hiệu quả nên thức ăn dễ trào ngược lên khi dạ dày co bóp.
  • Thời kỳ này, thức ăn của trẻ chủ yếu là các loại thức ăn lỏng, mềm (sữa, cháo…) nên dễ bị trào ngược.
  • Thông thường, trẻ hay được cho bú ở tư thế nằm ngang, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế này, dạ dày sẽ nằm ngang và dễ khiến sữa khi xuống đến dạ dày lại bị trào ngược lên miệng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày

  • Trẻ ói hoặc ọc sữa ra nhiều, qua đường miệng hoặc cả mũi.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, đêm ngủ không tròn giấc.Trẻ chậm tăng cân, nặng hơn là suy dinh dưỡng, thiếu máu kéo dài.
  • Với những trẻ lớn hơn, có thể bị đau phía sau xương ức, kèm ợ nóng khó chịu.
  • Khi có biến chứng ở đường hô hấp sẽ có các biểu hiện như ho, khò khè, khó thở.

Một số dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là bệnh lý:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bỏ bú, quấy khóc nhiều, nôn mạnh thành vòi, ho, khò khè thường xuyên, trẻ bú nhiều nhưng không tăng cân.

Biện pháp với trẻ bị trào ngược dạ dày

  • Cho ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp dạ dày của trẻ thích nghi dần với lượng ăn của mỗi bữa.
  • Đặt trẻ ở tư thế đầu cao 30 độ so với mặt phẳng ngang khi cho bú. Khi bú xong, bế vác vai trong 15 – 30 phút kết hợp vỗ nhẹ lưng giúp trẻ ợ hơi.
  • Với trẻ nhỏ bú bình, hãy luôn giữ núm vú đầy sữa khi cho trẻ bú để tránh nuốt không khí vào. Nên lưu ý khi chọn núm vú bình sữa cho trẻ, tránh những núm vú có lỗ to khiến sữa chảy nhanh, dễ làm trẻ bị sặc.
  • Thêm một lượng nhỏ ngũ cốc vào sữa mẹ hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức để làm tăng độ đặc của sữa, góp phần ngăn chặn dịch axit trong dạ dày chảy ngược lên thực quản.

Mẹ cần biết

Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Bí quyết đơn giản để mẹ sau sinh nhanh về dáng

Có thể bạn muốn xem

4 Bí Quyết Trị Táo Bón Cho Trẻ Bằng Hạt Chia Cực Đơn Giản

Hạt Chia là loại hạt nhỏ màu đen chỉ nhỉnh hơn hạt mè chút xíu, đó là hạt của cây Salvia Hispanica thuộc họ bạc hà (mint) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy rất nhỏ nhưng hạt Chia được biết đến như là loại siêu thực phẩm với nhiều lợi ích dinh dưỡng như rất giàu chất xơ, sắt, protein, Omega 3 và vitamin E.

Xem chi tiết

4 quy tắc “vàng” chăm trẻ bị sốt tại nhà

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.

Xem chi tiết

Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối

Các cặp bố mẹ trẻ nào lần đầu tiên có con chắc hẳn cũng đều rất phấn khích với những cú “đạp” của bé. Vì đó không chỉ là một vận động thông thường, một sự báo hiệu của sự sống, mà còn là thông điệp, một cách thức giao tiếp con trẻ muốn gửi tới bố mẹ chúng. Và còn rất nhiều nữa, những bí mật về lý do bé hay “đạp” mẹ vào buổi tối. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji