Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Đối với trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa của các trẻ rất dễ gặp các vấn đề khác nhau, đặc biệt là tình trạng phân có các hiện tượng bất thường. Một trong những biểu hiện khiến các mẹ lo lắng là trẻ đi ngoài phân có hạt.
Hãy cùng Meiji giải đáp thắc mắc trong bài viết trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có sao không, nguyên nhân do đâu? mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có sao không và nguyên nhân do đâu?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có sao không và nguyên nhân do đâu?

Trẻ đi ngoài có hạt có sao không?

Với những chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ, khi thấy trẻ đi ngoài có hạt đều cảm thấy hoảng hốt liệu hệ tiêu hóa của trẻ có bị ảnh hưởng bởi thức ăn mà bạn đã ăn phải hay không. 

Câu trả lời rằng, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt là hiện tượng bình thường khi trẻ đang bú mẹ. Lúc này, phân của trẻ sẽ lỏng, hơi sệt, màu vàng và có hạt lợn cợn, bọt. 

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng là hiện tượng sinh lý bình thường và đặc trưng ở trẻ này nên các mẹ không cần phải quá lo lắng nhé! Qua 2-3 tháng đầu tiên, hiện tượng đi ngoài có hạt này có thể giảm đi, lúc này phân của trẻ sẽ ổn định, đặc và mịn sánh hơn.

Nếu trẻ vẫn đi ngoài có hạt mà kèm triệu chứng khác như khóc quấy, bỏ bú thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay nhé!

Xem thêm: 3 dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt

Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng hoặc vàng thì các mẹ cần bình tĩnh theo dõi. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, hiện tượng này là hết sức bình thường và có thể tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Vì trong sữa mẹ có các chất giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng hoạt động của nhu động ruột, giúp trẻ đi ngoài dễ hơn và phân của trẻ sẽ có màu vàng, hơi lỏng, có hạt trắng nhỏ, hoặc kiểu hoa cà hoa cải.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt là do cặn sữa tích tụ
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt là do cặn sữa tích tụ

Ngoài ra, trẻ đi ngoài phân sống khi trẻ đang bú mẹ trong ba tháng đầu. Phân của trẻ sẽ có hạt trắng, chất nhầy, sủi bọt hay tách ra thành phân – nước màu dưa cải.

Nếu trẻ vẫn lên cân và sinh hoạt bình thường thì không có vấn đề gì và hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 2-3 tháng, vì do cặn sữa tích tụ hay không quen với một số chất trong đó.

Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân khác là có thể do trẻ bị lạnh bụng, ăn món lạ hoặc bị cảm mệt, sau khi chích ngừa. Trường hợp này nếu trẻ đi ngoài quá 3 lần/ngày, kéo dài, kèm sốt cao, lừ đừ, bú kém và mặt tái nhợt thì các mẹ lưu ý phải đưa bé đi khám ngay.

Xem thêm: Gợi ý 5 mẹo hay trị táo bón cho trẻ

Cách khắc phục khi trẻ đi ngoài có hạt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng một số bố mẹ vẫn lo lắng cho sức khỏe của trẻ. Một vài cách khắc phục sau đây sẽ giúp các mẹ hạn chế được trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt.

Với trẻ bú mẹ

Sữa mẹ cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho trẻ ở giai đoạn đầu đời. Vì thế, mẹ cần ăn uống đủ chất, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, không ăn các đồ tươi sống trong khi cho trẻ bú để có nguồn sữa tốt nhất.

Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thường rất ít khi bị lạnh bụng hay đau bụng. Vì vậy, nếu trường hợp trẻ có đi ngoài lẫn bọt và hạt thì vẫn an toàn.

Trẻ sơ sinh cần được bú theo nhu cầu của bé để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu. Khi bé bú no sẽ có giấc ngủ ngon và sâu, bé cũng phát triển khỏe mạnh. Mẹ nên lưu ý đến nhu cầu của bé, mẹ nhé!

Xem thêm: Làm thế nào sớm nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày là tốt nhất

Rất khó để xác định được trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày là tốt nhất. Vì mỗi trẻ sơ sinh lại có thói quen đường ruột khác nhau. Trong những tuần đầu đời, có trẻ đi thường xuyên hàng ngày, cũng có trẻ ngày đi vài lần hay ngược lại cũng có những trẻ vài ngày mới đi 1 lần. Miễn sao trẻ vẫn bú tốt, chơi ngoan, tăng trưởng đều là mẹ hoàn toàn yên tâm. 

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Qua bài viết đã giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có sao không, nguyên nhân do đâu giúp các mẹ hiểu rõ hơn và biết cách khắc phục tình trạng cũng như chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Hy vọng bài viết hữu ích đến các mẹ và trẻ nhé!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo

Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ

Có thể bạn muốn xem

Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất

Thời khắc nghe được nhịp tim của thai nhi chắc hẳn là thời khắc cảm động nhất của người mẹ trong suốt thời gian mang thai. Đây là khoảnh khắc cho thấy sự hiện diện của một thiên thần nhỏ trong cơ thể của các mẹ. Vậy mấy tuần có tim thai? Tim thai bao […]

Xem chi tiết

Cách nhận biết có thai tại nhà không cần dùng que thử

Với trình độ tiên tiến của nền y học hiện đại ngày nay, việc nhận biết mình có mang thai hay không thực sự rất dễ dàng thông qua cách sử dụng que thử thai hoặc siêu âm, xét nghiệm. Tuy nhiên, ngoài những phương pháp trên còn có nhiều cách nhận biết có thai […]

Xem chi tiết

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết

Trẻ bị sặc sữa thường xuyên mẹ không nên thờ ơ

Nôn trớ sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị sặc khi bú, mẹ cũng cần phải chú ý. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho ba mẹ để phòng tránh trường hợp trẻ bị sặc.

Xem chi tiết

Việc cần làm khi biết mình mang thai

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ cũng có những quan tâm và thắc mắc về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu mang thai là khoảng […]

Xem chi tiết

Tại sao khi mang thai phải bổ sung axit folic?

Vai trò của axit folic khi mang thai Axit folic là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, có liên quan đến việc giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung axit folic từ khi nào? Bắt đầu dùng từ giai đoạn […]

Xem chi tiết

9 cách đơn giản giúp giảm ốm nghén khi mang thai

Tình trạng ốm nghén khi mang thai Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji