Tuần thứ 18: Những điều cần biết về sự tăng trưởng của trẻ

Từ tuần thứ 18 trở đi, mẹ bầu cảm nhận được rõ nét sự tồn tại của bé trong cuộc sống của mình. Hiện tượng thai máy là một hiện tượng cực kỳ đặc biệt và thiêng liêng đối với người phụ nữ, đánh dấu nhận thức và hoạt động của con. Cùng MEIJI tìm hiểu về thai 18 tuần trong bài viết này nhé.

thai-18-tuan

Sự phát triển của thai 18 tuần tuổi

Thai nhi được 18 tuần có sự thay đổi về kích thước, cân nặng và sự hoàn thiện một số cơ quan trong cơ thể như dạ dày, hệ thần kinh, thị giác… 

Trọng lượng và kích thước khi thai được 18 tuần

Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 14,2 cm và nặng khoảng 190g. Vóc dáng của bé trông như một quả ớt chuông.

Có nên siêu âm thai 18 tuần không?

Qg QBISsl7yhrB510Bou5xhWVGUUUF5utyKoeX2Yq7zBiGaDnmhlS38JuZIQ0LzkQkHiL84 ZFFiZFF4GKGDxf5zok740ciblu5QVZiJ0T MH27em7PxPn48iKVUhzAOd5a3apRlI7Um9uT3 A
Nên siêu âm thai 4D lúc thai 18 tuần để phát hiện dấu hiệu bất thường kịp thời

Siêu âm thai định kỳ giúp cho mẹ kiểm tra, theo dõi sự phát triển và sức khỏe của con. Tuần thứ 18 là thời điểm mẹ bỉm cần thực hiện siêu âm thai kỳ để phát hiện bất kỳ điều gì bất thường xảy ra trong bào thai, giúp phòng ngừa dị tật thai nhi. Có thể sử dụng siêu âm thai 4D để nhìn thấy hình ảnh bé sắc nét và chân thực hơn. 

Thực hiện siêu âm thai theo lịch của bác sĩ nhằm mục đích sau:

  • Sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi
  • Kiểm tra và dự đoán thời gian sinh 
  • Đánh giá vị trí và tốc độ phát triển của em bé
  • Theo dõi sức khỏe thai kỳ

Xem thêm: Thai 19 tuần: Sự thay đổi mà mẹ bỉm nào cũng cần lưu ý

Dấu hiệu nhận biết thai 18 tuần khỏe mạnh

Imager 126066
Dấu hiệu nhận biết thai 18 tuần khỏe mạnh

Dấu hiệu nhận biết thai khỏe mạnh trong tuần thứ 18 chính là hiện tượng thai máy.

Thai máy là từ gọi chung cho mọi hoạt động của thai nhi khi ở trong bào thai như vặn mình, xoay người, đạp… Thai máy bắt đầu lúc thai được 7 – 8 tuần nhưng vì kích thước bé còn quá nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được rõ ràng như trong tuần thai thứ 18. 

Phụ nữ mang thai tuần 18 có thể thấy được những chuyển động cơ thể của con rõ ràng hơn. Thai nhi cử động trung bình từ 16 – 45 lần/ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần bé cử động là 50 – 75 phút. Vào thời gian con ngủ, sẽ không có hiện tượng thai máy. Giấc ngủ của con kéo dài từ 20 – 40 phút/giấc. 

Nhiều bạn lo lắng nếu thai 18 tuần chưa xuất hiện thai máy thì có vấn đề gì không thì câu trả lời là không nhé. Hiện tượng thai máy rõ hay không phụ thuộc vào vị trí nằm của bé hoặc nếu là con so thì thời gian sẽ lâu hơn. 

Hình ảnh thai nhi 18 tuần

PfW6YxTPPWh0Xqm H4DwHmIv9PyCaGtdoJ3PtLYqJ0vgCrt0B  OeVyLri IYAF4tzHYAZw0yMwfhNBXut5amLKLRAJ6uSVF6XDm4x AM4nVVq EUc6fri1NqXAsgsD7P9HMG1faRzRsWwBDyw
Hình ảnh siêu âm thai nhi 18 tuần

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 18 tuần

Những thay đổi thường gặp trên cơ thể mẹ bầu 18 tuần:

  • Đầy bụng, chướng hơi: Qua mỗi tuần thai, kích thước và chiều dài của bé liên tục tăng trưởng. Lúc này, cơ thể bé có thể đè nén phần dạ dày hoặc bụng dưới khiến mẹ thường xuyên thấy chướng hơi, đầy bụng. Nếu cảm thấy quá khó chịu, có thể thư giãn bằng cách hít thở sâu và ngồi thoải mái. 
  • Chuột rút ở chân: Hiện tượng chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm, đặc biệt khi ngủ. Để bớt tần suất chuột rút, mẹ bầu nên thực hiện duỗi chân, mát-xa chân thường xuyên. 
  • Đi tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần: Cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu liên tục kéo dài trong suốt thai kỳ vì kích thước của bé gây áp lực nhiều lên bàng quan.  
  • Chảy máu nướu răng: Nội tiết tố khi mang thai thay đổi nên nướu răng dễ bị kích thích, gây viêm nhiễm và chảy máu. Do đó, thai phụ cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và cẩn thận. Tránh chà xát răng với bàn chải quá mạnh.
  • Phù chân: Hiện tượng phù chân xuất hiện do cơ thể tích nước liên tục ở các mô. Để giảm bớt tình trạng này, thai phụ không giữ tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Rạn da: Thai nhi phát triển ngày một lớn hơn nên vết rạn da sẽ xuất hiện rõ hơn và nhiều hơn. Có thể dùng kem dưỡng da để làm dịu vùng da bụng. 

Xem thêm: Thai 20 tuần: Cần làm gì để mẹ và bé đều khỏe mạnh trong giai đoạn này?

Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi 18 tuần

FUiZwulBJiSgLy 3yEp7lH4Kr6TWtMZYwWpKCWMKwtxWFc4nNmvynHBPPFrO2T5It H7 EgOLcFSOZj GzCbUQka8J9TI2T1AWqxhq896RxSl57VjvBD0pW18Vxv3WElWz9F59l9RGKwHOL2VA
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi

Để phụ nữ mang thai có đủ sức khỏe và thai nhi phát triển tốt, cần lưu ý:

  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ cay, nóng vì nguy cơ ợ nóng rất cao và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa. 
  • Bổ sung thêm thuốc nhỏ mắt để hạn chế tình trạng khô mắt, mỏi mắt vì hormone cơ thể thay đổi rất nhiều trong giai đoạn này. 
  • Có thể ăn tất cả các loại hải sản nếu không dị ứng, nhưng nên hạn chế dùng cá thu, cá mập, cá kiếm và cá chình vì chứa nhiều chất thủy ngân có hại cho mẹ và bé.
  • Không tập thể dục hay lao động quá sức, ở cường độ cao. 
  • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu vì dễ gây chuột rút. 

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã hiểu hơn về dấu mốc bé yêu được 18 tuần. Thai 18 tuần có nhiều điểm khác biệt so với tuần thai trước. Mẹ bỉm cần lưu ý bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên được kiểm tra và tư vấn bởi bác sĩ. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo về giai đoạn thai kỳ của Meiji nhé. 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Sự phát triển của thai 17 tuần tuổi và lưu ý để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh

Thai 19 tuần: Sự thay đổi mà mẹ bỉm nào cũng cần lưu ý

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji